Hôm nay Lễ Thất tịch, ăn những món đậu đỏ này để “tránh” cô đơn
Lễ Thất tịch (7/7 Âm lịch) được coi là lễ Valentine của người phương Đông. Tương truyền, ăn đậu đỏ vào lễ Thất tịch cũng là một cách để cầu nhân duyên may mắn.
Lễ Thất tịch là ngày 7/7 Âm lịch hay còn được coi là Valentine (lễ tình nhân) của người Phương Đông. Vào ngày này, người dân một số nước như Việt Nam, Trung Quốc dành sự tưởng nhớ đến chuyện tình yêu bị chia cắt, phải sống trong cảnh nhung nhớ nhau cả đời và họ chỉ được gặp nhau duy nhất 1 lần trong lễ Thất tịch của chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ.
Ở Việt Nam, tích Ngưu Lang – Chức Nữ có nhiều dị bản, nhưng về cơ bản đều cho rằng Ngưu Lang là một chàng trai chăn bò hiền lành, có duyên kì ngộ gặp và đem lòng yêu nàng tiên Chức Nữ (con út của Ngọc Hoàng). Tuy nhiên tình cảm của cả hai bị ngăn cấm rồi bị chia cắt, không thể gặp nhau bởi dòng sông Ngân Hà. Quá đau lòng, cả hai khóc than bên dòng sông. Cuối cùng, vì cảm động tình cảm đôi lứa ấy, Ngọc Hoàng liền sai đám quạ kết cánh tạo thành cây cầu Ô Thước, bắc qua sông, để cặp đôi gặp nhau mỗi năm 1 lần vào ngày 7/7 Âm lịch. Khi gặp nhau, Ngưu Lang – Chức Nữ rất vui và hạnh phúc. Vào ngày này trời thường xuất hiện những cơn mưa được gọi là mưa ngâu, tượng trưng cho nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp lại nhau. Từ đó, người ta còn gọi Ngưu Lang – Chức Nữ là “ông Ngâu, bà Ngâu”.
Dựa vào tích truyện, người ta còn truyền tai nhau, ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch cũng là một cách để cầu nhân duyên may mắn. Ai chưa có người yêu ăn đậu đỏ sẽ sớm gặp được ý trung nhân hoặc đến được với người mình đang yêu. Còn nếu đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ bạn sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững.
Dưới đây là những món ngon từ đậu đỏ bạn hãy tự làm và thưởng thức nhé. Mặc dù không rõ ăn đậu đỏ có đem lại sự may mắn thực sự cho những ai thoát kiếp độc thân hay không nhưng hương vị thơm ngon hấp dẫn do đậu đỏ đem lại cũng đáng để bạn thử vô cùng.
1. CHÈ ĐẬU ĐỎ
Nguyên liệu:
- 300g đậu đỏ
- 250g đường
- 10g bột sắt dây hoặc bột năng
- 1 lon nước cốt dừa
Cách làm:
Đậu đỏ mua về rửa sạch ngâm nước khoảng 6 – 8 tiếng cho mềm. Sau đó rửa sạch.
Cho đậu đỏ đã ngâm mềm vào nồi cùng 1l nước và nấu trong khoảng 30 – 40 phút.
Bí quyết để nấu chè đậu đỏ nhanh nhừ là khi nấu cho thêm một xíu muối vào, đậu sẽ nhanh mềm hơn.
Đậu đỏ đã chín mềm thì cho đường vào khuấy cho tan.
Hòa bột sắn dây (hoặc bột năng) vào một bát con cho tan, đổ từ từ vào nồi chè đang sôi, vừa đổ vừa khuấy để bột tan hết và tạo độ sệt cho chè. Khuấy khoảng 1 phút cho bột chín hoàn toàn rồi tắt bếp.
Chè để nguội rồi múc ra bát, rưới thêm nước cốt dừa vào thưởng thức. Nếu thích ăn thêm đá thì cho đá vào thưởng thức bát chè đậu đỏ thơm ngon, mềm nhừ.
2. CHÈ ĐẬU ĐỎ THẠCH DỪA
Nguyên liệu:
- Dừa tươi lấy nước: 1 quả
- Đậu đỏ: 150gr
- Bột thạch: 20gr
- Nước cốt dừa
- Đường: vừa miệng ăn
Thực hiện:
- Đậu đỏ rửa sạch, ngâm qua đêm để hạt đậu nở.
