Khách quốc tế ấn tượng gì với văn hoá ẩm thực Việt Nam?
Tạp chí du lịch The Culture Trip nêu bật những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam ghi dấu trong lòng mỗi vị khách quốc tế từng ghé thăm đất nước.
Ẩm thực là một trong những nét văn hóa hấp dẫn, độc đáo của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Giống với những món ăn truyền thống của các nước châu Á, ẩm thực Việt Nam đáp ứng đủ những yếu tố về sức khỏe và tâm lý cho thực khách.
Mỗi món ăn Việt Nam có sự kết hợp hài hòa của 5 hương vị mặn, ngọt, chua, cay, nóng. Sự tổng hợp hài hòa mang đến những trải nghiệm sống động và đáng nhớ cho thực khách.
Bún chả, món ăn thực khách trong và ngoài nước đều yêu thích bởi nhiều hương vị chua, cay, mặn, ngọt kết hợp hài hoà. Ảnh: Stu_Spivack.
Đề cao bữa sáng ngon miệng
Du khách phương Tây đặc biệt ấn tượng với thói quen ăn sáng điều độ, bổ dưỡng của người Việt Nam. Người Việt thường dậy từ sáng sớm để bắt đầu những sinh hoạt thường nhật đầu tiên trong ngày. Đó cũng là lý do họ cần nạp nhiều năng lượng cho mỗi ngày dài làm việc, học tập.
Người Việt thường ăn sáng bằng những món ăn mềm kèm nước dùng như bún, miến, mì… Ảnh: Alpha, Guido da rozze.
Hẳn mỗi du khách đều ít khi thấy người Việt ăn sáng bằng ngũ cốc, salad hay đồ ngọt như các nước phương Tây. Họ sẽ dành thời gian thưởng thức bữa sáng giàu năng lượng với bánh mì, phở, cơm, cháo hay một xuất xôi nóng hổi kèm thịt, ruốc, trứng… để bắt đầu ngày mới.
Món phở nổi tiếng của Việt Nam là lựa chọn của khá nhiều người vào buổi sáng. Bên cạnh đó, không ít các bà mẹ nội trợ sẽ dậy từ sớm để tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho gia đình từ những món ăn tiết kiệm thời gian như bánh mì, xôi, cháo… đến bữa cơm nhẹ cho mọi thành viên quây quần.
Độc đáo món tráng miệng cho bữa ăn vặt
Video đang HOT
Với nhiệt độ nóng ẩm ở Việt Nam, người Việt có xu hướng thích những món tráng miệng thanh mát dạng lỏng như chè, nước ép, sữa… Du khách quốc tế đến Việt Nam cũng sẽ có cơ hội thưởng thức những món chè nhiều thành phần và màu sắc phong phú. Các món ăn vặt đặc sắc gây ấn tượng cho thực khách các nước là chè thập cẩm, chè thái, tào phớ, chè ngô…
Chè ba màu thanh mát dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Nhật Bản. Ảnh: Kyodo Uchida.
Với người phương Tây, nếu những món tráng miệng này được dùng số lượng nhỏ sau bữa ăn thì ở Việt Nam lại khác. Người Việt thường có những bữa ăn vặt buổi xế chiều hoặc tối khi dạo quanh các quán xá trên đường. Có lẽ đây chính là lý do khách du lịch đến Việt Nam sẽ phải chuẩn bị sức khỏe khá tốt để trải nghiệm hết các món ăn phong phú làm thỏa mãn dạ dày của họ.
Văn hóa cà phê
Khi Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, không mấy ngạc nhiên khi người nước ngoài thấy văn hóa về món đồ uống đặc trưng này của người Việt khá đặc biệt. Đậm đà nhiều hương vị, cà phê Việt Nam sẽ ghi dấu ấn mạnh mẽ cho người thưởng thức, thậm chí có thể khiến người uống… say say cả ngày.
