[Infographics] Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới
Tại hội nghị diễn ra ở thành phố Atlanta, Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này.
Theo (Vietnam )
Vì sao Hiệp định TPP có tính chất bước ngoặt?
TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới.
Hiệp định TPP chính thức kết thúc sau 5 năm đàm phán với vô số bất đồng và trở ngại.
Từ ngày 30/9 đến ngày 4/10/2015, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Mỹ đã họp tại Atlanta, Hoa Kỳ, để tìm kiếm thỏa thuận nhằm kết thúc toàn diện đàm phán.
Chính thức kết thúc đàm phán lịch sử
Video đang HOT
Sau 5 ngày đàm phán, kéo dài hơn dự kiến ban đầu 3 ngày, các Bộ trưởng đã đạt thoả thuận về tất cả các vấn đề còn tồn tại, trong đó có những vấn đề quan trọng như mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, các quy định về lao động, doanh nghiệp nhà nước... chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định TPP sau hơn 5 năm đàm phán.
Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21. Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước...
Trả lời tại cuộc họp báo về kết quả đàm phán diễn ra ngay trong tối ngày 5/10 tại Atlanta, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói: "Trong 12 nước thành viên, Việt Nam và Malaysia là những nước có nền kinh tế kém phát triển nhất. Tuy nhiên, chúng tôi cam kết sẽ vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành mọi nghĩa vụ, quyền hạn của mình".
Đánh giá về tác động của TPP đến nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay: "Ngành dệt may có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, khi tham gia TPP nghĩa là ngành dệt may của Việt Nam có cơ hội phát triển nhanh hơn. Đồng thời, mang lại lợi ích cho người nghèo vì ngành cần đến hàng triệu lao động. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nước TPP đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may của Việt Nam."
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, với các kết quả đàm phán đã đạt được, Hiệp định TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định. Hiệp định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước TPP; tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân; thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh; thúc đẩy minh bạch hóa và quản trị tốt; đồng thời củng cố các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.
Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức hạn chế, không mở rộng thêm thuế xuất khẩu trong tương lai; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; mở cửa đấu thầu mua sắm của các cơ quan trực thuộc Chính phủ; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
"Nhận thức được việc các doanh nghiệp và người dân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hết sức quan tâm tới các cam kết cụ thể của Hiệp định, các nước tham gia TPP sẽ cố gắng hoàn tất việc rà soát pháp lý các văn kiện của Hiệp định trong thời gian sớm nhất để có thể sớm công bố rộng rãi các cam kết về mở cửa thị trường tới người dân và các doanh nghiệp", Bộ Công Thương cho biết.
5 đặc điểm chính mang tính bước ngoặt
Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới.
Thứ nhất, Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa, dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.
Thứ hai, TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.
Thứ ba, TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Thứ tư, TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.
Thứ năm, TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một số nội dung điều chỉnh chính
Về thương mại hàng hoá, các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp. Việc tiếp cận mang tính ưu đãi thông qua Hiệp định TPP sẽ làm gia tăng thương mại giữa các nước TPP với thị trường gồm 800 triệu dân và sẽ hỗ trợ cho việc làm chất lượng cao tại tất cả 12 nước thành viên.
Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng công nghiệp sẽ được thực hiện ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất. Các Bên cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu về thực hiện như là điều kiện để một số nước áp đặt cho các doanh nghiệp để được hưởng các lợi ích về thuế quan. Ngoài ra, các bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO.
Đối với hàng nông nghiệp, các bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP.
Bên cạnh việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan, các Bên TPP nhất trí thúc đẩy cải cách về mặt chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, hợp tác trong WTO để xây dựng các quy định về tín dụng xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian cho phép áp dụng các hạn chế đối với xuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh lương thực trong khu vực.
Đối với mặt hàng dệt may - mặt hàng kỳ vọng chủ lực của Việt Nam - các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may - ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP. Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn.
Để gỡ rối tình trạng "bát mỳ ống" của quy tắc xuất xứ, 12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể "có xuất xứ" và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. Bên cạnh các nỗ lực trong khuôn khổ WTO về thuận lợi hóa thương mại, các bên TPP đã nhất trí về các quy tắc nhằm thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan và bảo đảm tính chính trực trong việc quản lý hải quan.
Khi xây dựng các quy định về đầu tư, các thành viên TPP đã đưa ra các nguyên tắc yêu cầu các chính sách và bảo hộ đầu tư công bằng và không phân biệt đối xử nhằm bảo đảm nguyên tắc cơ bản của luật pháp, trong khi vẫn bảo đảm khả năng của Chính phủ các thành viên để đạt được các mục tiêu chính sách công hợp pháp. TPP nghiêm cấm "các yêu cầu thực hiện" chẳng hạn như yêu cầu về hàm lượng nội địa hoặc tỷ lệ nội địa hóa công nghệ; và tự do bổ nhiệm các vị trí quản lý cấp cao mà không quan tâm đến quốc tịch.
Phương Dung
Theo Dantri
TPP không chỉ toàn màu hồng! Theo nghiêm cứu của VEPR và TS Nguyễn Đức Thành, hôi nhâp luôn mang lai ca cơ hôi và thách thưc cho các nươc tham gia. ác ngành bị ảnh hưởng rất lớn khi Việt Nam tham gia vào TPP sẽ là chăn nuôi, doanh nghiệp phân phối - bán lẻ, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về tổng thể, hiệp định...