- Thêm lượng nước vừa đủ ninh đậu đến khi đậu chín nhừ, khi đậu nhừ vớt riêng đậu ra 1 bát, nước ninh đậu để riêng.
- Đổ nước dừa ra nồi, thêm chút nước cốt dừa đóng lon (nếu thích), cho 10gr bột thạch vào nồi khuấy đều cho bột thạch tan, bắc lên bếp đun sôi, khi chín bỏ ra đổ ra âu đựng rồi cho tủ lạnh cho đông.
- Làm tương tự với phần nước ninh đậu.
- Sau khi lớp thạch dừa đã se mặt, đổ phần thạch nước đậu lên trên mặt, để tủ lạnh cho khối thạch kết dính.
- Làm nước cốt dừa chan chè: lấy 100ml nước cốt dừa lon, thêm 50ml nước, khuấy đều, đun sôi trên bếp, nêm đường vừa miệng ăn. Thêm chút bột năng để nước cốt sánh.
- Khi ăn múc đậu đỏ, thêm thạch và chan nước cốt dừa lên trên, ăn mát sẽ ngon hơn.
3. XÔI ĐẬU ĐỎ
Nguyên liệu:
- 500gr gạo nếp
Video đang HOT
- 200gr đậu đỏ
- 1 xíu muối
- Vài thìa nước cốt dừa
- Đường (nếu thích ăn ngọt)
- Muối vừng (nếu thích ăn xôi mặn)
Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch rồi ngâm nước qua đêm cho nở mềm. Đậu đỏ cũng vo sạch ngâm nước qua đêm.
- Cho đậu đỏ cùng với nước vào nồi luộc cho đến khi đậu chín mềm, đổ đậu ra rá cho ráo nước.
- Cho gạo nếp, xíu muối trộn đều rồi cho lên xửng hấp chín.
- Xôi đã chín bạn cho thêm đường, nếu thích ăn ngọt, lấy đũa xới cho xôi tơi ra rồi cho đậu đỏ vào trộn đều và hấp thêm vài phút là tắt bếp.
- Xới xôi ra đĩa rồi rắc muối vừng, rắc thêm chút dừa nạo sợi cho thêm phần hấp dẫn là có thể thưởng thức ngay thôi.
4. BÁNH RÁN LÚC LẮC NHÂN ĐẬU ĐỎ
Nguyên liệu:
- Phần vỏ bánh: 300gr bột nếp, 6 thìa đong gạt bột gạo tẻ, 280gr nước ấm, 1 xíu muối, 2 thìa cafe bột nở, 80gr khoai lang luộc chín, 1 thìa dầu ăn, 70gr đường.
- Phần nhân bánh: 200gr đỗ đỏ, 200gr đường, 1 xíu muối.
- Vừng trắng để lăn bánh.
Cách làm:
- Cho nước, đậu đỏ vào nồi đun sôi vài phút thì chắt bỏ nước rồi cho nước mới vào hầm đến khi đậu chín nhừ. Thêm đường, xíu muối vào nấu tiếp vài phút rồi đem xay nhuyễn đậu hoặc để nguyên hạt tùy ý nhé. Nếu nhân hơi ướt bạn cho vào chảo sên sơ qua vài phút cho nhân khô 1 chút là được.
- Đợi nhân đậu đỏ nguội bớt bạn viên lại thành các viên tròn để ra đĩa và bọc kín lại cho nhân không bị khô.
- Khoai lang nghiền thật nhuyễn, cho vào tô cùng các nguyên liệu phần vỏ bánh, nhồi cho bột dẻo mịn là được, sau đó bọc khối bột lại và để bột nghỉ 20 phút cho bột nở.
- Lấy khối bột ra rồi chia thành các viên đều nhau, cứ 2 phần vỏ thì 1 phần nhân. Ấn dẹt miếng bột rồi cho nhân vào và túm mép vỏ bột lại sao cho kín nhân. Vo lại cho tròn rồi lăn qua vừng sao cho bánh bám đều 1 lớp vừng bên ngoài. Làm như vậy cho hết chỗ nguyên liệu còn lại.
