Insulin tác dụng kéo dài ít gây hạ đường huyết nghiêm trọng
Theo kết quả từ một nghiên cứu quan sát tại Mỹ, sử dụng chế phẩm insulin analog tác dụng kéo dài an toàn hơn so với insulin isophane tác dụng trung bình ở người cao tuổi mắc đái tháo đường typ 2.
Insulin analog (hay chất tương tự insulin) là các loại insulin được biến đổi cấu trúc và có thêm các đặc tính mới như tác dụng nhanh, tác dụng kéo dài… để đáp ứng mục đích điều trị cho từng bệnh nhân.
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học so sánh nguy cơ hạ đường huyết của hai loại insulin analog tác dụng kéo dài (insulin glargine và insulin detemir) với một loại insulin tác dụng trung bình (insulin isophane). Kết quả phân tích trên 575.008 bệnh nhân (tuổi trung bình là 74,9, với 53% là phụ nữ) cho thấy tổng cộng có 7.347 ca hạ đường huyết cấp cứu. Sau khi phân tích tương quan giữa số ca cấp cứu với loại insulin đã sử dụng kết quả nguy cơ của các insulin analog tác dụng kéo dài thấp hơn gần 30%.
Insulin tác dụng kéo dài an toàn hơn cho người bệnh cao tuổi.
TS. Elbert Huang, Đại học Chicago và TS Kasia Lipska, Đại học Yale chỉ ra nghiên cứu có hạn chế vì không cung cấp dữ liệu xét nghiệm đường huyết, tuy nhiên, họ vẫn ủng hộ nghiên cứu sẽ giúp bệnh nhân và cán bộ y tế có thể cân nhắc lựa chọn loại insulin để tránh nguy cơ không cần thiết, nhất là nhóm những người cao tuổi có nguy cơ hạ đường huyết cao khi lựa chọn insulin isophane.
Móng tay có màu vàng, mau đi khám bệnh này ngay!
Bệnh tiểu đường loại 2 khiến lượng đường trong máu của một người trở nên quá cao.
Nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2 có thể giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm hơn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Người bị tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng chưa phải là mắc bệnh tiểu đường.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người bị tiền tiểu đường thường phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm nếu không được điều trị, theo Medical News Today .
Video đang HOT
Sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2 có thể từ từ và các triệu chứng có thể nhẹ trong giai đoạn đầu. Do đó, nhiều người có thể không nhận ra rằng họ bị tình trạng này.
Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của căn bệnh mạn tính này có thể giúp người bệnh được điều trị sớm hơn, giúp giảm nguy cơ biến chứng nặng.
Có một dấu hiệu bất thường của bệnh tiểu đường trên bàn tay và bàn chân.
Hơi ửng đỏ quanh móng là triệu chứng của bệnh tiểu đường
Tiến sĩ Elizabeth Salada, thành viên của Mạng lưới Chăm sóc Sức khỏe UC San Diego (Mỹ), cho biết cô luôn kiểm tra móng tay của bệnh nhân trong quá trình khám sức khỏe định kỳ cho họ.
Tiến sĩ Salada cho biết, móng tay khỏe mạnh bình thường hơi hồng, phẳng và đều màu.
Nếu hơi ửng đỏ ở dưới móng, đôi khi là triệu chứng của bệnh tiểu đường, theo Express .
Bệnh nhân tiểu đường có thể bị đỏ quanh móng tay.
Trang web về bệnh tiểu đường Practical Diabetes cho biết, các lớp da sâu bên khóe của móng có thể phản ánh vi tuần hoàn của mao mạch.
Những người mắc bệnh tiểu đường tiến triển thường có mao mạch bị giãn ra, gây ra hiện tượng đỏ quanh móng tay.
Một số người bệnh tiểu đường có móng tay hơi vàng
Ở một số người mắc bệnh tiểu đường, móng tay có màu hơi vàng, theo Express .
Thường là do sự phân giải đường và ảnh hưởng của nó đến collagen trong móng tay.
Nhưng trong một số trường hợp, màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm móng, móng thường vàng và dễ gãy.
Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khác của bệnh tiểu đường
Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khác của bệnh tiểu đường loại 2, có thể bao gồm:
1. Thường xuyên đi tiểu
Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách lọc nó ra khỏi máu, dẫn đến đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm, theo Medical News Today .
2. Rất khát nước
Việc đi tiểu thường xuyên có thể khiến cơ thể mất thêm nước, và dẫn đến cảm thấy khát hơn bình thường.
3. Luôn cảm thấy đói
Ở người bị bệnh tiểu đường, lượng glucose ở lại trong máu mà không di chuyển đủ vào các tế bào, khiến họ cảm thấy đói liên tục.
4. Cảm thấy rất mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi này xảy ra do không đủ lượng đường di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể.
5. Nhìn mờ
Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong mắt, gây mờ mắt. Lâu ngày có thể mất thị lực vĩnh viễn, theo Medical News Today .
6. Chậm lành vết thương
Lượng đường cao trong máu có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, làm suy giảm lưu thông máu. Do đó, ngay cả những vết thương nhỏ cũng rất lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
7. Ngứa ran, tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân
Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và làm hỏng các dây thần kinh, dẫn đến đau hoặc cảm giác ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân.
8. Những mảng da sẫm màu
Các mảng da sẫm màu hình thành trên các nếp gấp ở cổ, nách hoặc bẹn cũng có thể là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
9. Ngứa và nhiễm trùng nấm men
Lượng đường dư thừa có thể dẫn đến nhiễm trùng, đặc biệt ở những vùng da ẩm ướt, như miệng, bẹn và nách.
Nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2 có thể giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm hơn, theo Medical News Today .
Leo cầu thang để kiểm tra sức khỏe tim Chuyên trang Healthline đưa tin trong một cuộc họp gần đây của Hiệp hội Tim mạch châu Âu, các nhà nghiên cứu từ Tây Ban Nha cho biết có thể đánh giá sức khỏe tim mạch của một người thông qua việc đo thời gian đi bộ lên 4 đoạn cầu thang (gồm khoảng 60 bậc thang) của họ. SHUTTERSTOCK Cụ thể, nhóm...