i bộ nhanh có thể đẩy lùi tác hại chứng mất ngủ
Mất ngủ có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm đột quỵ, bệnh tim và ung thư. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy thường xuyên vận động mức độ vừa phải – như đi bộ nhanh – có thể giúp loại trừ tác hại của chứng mất ngủ đối với nguy cơ tử vong.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu tại đại học Sydney (Úc) đã theo dõi mức độ tập thể dục, chất lượng giấc ngủ và số ca tử vong của 380.000 người Anh có độ tuổi trung bình 55, với một nửa thường xuyên ngủ không ngon giấc. Trong 11 năm nghiên cứu, hơn 15.500 người đã tử vong. Qua phân tích, các chuyên gia phát hiện tỷ lệ tử vong cao nhất thuộc nhóm những người có điểm số kém cả về chất lượng giấc ngủ và tập thể dục. Cụ thể, so với những người ngủ tốt, những người ngủ kém và không vận động có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 57%, nguy cơ chết vì bệnh tim cao hơn 67% và nguy cơ chết vì ung thư cao hơn 45%. Tuy nhiên, những người ngủ không ngon giấc lại giảm đáng kể nguy cơ chết sớm khi họ vận động nhiều.
Theo nhóm chuyên gia, tác hại của ngủ không ngon giấc sẽ được đẩy lùi nếu những người tham gia đáp ứng khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là tập thể dục vừa phải 150 phút mỗi tuần, tương đương với 20 phút đi bộ nhanh hoặc chạy bộ mỗi ngày. Công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh, nhóm nghiên cứu kết luận: “Vận động thể chất trên mức khuyến nghị của WHO dường như loại bỏ hầu hết các tác động bất lợi của giấc ngủ kém đối với nguy cơ tử vong. Kết quả nghiên cứu ủng hộ các biện pháp can thiệp nhằm thúc đẩy hoạt động thể chất và giấc ngủ để cải thiện sức khỏe”.
Dùng gừng chà lòng bàn chân 1 tuần, cơ thể thay đổi kinh ngạc
Gừng là loại gia vị quen thuộc, giúp khử mùi hôi thịt, tăng độ đậm đà cho món ăn. Không những vậy, dùng gừng chà lòng bàn chân còn nhận được tác dụng sức khỏe tích cực.
Video đang HOT
Gừng có vị cay, ấm. Theo Đông y, loại củ này có công dụng tán hàn ôn trung, phát hãn, làm ấm tỳ vị, chống nôn, sát khuẩn, giảm đau, chống viêm. Gừng còn có thể thư giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày hỗ trợ tiêu hóa.
Trong khi gừng tươi có tác dụng "phòng hàn tà nhiệt, nghẹt mũi, nôn mửa, long đờm". Gừng khô lại thích hợp dùng khi "tỳ vị hư hàn, đau bụng do lạnh, trướng bụng, thổ tả, phòng tà tiêu độc, cầm máu...".
Ngoài cách ăn trực tiếp, dùng gừng chà vào lòng bàn chân giúp mang lại tác dụng sức khỏe rõ rệt.
Cải thiện giấc ngủ. Công việc, học tập căng thẳng khiến nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ. Trạng thái này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Để cải thiện, chuyên gia khuyên nên tận dụng gừng chà lòng bàn chân trước khi nghỉ ngơi. Các chất trong gừng có khả năng thẩm thấu qua da, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu rất tốt. Trong khi đó, lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều mạch máu, được ví như "trái tim thứ hai" của cơ thể. Máu ở khu vực này thông suốt sẽ giúp bạn thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngăn ngừa ẩm ướt. Tiết trời giao mùa hiện nay khiến không khí ẩm thấp, "độ ẩm" cơ thể tăng cao. Trung Y quan niệm ẩm ướt là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật. Cơ thể con người dư ẩm quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
Dư thừa độ ẩm thể hiện rõ nhất ở bệnh viêm xương khớp dạng thấp, bệnh chàm, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, cholesterol cao, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiết dịch âm đạo nhiều, bệnh gout, tiêu chảy, tăng huyết áp... Do đó, việc bài trừ độ ẩm có ý nghĩa quan trọng.
Một trong những tác dụng của gừng là phòng hàn tà nhiệt. Kiên trì dùng chúng để chà sát lòng bàn chân mỗi tối trước khi ngủ sẽ tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố. Độ ẩm cũng được bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi.
Đánh tan mỡ bụng. Tích mỡ vùng bụng bắt nguồn từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất do ăn nhiều. Thứ hai do độ ẩm cơ thể quá lớn. Lúc này, dùng gừng chà lòng bàn chân buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng mỡ bụng.
Làm được điều này là nhờ các chất trong gừng có khả năng thẩm thấu qua da, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất. Từ đó, lượng mỡ ở bụng sẽ được "giải phóng". Mặt khác độ ẩm cơ thể cân đối sẽ tác động khiến quá trình tích mỡ không còn diễn ra mạnh mẽ như trước. Ảnh: Internet.
Mẹo ăn uống lành mạnh vào ban đêm Ăn khuya không hẳn là kém lành mạnh nếu mọi người thực hiện một chế độ ăn hợp lý, theo Insider. Ảnh: Shutterstock Chuyên gia dinh dưỡng Eleana Kaidanian, đang làm việc tại bang New York (Mỹ), cho hay có nhiều nguyên nhân khách quan khiến một người cảm thấy đói vào buổi tối muộn, chẳng hạn do đặc trưng công việc (làm...