Học trực tuyến cả năm thầy trò chưa gặp mặt, đánh giá xếp loại hạnh kiểm thế nào

Theo dõi VGT trên

Nếu xếp loại hạnh kiểm tất cả học trò ở mức Tốt thì dễ vô cùng nhưng nó sẽ dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không học hành gì cũng Tốt, hệ lụy sẽ rất lớn về sau.

Tính đến thời điểm này, đa phần các trường phổ thông trên cả nước đã có kế hoạch kiểm tra học kỳ I. Đối với học sinh lớp 9 và lớp 12 đã bước vào giai đoạn ôn tập, nhiều nơi đã tiến hành kiểm tra học kỳ I.

Theo hướng dẫn hiện nay, khi kết thúc học kỳ I thì bắt buộc các nhà trường phải xếp loại học tập, hạnh kiểm (Thông tư 58) đối với học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 và xếp loại rèn luyện đối với học sinh lớp 6 (Thông tư 22).

Việc xếp loại hạnh kiểm cho học sinh ở những địa phương đang tiến hành dạy học trực tiếp thì mọi chuyện không có gì khó khăn cả nhưng những nơi đang phải dạy và học trực tuyến thì sẽ gặp nhiều bất cập.

Tuy nhiên, hiện nay chưa thấy Bộ, cũng như các Sở Giáo dục có những chỉ đạo cụ thể về việc này. Chính vì thế, nhiều nhà trường và giáo viên chủ nhiệm ở những nơi đang phải dạy học trực tuyến sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá, xếp loại học trò.

Học trực tuyến cả năm thầy trò chưa gặp mặt, đánh giá xếp loại hạnh kiểm thế nào - Hình 1

Việc xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) ở những nơi đang học trực tuyến đang lúng túng – (Ảnh minh họa: NOP/ Hoinhabaovietnam.vn)

Các văn bản hướng dẫn xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) học sinh đang hướng dẫn ra sao?

Theo hướng dẫn của Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông thì hạnh kiểm của học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt (T), Khá (K), Trung bình (Tb), Yếu (Y). Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

Đối với những học sinh được xếp loại hạnh kiểm Tốt phải đáp ứng được các yêu cầu theo điểm a, khoản 1, Điều 4 của Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT, đó là:

a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;

d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

Video đang HOT

đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân”.

Hiện, việc xếp loại hạnh kiểm theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT đang được thực hiện đối với học sinh từ lớp 7 cho đến lớp 12.

Năm nay, học sinh lớp 6 sẽ thực hiện việc xếp loại rèn luyện theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT theo 4 mức, bao gồm: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Tuy nhiên, việc đánh giá, xếp loại rèn luyện của học sinh lớp 6 khác hơn rất nhiều so với học sinh từ lớp 7 đến lớp 12.

Nếu như việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT có rất nhiều tiêu chí về nội quy, học tập, thái độ, hành vi… thì việc xếp loại rèn luyện của học sinh lớp 6 lại căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức.

- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.

- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Và, phẩm chất trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm 5 phẩm chất, đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Nếu trong điều kiện học trực tiếp bình thường, học sinh đi học và tham gia các hoạt động giáo dục đầy đủ thì việc xếp loại hạnh kiểm hay rèn luyện cho học sinh phổ thông không có gì khó khăn vì giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn sẽ căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn của các Thông tư để xếp loại.

Tuy nhiên, trong điều kiện rất đặc biệt như năm học này, nhiều địa phương vẫn đang phải dạy và học trực tuyến, việc xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) cho học trò sẽ gặp một số khó khăn nhất định.

Giáo viên nào cũng muốn xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) cho học trò mình ở mức Tốt nhưng nếu học sinh đều xếp loại Tốt cả thì sẽ bất công cho những em phấn đấu và những em không phấn đấu.

Bộ và các Sở Giáo dục cần có hướng dẫn cụ thể về việc xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) đối với những nơi đang phải dạy và học trực tuyến

Việc dạy và học trực tuyến trong năm học này ở nhiều địa phương là trường hợp bất khả kháng, là giải pháp tình thế vì dịch bệnh diễn biến phức tạp và nó chưa có tiền lệ trong ngành giáo dục.

Chính vì thế, có lẽ để cho giáo viên thuận lợi và có cơ sở pháp lý để xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) ở học kỳ I trong năm học này thì Bộ và các Sở cần có văn bản chỉ đạo cụ thể. Bởi, việc dạy và học trực tuyến hiện nay ở các nhà trường đang phải đối mặt với rất nhiều tình huống mới.

