“Khai quật” dòng sông có thể luộc chín bất kỳ sinh vật nào
Một nhà khoa học người Peru đã phát hiện ra dòng sông kỳ bí có nước sôi sùng sục ở khu rừng Amazon.
Hơi nóng từ dòng sông bốc hơi giữa rừng Amazon.
Truyền thuyết kể lại rằng sau khi quân xâm lược Tây Ban Nha giết vị hoàng đế cuối cùng của Inca, đội quân này tiến vào rừng Amazon để tìm vàng. Thế nhưng khi trở lại, những người lính kể cho nhau nghe câu chuyện kinh hoàng về rắn ăn thịt người, nước độc và dòng sông có nước sôi ùng ục.
Nhà vật lý địa chất Andrés Ruzo không xa lạ gì với truyền thuyết về dòng sông nước sôi nhưng không tin là nó có thật. Theo ông, phải cần rất nhiều nhiệt lượng để làm nóng một con sông nhỏ huống chi lưu vực Amazon lại không nằm gần núi lửa nào đang hoạt động.
Thế nhưng ngay cả dì của ông cũng từng nói rằng đã tận mắt nhìn thấy trong con sông đó. Mặc dù bị cuốn hút bởi những câu chuyện kể, ông cho rằng truyền thuyết chỉ là truyền thuyết, cho đến khi ông tận mắt thấy dòng sông này.
Video đang HOT
“Tôi hỏi đồng nghiệp ở trường đại học, cơ quan chính phủ, công ty dầu khí, mỏ liệu dòng sông này có tồn tại và câu trả lời luôn là không,” ông kể.
Năm 2011, ông theo dì vào rừng để tìm kiếm dòng sông trong truyền thuyết và tìm thấy một dòng sông dài 6km, rộng 25m và sâu 6m nằm trong vùng địa nhiệt thuộc lãnh thổ của người Asháninka. Nước nóng đến nỗi có thể pha cả một ấm trà và gây bỏng độ ba cho con người chỉ trong tích tắc. Tại một vài điểm, nước nóng đến mức người rơi vào sông có thể mất mạng trong tức khắc.
“Con người có máu nóng chảy qua huyết quản và trái đất cũng có những mạch nước nóng chảy qua các đới đứt gãy khắp nơi,” Ruzo cho biết.
Hiện Ruzo đang tìm cách cứu lấy dòng sông có một không hai này vì môi trường xung quanh đều đã bị tàn phá và nếu không có hành động can thiệp kịp thời, khu vực này sẽ biến mất vĩnh viễn.
Ngô Vân
Theo Dantri
Dòng sông luộc chín mọi thứ trong rừng rậm Amazon
Với nhiệt độ trung bình gần 90 độ C, một dòng sông dài khoảng 6,4 km nằm sâu trong rừng Amazon có thể luộc chín mọi thứ chẳng may rơi xuống nước.
Dòng sông kể trên từ lâu đã trở thành huyền thoại ở Peru nhưng không ai phải cũng có cơ hội chiêm ngưỡng.
Nhà địa chất học người Mỹ Andres Ruzo lần đầu tiên nghe kể về con sông kì lạ mang tên Mayantuyacu từ ông nội của mình. 12 năm sau đó, ông lại được nghe dì mình kể tiếp. Lúc đó, ông nghĩ hiện tượng này không thể là sự thật.
Sông Shanay-timpishka. Ảnh: Devlin Gandy
Trí tò mò nổi lên, ông Ruzo quyết đi tìm hiểu về dòng sông "nước sôi" mang tên Shanay-timpishka (nghĩa là "sôi sục với hơi nóng mặt trời"). Năm 2011, ông Runzo đã vào rừng Amazon để tìm kiếm con sông theo sự chỉ dẫn của người dì.
Khi bắt đầu hành trình, ông chỉ nghĩ có thể gặp một dòng sông ấm áp ở rừng Amazon nhưng những gì ông chứng kiến lại khác hẳn. Ông phát hiện ra dòng sông có nhiệt độ lên đến 86 độ C này ở khu vực sinh sống của người Ashaninka tại vùng Mayantuyacu.
Con sông, với đoạn rộng khoảng 25 m và sâu 6 m, có dòng nước đủ nóng để pha trà và nhiều đoạn thậm chí sôi thật sự. Ông Ruzo kể lại: "Tôi nhúng tay xuống dòng sông và tôi bị bỏng cấp độ 3 chưa đầy nửa giây. Nếu ngã xuống đó, tôi có thể mất mạng".
Nhiều khúc sông có nhiệt độ nóng đến nỗi bất kỳ con vật nào rơi xuống sẽ bị nấu chín ngay lập tức. "Tôi chứng kiến chúng cố bơi lên bờ song thịt chúng dần dần bị chín đến tận xương. Chúng đuối dần cho đến khi nước nóng tràn vào miệng và luộc con vật xấu số từ trong ra ngoài" - nhà địa chất học kể lại.
Bất kỳ con vật nào rơi xuống sông đều bị luộc chín. Ảnh: Devlin Gandy
Nhiệt độ dòng sông lên đến 86 độ C. Ảnh: Devlin Gandy Dòng sông dài khoảng 6,4 km nằm sâu trong rừng Amazon. Ảnh: Devlin Gandy
Ông Ruzo cho rằng cần có một nguồn nhiệt mạnh để đun sôi một dòng sông nhỏ nhưng lạ lùng là con sông nói trên lại nằm cách xa trung tâm núi lửa gần nhất đến 700 km.
Các nghiên cứu và phân tích do nhà vật lý địa chất này chỉ ra rằng nước sông Shanay-timpishka bắt nguồn từ những cơn mưa. Sau khi rơi xuống, nhiều khả năng nước mưa thấm sâu xuống lòng đất, nơi chúng được đun nóng bởi địa nhiệt của trái đất trước khi chảy vào rừng Amazon.
Ông giải thích: "Con người có máu nóng luân chuyển khắp huyết mạch thì trái đất cũng có các mạch nước nóng. Khi những mạch này lên đến bề mặt trái đất, chúng ta có hố khí nóng, suối nước nóng và cả dòng sông sôi".
Ông Ruzo hiện cố tìm cách bảo vệ dòng sông huyền bí khi khu vực rừng rậm xung quanh đang bị tàn phá bởi hoạt động khai thác gỗ trái phép.
Theo chuyên gia này, nếu không có hành động kịp thời, khu vực trên có thể bị biến mất hoàn toàn. Ông Ruzo nói: "Tôi nhận thấy con sông này là kỳ quan thiên nhiên và nó có nguy cơ biến mất nếu chúng ta không làm gì đó".
Con sông này được xem là huyền thoại ở Peru. Ảnh: Devlin Gandy
Nguồn: Daily Mail
Xuân Mai (Theo Daily Mail)
Theo_Người lao động
Những khu rừng cổ xưa nhất trái đất Những khu rừng cổ nhất còn tồn tại tới ngày nay đã hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu năm tuổi. Du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời tại đây. Rừng Tarkine, Australia: Nằm trên đảo Tasmania biệt lập, rừng Tarkine đã bén rễ trên trái đất từ cách đây 300 triệu năm. Đây là dải rừng ôn đới lớn...