- Đun nóng dầu ăn (nhiều dầu) rồi nhẹ nhàng cho từng cái bánh vào chiên. Lật, đảo liên tục cho bánh chín đều. 2-3 phút sau bánh sẽ từ từ nổi phồng lên, cứ thế chiên cho bánh có màu vàng đẹp mắt thì vớt bánh ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
- Vậy là bạn đã có những chiếc bánh rán lúc lắc nhân đậu đỏ tròn trịa, giòn giòn, thơm ngon mà đẹp mắt.
5. BÁNH RÁN DOREMON NHÂN ĐẬU ĐỎ
Nguyên liệu:
- Phần vỏ bánh: 4 quả trứng gà, 90gr đường, 1 thìa mật ong, 11gr bột nở, 240gr bột mì số 8 rây mịn, 100ml sữa tươi, 1 thìa dầu ăn, 1 xíu vani.
- Phần nhân bánh: 200gr đậu đỏ, 150gr đường.
Cách làm:
Bước 1: Làm nhân bánh
- Đậu đỏ vo sạch sẽ rồi ngâm nước qua đêm cho đậu nở mềm tiếp đến cho đậu vào nồi đổ ngập nước hầm cho đến khi đậu chín nhừ, cho đậu vào máy xay mịn hoặc có thể bỏ qua bước này.
- Đổ đậu ra chảo sạch rồi thêm đường, xào sơ qua cho đến khi đậu mềm dẻo là được sau đó cho nhân vào túi nilon hoặc hộp đựng để đậu không bị khô nhé.
Bước 2: Làm vỏ bánh
- Cho trứng gà, đường vào tô to dùng máy đánh trứng đánh sơ qua cho trứng chuyển màu nhạt 1 chút thì dừng lại, thêm mật ong, sữa tươi, dầu ăn khuấy đều bằng phới lồng cho đều.
- Cho bột mì, bột nở, bột vani vào tô trứng vừa đánh rồi khuấy đều cho đến khi không còn nhìn thấy bột khô là được, để bột nghỉ 10 phút.
Bước 3: Nướng bánh
- Bắc chảo chống dính lên bếp vặn lửa nhỏ vừa, quét 1 chút dầu ăn lên chảo rồi dùng giấy nhà bếp lau bớt đi, múc 1 thìa bột đổ vào chảo sao cho bột có hình tròn đều. Đợi khoảng 30 giây mặt bánh bắt đầu xuất hiện các bọt khí li ti nổi lên thì bạn lật mặt bánh và nướng tiếp khoảng 20 -30 giây nữa là bánh chín.
- Bánh chín lấy bánh ra để trên rack cho nguội, cứ thế làm cho hết chỗ nguyên liệu còn lại.
Bước 4: Bạn lấy nhân đỗ đỏ ra, dùng thìa múc nhân trét đều vào mặt trong của bánh rồi lấy 1 cái bánh khác gắn nhẹ cho 2 miếng dính vào nhau.
Vậy là đã có 1 cặp bánh rán doremon nhân đỗ đỏ vừa ngon vừa hấp dẫn rồi. Đảm bảo cuối tuần bé có món bánh nhâm nhi đầy yêu thích.
6. MỨT ĐẬU ĐỎ
Nguyên liệu:
- Đậu đỏ: 500g
- Đường kính trắng: 500g
- Vani nếu thích
Cách làm:
- Đậu đỏ đãi sạch, nhặt bỏ hạt lép, ngâm nước khoảng 5-7h hoặc ngâm qua đêm. Nên ngâm qua đêm đủ thời gian cho hạt đậu nở mềm thì khi hầm đậu sẽ nhanh mềm hơn.
- Cho đậu đỏ vào nồi, thêm chút xíu muối rồi hầm nhỏ lửa (muối sẽ giúp cho hạt đậu mềm, bở nhanh hơn). Thời gian hầm khoảng 20-30 phút. Chú ý tránh để hạt đậu bị nát.
- Đổ đậu đỏ ra rổ để ráo. Cho đậu vào âu sạch, cứ một lớp đậu bạn phủ một lớp đường cát. Cứ làm như vậy cho đến hết. Bạn ngâm đậu cho đến khi đường tan, đậu đỏ ngấm ngọt là được.
- Đặt chảo lên bếp, sau đó cho đậu đỏ vào sên nhỏ lửa đến khi nước đường cạn, nặng tay, phần đường bắt đầu bám đều và nổi trắng, khô là được.
- Lúc này liên tục đảo đều để đường bám đều đậu đỏ. Rắc thêm ít vani để tạo mùi thơm cho món mứt đậu đỏ.