Nhiều học sinh không tương tác với giáo viên trong giờ học, nhiều học sinh chỉ đăng nhập tài khoản rồi đi đâu thì giáo viên không biết bởi giáo viên gọi thì học sinh không lên tiếng hoặc luôn có các lí do như míc hỏng, máy tính không có webcam.

Nhiều học sinh không làm bài tập, không làm bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (kiểm tra giữa kỳ). Nhiều em vắng học không phép quá số buổi quy định… Gặp những trường hợp như vậy, giáo viên gọi điện, nhắn tin nhưng nhiều em không trả lời, không phản hồi lại.

Nếu căn cứ vào Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT và Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT thì nhiều em chỉ đạt hạnh kiểm (rèn luyện) ở mức Trung bình (Đạt), thậm chí là Yếu (Chưa đạt).

Đó là chưa kể nhiều em vì các lý do khác nhau mà mấy tháng học vừa qua vẫn chưa tham gia học trực tuyến, giáo viên phải phát tài liệu hàng tuần tại nhà cho học sinh…

Nếu không có văn bản hướng dẫn cụ thể thì giáo viên chủ nhiệm – người có vai trò quyết định trong việc xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) của học trò sẽ gặp khó. Bởi, từ đầu năm học đến nay thì thầy và trò ở nhiều tỉnh phía Nam vẫn chưa biết mặt nhau.

Nếu xếp tất cả học trò ở mức Tốt thì dễ vô cùng nhưng nó sẽ dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không học hành gì cũng Tốt, hệ lụy sẽ rất lớn về sau. Nếu xếp loại học sinh ở mức Trung bình (Đạt) hoặc Yếu (Chưa đạt) thì giáo viên… không dám vì không có hướng dẫn của cấp trên.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.

Giảm áp lực cho trẻ bằng sự quan tâm tinh tế của cha mẹ, thầy cô

Nỗi đau của gia đình, nỗi trăn trở của xã hội sau vụ việc một học sinh lớp 6 thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) tự tử một lần nữa xoáy vào lòng mỗi bậc phụ huynh và thầy cô giáo suy nghĩ về vai trò, trách nhiệm của mình với con cái, học trò, nhất là trong giai đoạn học trực tuyến.

Áp lực ngày càng hiện hữu

Tuy học trực tuyến chẳng còn xa lạ nhưng thời gian trực tuyến kéo dài cộng nhiều đợt giãn cách, tình hình dịch bệnh phức tạp ở khắp mọi nơi làm cho cuộc sống của phần lớn người dân nói chung và học sinh nói riêng rơi vào trạng thái ngột ngạt, bó buộc. Trong khi đó, nhiệm vụ học tập và lượng kiến thức ngày càng dày lên; học sinh đầu cấp làm quen phương pháp học mới, học sinh cuối cấp đối mặt với những kỳ thi cùng nhiều dự định, kế hoạch... Bài học, vở ghi, dự án, bài tập thuyết trình... ở lớp học chính khóa; các chương trình học thêm, bổ trợ, hoạt động nhóm... được giao thường xuyên với tần xuất dày đặc; luôn yêu cầu học sinh hoàn thành. Và dù được giảm thời gian mỗi tiết học; tinh giản nội dung chương trình nhưng rất nhiều học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 phải học gần kín tuần, cả sáng lẫn chiều, thậm chí cả thứ Bảy, Chủ nhật. Nỗi hoang mang, lo lắng, buồn bực, hậm hực... cũng vì thế mà đầy lên. Nỗi lo cơm áo gạo tiền từ cha mẹ mà các em cảm nhận được; lời nhắc nhở, có lúc là quát mắng từ cha mẹ hoặc câu trách phạt có phần vô tâm của cô giáo, bạn bè hay kỳ vọng của người thân và của chính bản thân các em.... Tất cả tạo nên một chuỗi cảm xúc phức tạp của mỗi học trò trong giai đoạn trực tuyến. Thêm nữa, việc gắn liền với máy tính, thiết bị điện tử suốt thời gian dài trong một không gian hẹp làm các em mỏi mắt, mỏi xương cơ, đau lưng... Những điều đó gây nên hệ lụy lớn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của các em.