Cà phê sữa đá là đồ uống phổ biến của người Việt khi thưởng thức cà phê. Tại các tỉnh, thành phố, du khách quốc tế đều sẽ bắt gặp những quán cà phê không gian độc đáo phục vụ bên đường. Gần như với người Việt, đặc biệt là tầng lớp trung niên, cà phê là thức uống chính.
Thưởng thức cà phê sữa phin đúng kiểu Việt Nam là lựa chọn của hầu hết du khách quốc tế. Ảnh: MomentumDiem.
Dọc các tuyến phố, khách tham quan dễ dàng bắt gặp người Việt Nam ngồi nhâm nhi cốc đen đá, nâu đá… Không cần đến những quán rộng rãi, người Việt còn len lỏi đến những quán nhỏ trong ngõ, hẻm khu phố cổ để ngắm nhìn vẻ đẹp phố phường bận rộn giữa tiết trời se lạnh. Đặc biệt vào mỗi sáng cuối tuần, người Hà Nội sẽ không bỏ phí những ngày nghỉ quý báu. Họ sẽ dậy sớm, ghé những phố cà phê tìm quán quen để gặp gỡ bạn bè, đọc báo sau khi thưởng thức bữa sáng.
Món ăn làm từ máu động vật, thường là các loại gia cầm, heo, dê… Với ẩm thực dân gian Việt Nam, mỗi khi mổ những loài vật này, chắc chắn người đầu bếp sẽ không quên chuẩn bị món tiết canh cho mâm cơm nhiều món của họ.
Để có những khẩu phần tiết canh chuẩn vị, người chế biến phải dạn dày kinh nghiệm và thành thạo về kỹ thuật. Mỗi bát tiết canh bao gồm những phần thịt đã nấu chín cắt nhỏ, tiết động vật đã qua xử lý, nước mắm, rau thơm, lạc…
Người Việt ăn tiết canh thường vắt thêm chanh tươi và dùng kèm rau thơm. Các nguyên liệu nhỏ kết hợp lại đem đến vị thơm, bùi và ngậy. Ảnh: VN Stock/Shutterstock.
Người nước ngoài nào không dám thử món ăn này sẽ chỉ nghe mô tả về hương vị của tiết canh rất mát, ngậy và hơi chua. Tại nhiều vùng địa phương, mỗi dịp lễ, hội hay kỷ niệm nào quan trọng, người dân sẽ chế biến nhiều món thịt đặc sản địa phương kèm tiết canh với nhiều đồ nhắm.
Nước mắm
Nguyên liệu chính của ẩm thực Việt Nam đã cập bến không ít quốc gia trên thế giới. Trong mỗi bữa cơm của các gia đình Việt, bát nước mắm nguyên chất hoặc đi kèm chanh, tỏi ớt là không thể thiếu.
Nước mắm nguyên chất kèm ớt, chanh, tỏi luôn góp mặt trong mọi mâm cơm gia đình Việt. Ảnh: Successo Images.
Nước mắm làm từ cá cơm và muối ủ lên men. Đến đúng thời điểm, cốt nước mắm nguyên chất sẽ không còn hương vị cá quá đậm mà khi kết hợp với những thành phần khác, tạo vị mặn ngọt hài hòa.
Gia vị này là nguyên liệu phổ biến dùng trong các loại nước chấm phục vụ nhiều món ẩm thực Việt Nam như chả giò, bún chả, nộm… Thiếu đi nước mắm, có lẽ không ít món ăn Việt Nam mất đi sự hoàn chỉnh vốn có để giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Theo Zing
Trổ tài làm bánh nếp chay nhìn là muốn ăn ngay
Bánh nếp là một trong những món yêu thích của nhiều người, đặc biệt là với món nếp chay. Không bị quá ngấy, trắng ngần, dẻo thơm nhiều người chỉ cần nhìn thôi đã muốn dùng thử ngay món ngon này.
Mặc dù là món ăn ngon của ẩm thực Việt Nam, nhưng bánh nếp chay lại không quá khó làm, các bạn hoàn toàn có thể làm một đĩa bánh này mời cả nhà chỉ trong vài bước đơn giản. Công thức dưới đây sẽ giúp các bạn nhanh chóng chế biến món ngon này cho cả nhà.
