Khan hiếm cục bộ Vaccine 6 trong 1 do nhu cầu tăng cao
Do nhu cầu tăng đột biến, tại tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ vaccine dịch vụ 6 trong 1.
Sau một số sự cố xảy ra khi tiêm vaccine Combe Five trong Chương trình tiêm chủng mở rộng khiến nhiều người hoang mang, lo lắng rồi không dám tiếp tục dùng vaccine này mà chuyển sang tiêm phòng cho con bằng vaccine dịch vụ 6 trong 1. Do nhu cầu tăng đột biến, tại tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ vaccine dịch vụ 6 trong 1.
Anh Tú phải đi 20 cây số để đưa con nhỏ đi tiêm dịch vụ vắc xin 6 trong 1.
Video đang HOT
Sau nhiều lần đưa con lên trạm y tế huyện để tiêm vaccine 6 trong 1 nhưng đều không có thuốc, vợ chồng anh Đặng Ngọc Tú, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã phải vượt gần 20 cây số để đưa đứa trẻ chưa đầy 5 tháng tuổi lên Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk tiêm vaccine dịch vụ. Việc đưa con đi xa để tiêm vừa mất thời gian, vừa tốn kém tiền bạc, nhưng vợ chồng anh Tú không hề đắn đo, vì anh tin rằng vaccine 6 trong 1 là sự lựa chọn tốt nhất, mang lại an toàn cho con của anh khi những thông tin về phản ứng phụ sau tiêm của vaccine Combe Five đang tràn lan trên nhiều mặt báo.
Cùng chung lo lắng về vaccine Combe Five như anh Tú, chị Nguyễn Thị Loan Thảo ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng chuyển hướng sang chọn tiêm vaccine dịch vụ 6 trong 1 cho con để tránh nguy cơ phản ứng mạnh sau tiêm cho con.
Nhu cầu tiêm vaccine dịch vụ 6 trong 1 của người dân gia tăng đột biến, trong khi các phòng tiêm không nắm được lượng trẻ đăng ký nên không chủ động trong khâu nhập vaccine để dự phòng, dẫn đến tình trạng khan hiếm cục bộ.
Ông Vũ Văn Đủ, bác sĩ tư vấn và giải quyết các vấn đề trước và sau tiêm, Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết, 4 tháng đầu năm nay, Trung tâm đã nhập 600 liều vaccine 6 trong 1, nhiều hơn 200 liều so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng cũng không đủ để cung cấp nhu cầu tiêm cho người dân
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết: lo lắng, bất an sau mỗi lần đưa con đi tiêm phòng là tâm lý chung của rất nhiều phụ huynh. Đặc biệt, trong những ngày qua khi thông tin trẻ tiêm vaccine Combe Five ở một số tỉnh bị phản ứng và có trẻ tử vong càng khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng hơn.
Tuy nhiên, bác sĩ Phạm Văn Lào cho rằng, các bậc phụ huynh hãy chọn lọc thông tin một cách sáng suốt, đừng chạy theo vaccine dịch vụ mà bỏ qua thời kỳ vàng để tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ, nhất là trong thời điểm từ 2 – 12 tháng tuổi các mũi tiêm cần được tiêm liên tục, đúng lịch. Thay vì chờ đợi vaccine dịch vụ 6 trong 1, các bậc phụ huynh nên tin tưởng vào việc tiêm vaccine Combe Five trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
“Người dân cũng nên có nhận thức cho đúng, Combe Five không đến mức độ như người dân quá lo lắng. Người dân cứ đi tiêm vì hiện nay ngành y tế chúng tôi cũng đã làm việc khám sàng lọc, đánh giá, chỉ định tiêm rất chắc chắn cho các cháu, nếu cháu nào đảm bảo chắc chắn tiêm được thì chúng tôi sẽ tiêm, còn những cháu nào có vấn đề gì nghi ngờ thì bản thân ngành y tế phải chịu trách nhiệm vấn đề đó, nên người dân cứ yên tâm tiêm Combe Five để giảm bớt gánh nặng về kinh tế và đảm bảo sức khỏe cho các cháu”, bác sỹ Lào nói thêm./.
Theo VOV
Triển khai tiêm phòng đợt 1 cho đàn gia súc, gia cầm
Thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2019, căn cứ vào tổng đàn số con nuôi thực tế, tỉnh đã giao chỉ tiêu tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm từng địa phương.
Người chăn nuôi huyện Hậu Lộc tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn.
Trên cơ sở chỉ tiêu giao, Chi cục Thú y tỉnh đã thực hiện cấp vắc-xin, hóa chất để các địa phương triển khai tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Các địa phương trong tỉnh cũng đã chủ động xây dựng phương án, phân công cán bộ tổ chức tiêm phòng đợt 1 năm 2019 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Tính đến cuối tháng 2-2019, toàn tỉnh đã tiêm vắc-xin cúm gia cầm H5N1 cho 130.500 con, đạt 1,05% diện tiêm; tiêm vắc-xin dại cho 40.000 con chó mèo, đạt 11,13% diện tiêm; tiêm vắc-xin tụ huyết trùng cho 35.600 con trâu, bò, đạt 11,64% diện tiêm; tiêm vắc-xin lở mồm, long móng cho 150.000 con gia súc, đạt 49,07% diện tiêm; vắc-xin tụ dấu lợn tiêm được 23.695 con, đạt 4,83% diện tiêm và tiêm vắc-xin dịch tả lợn cho 41.830 con, đạt 8,52% diện tiêm.
Tiến Xuân
Theo Baothanhhoa.vn
Cả người lớn, trẻ em đều nên tiêm phòng sởi Đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh trên người đã diễn biến phức tạp với số ca mắc sởi tăng nhanh. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Người dân đang lo lắng về sự bất thường của dịch...