Giảm áp lực cho trẻ bằng sự quan tâm tinh tế của cha mẹ, thầy cô - Hình 1

Học sinh phải học trực tuyến thời gian dài do dịch bệnh

Với việc học trực tuyến, thời gian học sinh ở nhà nhiều đồng nghĩa với thời gian tiếp xúc với cha mẹ nhiều hơn. Có học sinh tâm sự rằng: "Bố em thất nghiệp gần 2 năm nay nên bố thường bảo "sắp hết ngưỡng chịu đựng rồi". Hơi có chút gì là bố lại mắng mỏ, trách giận, không cho em cơ hội giải thích. Em thấy ghét bản thân mình và những người xung quanh; em suy nghĩ nhiều, buồn cũng nhiều hơn...". Ngược lại, không ít phụ huynh phàn nàn: "Suốt ngày thấy con đóng cửa im ỉm, hỏi không nói, gọi không thưa, không biết học hành gì không hay lại điện tử, youtube, tik tok, chơi game...". Cha mẹ bận rộn ít quan tâm, hỏi han con cái. Con cũng xa cách, hoài nghi cha mẹ. Việc giao tiếp, sẻ chia trong gia đình thiếu vắng dần khiến con trẻ ngày càng nhiều tâm sự và nỗi niềm hơn...

"Học online lâu ngày, tinh thần học tập của chúng em rất uể oải. Thay vì động viên, khuyên nhủ, nhiều cô giáo lớp em có những giao tiếp manh tính mệnh lệnh đầy vô cảm: "Ai không bật mic, bật cam- kích ra khỏi lớp. Cô hỏi mà không trả lời- kích ra khỏi lớp. Cô hay xưng với bọn em là "tôi- anh/chị"... Nghe những câu nói đó, em rất căng thẳng, ngại và không có cảm hứng học nữa..."- học sinh một trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy bộc bạch.

Những tâm sự hay câu chuyện của cha mẹ, thầy cô và học sinh nêu trên cho thấy lối suy nghĩ và ứng xử tưởng chừng vô tình của người lớn nhưng có ảnh hưởng rất nặng nề, sâu sắc tới trẻ, khiến trẻ mang tâm lý tiêu cực và những áp lực vô hình này cần có người đồng hành, giải tỏa.

Ai là người sẻ chia cùng trẻ?

Hóa giải những căng thẳng tinh thần đó, hơn ai hết là người thân (cha mẹ, ông bà, anh chị em); thầy cô giáo và bạn bè- những đối tượng có mối quan hệ mật thiết với trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ, thầy cô quan tâm đến trẻ phải bằng sự thật tâm, thấu hiểu và bằng chính quan sát, cảm nhận tinh tế của mình để nhận diện được bất thường, từ đó có hướng giải quyết phù hợp.

Giảm áp lực cho trẻ bằng sự quan tâm tinh tế của cha mẹ, thầy cô - Hình 2

Trẻ luôn cần sự đồng hành, chia sẻ của cha mẹ, thầy cô để giải tỏa cảm xúc

Dưới góc nhìn khoa học và thực tiễn, theo PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh (Khoa Tâm lý - Giáo dục học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thì chúng ta dễ dàng quan sát để nhận diện được vấn đề tâm lý trẻ gặp phải qua dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ, khí sắc, hành vi, câu nói... hàng ngày của trẻ. Cha mẹ, thầy cô, học sinh cần tăng cường kết nối để thấu hiểu, cùng nhau giải quyết vấn đề, vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, các yếu tố khác như quan tâm, sẻ chia đúng cách; bao dung, suy nghĩ tích cực và chủ động vượt qua thách thức... là những yếu tố mỗi học sinh cần phải học hỏi, trang bị cho mình.

Là người thực hiện rất nhiều khóa tập huấn về tâm lý cho phụ huynh, thầy cô, học sinh, diễn giả Đỗ Thái Đăng - Giám đốc Công ty Giáo dục Nhân tài Đất Việt cho rằng: "Áp lực trong giai đoạn học trực tuyến là rất lớn khiến hầu hết học sinh xuất hiện bất ổn tâm lý. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô cần quan sát xem thái độ, biểu cảm, hành vi, lời nói của con như thế nào; cần dành thời gian lắng nghe xem cách các con đang cảm nhận về cuộc sống. Cha mẹ hãy thận trọng trong việc tỏ thái độ, lời nói thất vọng, xúc phạm các con; thầy cô nên cẩn trọng với việc phê bình, trách phạt học sinh trước lớp. Đừng đặt kỳ vọng quá lớn lên con cái, học trò bởi sẽ dễ dàng khiến trẻ sợ hãi, lo lắng. Nếu áp lực dồn nén lâu ngày không được giải tỏa rất có thể bột phát thành những hành động tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng... Cha mẹ và thầy cô giáo cũng cần phải học kỹ năng cân bằng cảm xúc cho bản thân, khi đó mới có thể có cách thức để tháo gỡ, đồng hành cùng con cái, học trò. Hãy để cho các con hiểu rằng, quanh các con luôn có thầy cô, cha mẹ, bạn bè và nhiều người để các con có niềm tin vào bản thân, có thái độ tích cực để sống tốt, học tốt".