Trút mứt đậu ra khay, chờ nguội hẳn thì cho vào lọ bảo quản.
4 món ngon từ đậu đỏ "cầu duyên" ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch
Người ta tin rằng, ăn các món từ đậu đỏ như chè, xôi, thạch... vào ngày lễ Thất Tịch (mùng 7/7 Âm lịch) sẽ đem lại nhân duyên tốt.
Theo dân gian, ngày 7/7 Âm kịch hàng năm là ngày mà đôi vợ chồng Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau bên cầu Ô Thước. Vào ngày này, những cô gái gái trẻ thường trưng bày các vật dụng đặc biệt để cầu mong lấy được chồng tốt.
Ngày Thất tịch cũng có nhiều phiên bản ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Nhật Bản... Người ta còn tin rằng, những người cô đơn trong ngày này nên ăn một bát chè hoặc món ăn làm từ đậu đỏ để cầu mong nhân duyên tốt đẹp sớm đến với mình, ngoài ra cũng nên kiêng ăn các loại đỗ đen để tránh những điều không may mắn.
Dưới đây là một số món ăn từ chè đậu đỏ mà bạn có thể tham khảo:
Chè đậu đỏ truyền thống
Nguyên liệu:
- 340 gr đậu đỏ
- 300 gr đường
- 2 lít nước
Cách làm
- Bước 1: Đậu đỏ cho vào thau nước để loại bỏ những hạt sâu, hạt lép nổi lên trên. Cho ra rổ xả lại nước lạnh cho sạch rồi cho vào nồi áp suất cùng với 2 lít nước. Nếu mua được đậu tốt, hạt đều thì chỉ cần cho ra rổ xả nước lạnh sơ qua cho sạch bụi là được.
- Bước 2: Đậy kín nắp nồi áp suất lại rồi cho lên bếp đun lửa to vừa cho đến khi nồi bắt đầu xì hơi (khoảng 10-12 phút) thì hạ lửa nhỏ. Đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp (đối với trường hợp dùng bếp điện). Nếu dùng bếp gas thì đun khoảng 4-5 phút, sau đó để nguyên nồi trên bếp cho nồi xả hết hơi tự nhiên.
- Bước 3: Mở nắp nồi ra, cho đường vào chè, nấu thêm (không đậy nắp) cho chè sôi lại và đường tan hết là được.
Chè đậu đỏ bột báng nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- 200g đậu đỏ
- 20g bột báng (hạt trân châu nhỏ)
- Đường (tùy theo khẩu vị)
- 150ml nước cốt dừa
- Nửa thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ bột bắp (hoặc bột năng)
- Lạc rang vàng, giã nhỏ (tùy ý thích).
Cách làm:
- Bước 1: Đậu đỏ đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đậu xấu. Đổ nước lạnh ngập mặt đậu, ngâm qua đêm.
- Bước 2: Hôm sau xả lại nước cho sạch, đổ đậu vào nồi, thêm nước, đun đến khi ăn thử hạt đậu mềm, từ từ đổ đường vào. Đun sôi, lửa nhỏ để đậu thấm đường.
- Bước 3: Bột báng ngâm vào thố nước lạnh, ngâm từ 15 đến 20 phút đến khi bột báng nở hết.
- Bước 4: Sau khi đậu đã thấm đường, đổ từ từ bột báng vào nồi chè. Dùng muôi khuấy nhẹ tay để hạt đậu không bị vỡ, đun đến khi bột báng nổi trong là chín. Bạn nêm nếm lại vị ngọt tùy theo khẩu vị của bạn .
- Bước 5: Đổ nước cốt dừa muối, đường, bột bắp vào nồi, đun lửa nhỏ đến khi nước cốt dừa đặc lại.
- Bước 6: Khi ăn múc chè ra cốc hay ly, bên trên chan nước cốt dừa, thêm đá lạnh, rắc ít lạc lên bề mặt. Trộn đều là bạn đã có ly chè đậu đỏ ngọt mát, bùi bùi của đậu và của lạc.
Xôi đậu đỏ
Nguyên liệu:
- 2 bát con gạo nếp
- 1/2 bát con đậu đỏ
- Muối, đường
- Dừa bào sợi
- Vừng rang vàng, giã mịn, thêm muối, đường cho vừa miệng.