Nguyên liệu để làm món ngon bánh nếp chay
Đối với nhiều người theo đạo Phật phải ăn chay tùy ngày trong tháng, bánh nếp chay sẽ là lựa chọn phù hợp, ngoài ra nó cũng tiện lợi cho những chuyến đi chơi xa, picnic, khi mang theo những chiếc bánh nép dẻo thơm trắng ngần thưởng thức trong bữa ăn nhẹ. Trước khi bắt tay vào thực hiện cách nấu món ngon này, các bạn cần phải điểm qua một số nguyên liệu cần dùng sau đây:
- Làm bánh nếp thì đương nhiên nguyên liệu chính không thể thiếu phải là bột nếp
- Vì chúng ta thực hiện làm món ngon là nếp chay nên chỉ cần có đường là đủ
- Không quên sử dụng nước nóng
- Những nguyên liệu dùng trang trí và tạo hương liệu thêm như: Lạc; vừng đen rang chín cũng không thể thiếu.
Cách làm món bánh nếp chay
Đây là món bánh dân giã quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam vì vậy mà các bạn có thể học cách nấu món ngon này khá đơn giản. Trước tiên làm bánh thì phải nhào bột. Vì là bột nếp nên bạn xác định nhào sẽ dính hơn. Bạn cho lượng bột gạo nếp đã chuẩn bị vào tô, sau đó căn lượng nước để đổ từ từ một chút một vào. Lưu ý ở đây bạn sử dụng nước nóng không phải nước nguội.
Bạn đổ lượng nước nóng vào bột rồi tiến hành nhào cho đến khi tạo thành hỗn hợp bột dẻo và mịn là được. Nếu bột vẫn còn khô, thì các bạn cho thêm xíu nước vào và lại tiến hành nhào bột tiếp. Bạn không nên cho nước nhiều quá cùng một lúc vào để tránh bột vì như vậy sẽ rất dễ khiến bột bị nhão, khó đường cứu chữa.
- Sau đó, bạn tiến hành viên bột thành các viên tròn nhỏ vừa ăn hoặc theo hình dạng bạn muốn. Dùng tay ấn nhẹ vào giữa viên bột cho chúng lõm xuống để giúp bánh nếp sau khi chín trông sẽ độc đáo, đẹp lạ hơn.
- Tiếp đó, bạn tiến hành cách nấu món ngon này ở công đoạn đun sôi nồi nước. Bạn chỉ cần cho lượng nước vừa phải sau đó cho thêm đường vào, lưu ý là cần phải làm sao để lượng đường cho vừa đủ ngọt nước. Khi nước đã sôi thì các bạn thả các viên bánh vào luộc cho đến khi bánh nổi lên báo hiệu đã chín thì có thể vớt ra bát.
- Để giúp món ăn ngon hơn các bạn nên cho thêm lạc và vừng đen. Với hai nguyên liệu này, bạn cho vào chảo rang chín xát bỏ vỏ, giã nhỏ vừa phải.
- Bạn vớt bánh ra một cái bát, sau đó đừng quên thoa một ít dầu thực vật lên cho bánh đỡ dính với nhau và trông cũng mướt mắt hơn. Cuối cùng, bạn rắc vụn hỗn hợp lạc rang, vừng rang lên bánh và có thể mời cả nhà cùng nhau thưởng thức món ngon dân giã này.
Theo Vietnamnet
Quán phở Hồi giáo níu chân khách nước ngoài giữa lòng Sài Gòn Quán của gia đình chị Sakinah nằm ở gần chợ Bến Thành bán những món ăn Việt nhưng được chế biến phù hợp với người Hồi giáo. Đường Nguyễn An Ninh, nằm ở đối diện cửa Tây chợ Bến Thành, ở trung tâm quận 1 còn được mệnh danh là khu Hồi giáo thu nhỏ của Sài Gòn. Con đường dài khoảng 100...