Trong buổi lễ gặp mặt, tuyên dương những học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021, lời nhắn nhủ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã thực sự chạm đến trái tim của nhiều người; trong đó có nhắc đến vấn đề "áp lực của thành tích và Bộ trưởng ghi nhận, ngợi khen "những kết quả này là sự chỉ báo, những dấu hiệu cho thấy các em có những năng lực vượt trội, những tiềm năng lớn có thể đi xa, đạt thành công lớn trong tương lai". Bộ trưởng cũng đưa ra căn dặn: "... Các em đừng quá tự gây áp lực cho chính bản thân mình. Quan trọng là trong sự phấn đấu mỗi ngày, ngày hôm sau các em cảm thấy đã vượt lên chính mình của ngày hôm trước. Mong các bậc phụ huynh đừng quá gây áp lực cho các em. Nếu không, những tấm huy chương dành cho các em ngày hôm nay sẽ là một gánh nặng trong chặng đường sắp tới. Hãy xem những tấm huy chương là năng lượng cho chặng đường sắp tới và là sự động viên cho tương lai. Các em có thể học tiếp trong nước, các em có thể học ở nước ngoài, các em có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu các em thấy thích hợp nhưng quan trọng là bên cạnh sự rèn luyện, tri thức, năng lực làm việc, mong các em hãy quan tâm đến cách sống, quan tâm đến nghệ thuật, đến những điều mà các em có thể sống ở đời và cảm thấy hạnh phúc. Và chỉ sống một cuộc sống hạnh phúc thì các em mới có thể làm những việc lớn cho quê hương, cho đất nước và nhân loại. Dù ở nơi đâu, các em hãy thể hiện mình là người tốt, là công dân Việt Nam, đã từng nhận những tấm huy chương và nhận được sự kỳ vọng của rất nhiều người".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tóm dính cặp đôi Vbiz bí mật chờ nhau ra về ở sự kiện, "bà hàng xóm" khui tin đã về ra mắt gia đình?Tóm dính cặp đôi Vbiz bí mật chờ nhau ra về ở sự kiện, "bà hàng xóm" khui tin đã về ra mắt gia đình?
07:19:30 27/01/2025
Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gáiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gái
06:15:43 27/01/2025
Đôi nam nữ bị sát hại vào tối 27 Tết ở Nghệ AnĐôi nam nữ bị sát hại vào tối 27 Tết ở Nghệ An
07:44:26 27/01/2025
Sau 4 mối tình thất bại, Lý Băng Băng để lại tài sản khổng lồ cho cháu traiSau 4 mối tình thất bại, Lý Băng Băng để lại tài sản khổng lồ cho cháu trai
07:56:47 27/01/2025
Đi bộ 70km về quê ăn Tết trong 17 tiếng, cô gái quê Đồng Nai tiết lộ 2 ngày rợn người, không khuyến khích làm theoĐi bộ 70km về quê ăn Tết trong 17 tiếng, cô gái quê Đồng Nai tiết lộ 2 ngày rợn người, không khuyến khích làm theo
09:02:27 27/01/2025
Mối quan hệ của HIEUTHUHAI và Tăng Mỹ Hàn hiện thế nào?Mối quan hệ của HIEUTHUHAI và Tăng Mỹ Hàn hiện thế nào?
07:12:33 27/01/2025
Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?
06:25:24 27/01/2025
Mỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trangMỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trang
05:58:30 27/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi tuổi Mão 2025: Một năm có hung có cát, có tốt có xấu

Tử vi tuổi Mão 2025: Một năm có hung có cát, có tốt có xấu

Trắc nghiệm

12:47:18 27/01/2025
Tử vi tuổi Mão 2025 cho biết, năm Ất Tỵ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong sự nghiệp và tài chính; không thiếu thử thách trong tình cảm và sức khỏe
Những ngôi nhà thách thức thần chết ở Bolivia

Những ngôi nhà thách thức thần chết ở Bolivia

Lạ vui

12:42:07 27/01/2025
1/5 số ngôi nhà đã đăng ký ở Lapaz của Bolivia ở mức độ nguy hiểm cao hoặc rất cao do nằm trên vùng đất không ổn định.
Xót xa cảnh Chu Thanh Huyền bị ốm nhập viện, Quang Hải một mình chăm vợ, giặt giũ ngày giáp tết