Cách làm:
- Bước 1: Đậu đỏ nhặt bỏ những hạt hỏng, đãi nhiều lần cho sạch, ngâm đậu vào âu nước lạnh có pha một ít muối, ngâm đậu qua đêm.
- Bước 2: Gạo nếp đãi nhiều lần cho sạch, ngâm gạo vào âu nước lạnh có pha một ít muối, ngâm qua đêm.
- Bước 3: Hôm sau xả lại nước cho thật sạch, cho đậu đỏ vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, đun đến khi ăn thử hạt đậu mềm. Sau đó đổ đậu ra rổ cho ráo nước. Tiếp theo, trộn lẫn gạo nếp và đậu đỏ vào với nhau.
- Bước 4: Đặt chõ gạo lên bếp, đun sôi, thỉnh thoảng xới đều và thêm đường vào tùy theo khẩu vị của bạn.
- Bước 5: Gạo nếp chín, xới xôi ra bát, bên trên thêm một ít dừa bào sợi và muối vừng, dùng nóng.
Thạch đậu đỏ
Nguyên liệu:
- 300 gr đậu đỏ
- 15 gt rau câu bột
- 1 bát con đường cát trắng
- Thạch đen hoặc một gói thạch sương sáo pha sẵn
- 1 lon nước cốt dừa (300 ml), 1 thìa nhỏ bột bắp, 1/2 thìa nhỏ muối, 2 thìa nhỏ đường
- Lạc.
Cách làm
- Bước 1: Đậu đỏ đãi sạch, nhặt bỏ những hạt nổi và hạt xấu. Đổ nước ngập mặt đậu, ngâm qua đêm.
- Bước 2: Đậu đỏ sau khi ngâm mềm, cho vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt, đun sôi.
- Bước 3: Khi ăn thử hạt đậu mềm bạn đổ thêm khoảng hai bát con nước lạnh và nửa bát con đường vào nồi đậu, đun lửa nhỏ để đường thấm đậu.
- Bước 4: Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn rồi tắt bếp, để nguội, múc đậu ra bát riêng.
- Bước 5: Rau câu đổ vào nồi, thêm 600ml nước lạnh, đặt lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy để rau câu tan.
- Bước 6: Khi nhìn thấy bột rau câu tan hết, bạn đổ từ từ nửa bát con đường cát trắng còn lại vào nồi, đun lửa nhỏ để đường tan. Sau khi rau câu và đường tan hoàn toàn, đổ rau câu ra thố thủy tinh sạch, rau câu từ từ đông lại. Rau câu đông cắt thành từng sợi dài.
- Bước 7: Cắt thạch đen thành từng miếng nhỏ vuông vừa ăn, nếu dùng gói sương sáo pha sẵn, bạn pha như hướng dẫn.
- Bước 8: Lạc rang vàng, xát bỏ vỏ lụa bên ngoài, giã thô.
- Bước 9: Đổ lon nước cốt dừa vào nồi nhỏ (nếu không có nước cốt dừa đóng lon bạn có thể mua dừa tươi, bào mịn, vắt lấy nước cốt), thêm bột ngô, đường và nửa thìa nhỏ muối, đun lửa với lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng thìa khuấy đều để bột ngô tan. Đun đến khi nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp, đổ nước cốt dừa ra bát thủy tinh, để nguội rồi cất vào tủ lạnh.
- Bước 10: Đổ lon nước cốt dừa vào nồi nhỏ (nếu không có nước cốt dừa đóng lon bạn có thể mua dừa tươi, bào mịn, vắt lấy nước cốt), thêm bột ngô, đường và nửa thìa nhỏ muối, đun lửa với lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng thìa khuấy đều để bột ngô tan. Đun đến khi nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp, đổ nước cốt dừa ra bát thủy tinh, để nguội rồi cất vào tủ lạnh.
Chúc bạn thực hiện thành công!
5 quán chè đậu đỏ cho ship về nhà tại TP.HCM Nhiều người tin rằng thưởng thức những cốc chè đậu đỏ ngọt dịu, mát lành trong dịp lễ Thất Tịch sẽ tìm được nhân duyên. 5 quán chè ship tận nhà dưới đây là gợi ý lý tưởng. Chè Hà Ký (Châu Văn Liêm, quận 5): Nếu muốn tìm hương chè mang phong vị người Hoa ở khu Chợ Lớn, quán là địa...