Xót xa cảnh Chu Thanh Huyền bị ốm nhập viện, Quang Hải một mình chăm vợ, giặt giũ ngày giáp tết

Sao thể thao

12:35:21 27/01/2025
Đêm 26/1 (tức ngày 27 Tết âm lịch), hot girl Chu Thanh Huyền - vợ tiền vệ ĐT Việt Nam Nguyễn Quang Hải gây lo lắng khi chia sẻ hình ảnh trong bệnh viện.
Thiên An tiếp tục "gặp biến" gây hoang mang ngày 28 Tết

Thiên An tiếp tục "gặp biến" gây hoang mang ngày 28 Tết

Sao việt

12:33:43 27/01/2025
Sáng ngày 27/1 (tức 28 Tết), cộng đồng mạng xôn xao khi phát hiện trang fanpage cá nhân được Thiên An sử dụng để đăng tải những bài tố căng nay đã bay màu .
Nóng: Chính thức bắt giữ, dẫn độ nam diễn viên lừa bán hàng trăm đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan - Myanmar

Nóng: Chính thức bắt giữ, dẫn độ nam diễn viên lừa bán hàng trăm đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan - Myanmar

Sao châu á

12:27:17 27/01/2025
Khi vụ việc lừa bán nam diễn viên Vương Tinh bại lộ, Nhan Tuấn Phong đã bỏ trốn khỏi Trung Quốc. Cảnh sát Trung Quốc liền phát lệnh truy nã quốc tế đối với y.
Thần đồng 10 tuổi vào đại học, 13 tuổi đã tốt nghiệp nhận lương 6,8 triệu đồng/ tháng nhưng vẫn chán nản vì đánh mất tuổi thơ hồn nhiên

Thần đồng 10 tuổi vào đại học, 13 tuổi đã tốt nghiệp nhận lương 6,8 triệu đồng/ tháng nhưng vẫn chán nản vì đánh mất tuổi thơ hồn nhiên

Netizen

12:26:34 27/01/2025
Tốt nghiệp đại học từ khi còn rất nhỏ, cô gái này đã rơi vào khủng hoảng, chật vật tìm việc và rồi phải làm công việc với mức lương ít ỏi.
Đây là món ăn cực dễ nấu mà rất ngon lại làm "bừng sáng", nâng cấp mâm cơm ngày Tết

Đây là món ăn cực dễ nấu mà rất ngon lại làm "bừng sáng", nâng cấp mâm cơm ngày Tết

Ẩm thực

11:36:20 27/01/2025
Chỉ cần bạn làm theo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây là sẽ có món ngon, đẹp mắt trong bữa cơm ngày Tết. Chế biến một lần, ăn được trong nhiều ngày.
Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết

Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết

Sức khỏe

11:33:23 27/01/2025
Theo tài liệu cổ, cúc hoa trắng có tác dụng tán phong thanh nhiệt, bình can, minh mục, giải sang độc. Cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, minh mục, hạ áp. Liều dùng có thể từ 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
Huyền thoại game thế giới mở bất ngờ có khuyến mại "khủng", mức giá thấp nhất từ trước tới nay trên Steam

Huyền thoại game thế giới mở bất ngờ có khuyến mại "khủng", mức giá thấp nhất từ trước tới nay trên Steam

Mọt game

11:32:57 27/01/2025
Các game thủ không nên bỏ lỡ mất siêu phẩm đầy chất lượng này. Các tựa game thế giới mở luôn có tính chơi lại rất cao vì ở đó, có vô số những điều thú vị chờ đợi các game thủ khám phá.
6 món đồ tôi ưng "hết nước chấm", Tết năm sau xin hứa tiếp tục mua

6 món đồ tôi ưng "hết nước chấm", Tết năm sau xin hứa tiếp tục mua

Sáng tạo

11:32:18 27/01/2025
Dịp Tết năm nay, tôi thấy nhà nào cũng trang hoàng nhà cửa rất bắt mắt. Đây là cách mà đỗ nghèo khỉ là tôi trang trí nhà cửa chơi Tết: Đẹp ngất ngây lại còn rất sang!
Bắt giữ 7 đối tượng cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức bảo kê bán đào Tết

Bắt giữ 7 đối tượng cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức bảo kê bán đào Tết

Pháp luật

11:26:57 27/01/2025
Mỗi ngày các nhóm đối tượng thu được khoảng 500 - 1.000 trường hợp (tính trên đầu gốc đào). Tổng số tiền bọn chúng thu được khoảng 2 tỷ đồng.