Học sinh tử vong vì tàu lượn: Ngoại khóa, trải nghiệm có phải là đi chơi xa?
Ở các thành phố lớn, ngay cả trường mầm non cũng thường xuyên đưa học sinh trải nghiệm xa vài chục cây số vào những ngày như Halloween hay Trung thu khiến phụ huynh lo lắng.
Trước khi xảy ra vụ việc nam sinh 17 tuổi tử vong khi chơi tàu lượn ở Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (Phú Thọ) trong chuyến ngoại khóa do nhà trường tổ chức ngày 14/1, nhiều phụ huynh đã có những thắc mắc về quy trình tổ chức đi ngoại khóa cho học sinh.
Nhiều người tỏ ta lo lắng hơn nữa khi sắp tới đây, theo chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong các nhà trường, hoạt động cho học sinh trải nghiệm thực tế càng được chú trọng.
Có phải các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa là đưa học sinh đi chơi xa? Với mỗi buổi học sinh đi dã ngoại trải nghiệm, phụ huynh còn phải đóng thêm tiền, trong khi đó vấn đề an toàn cho con em mình thì phụ huynh lại không nắm được.
Bà Lê Thị Loan, Phó trưởng khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục cho rằng, với các hoạt động trải nghiệm, phải tổ chức chặt chẽ ở tất cả các khâu vì chỉ chủ quan một chút thì hậu quả khôn lường.
“Hiện nay, tại nhiều nhà trường, học sinh còn đề xuất các điểm đến mới lạ. Tôi biết có những trường ở Hà Nội còn đề xuất đi ngoại khóa tận trong Đà Nẵng và cả lớp di chuyển bằng máy bay. Có thể thấy là học sinh bây giờ thích khám phá, ưa mạo hiểm, nếu Ban giám hiệu không cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng sẽ dễ dẫn đến thỏa hiệp với học sinh.
Tôi nghĩ, các nhà trường nên tìm kiếm nơi an toàn cho học sinh hoạt động đảm bảo vừa chơi vừa học lại đảm bảo sự an toàn.
Nhiều trường tùy theo chuyên đề trải nghiệm mà đưa học sinh đến với các địa điểm. Ví như với chuyên đề học về lịch sử, ở Hà Nội thì giáo viên có thể đưa học sinh đến đền Kiếp Bạc, sông Bạch Đằng (Hải Dương) hay cho học sinh cắm trại ở làng văn hóa… là những nơi vừa an toàn, vừa giúp học sinh tìm hiểu di tích lịch sử”, bà Loan nói.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên về vấn đề “Đi trải nghiệm có nhất thiết phải đưa học sinh đi chơi xa?”, bà Lê Thị Loan khẳng định: Hoạt động trải nghiệm không phải việc đưa học sinh đi chơi xa, thu mỗi học sinh vài trăm nghìn một lần đi.
“Quan trọng là định hướng và cách tổ chức của nhà trường. Chỉ đơn thuần như cho học sinh đến vườn bách thú xem các con vật, hay tới vườn bách thảo để học sinh nhận biết cây lâu năm, cây hằng năm… đó cũng là trải nghiệm.
Đôi khi chỉ là cho học sinh hạt giống về trồng cây và theo dõi sự phát triển của cây cối, đó cũng là trải nghiệm rồi. Thậm chí, việc cho học sinh cắm trại trong khuôn viên nhà trường, tổ chức hội chợ quyên góp từ thiện cho trẻ em vùng cao cũng là hoạt động trải nghiệm rất hữu ích”, bà Loan gợi ý về hoạt động trải nghiệm.
Trồng cây trong khuôn viên trường cũng là hoạt động trải nghiệm được nhiều trường lựa chọn.
Một điều thường thấy ở các thành phố lớn là ngay cả trường mầm non cũng thường xuyên đưa học sinh trải nghiệm xa vào những ngày như lễ hội Halloween, Trung thu…
Một số phụ huynh cho rằng việc này là không cần thiết, nhất là khi học sinh mầm non hiếu động, một lớp cũng gần 20 học sinh mà lại chỉ có 2 cô giáo trông nom nên khó kiểm soát sự an toàn cho các con.
Về vấn đề này, bà Lê Thị Loan nêu quan điểm: “Tôi nghĩ việc cho học sinh trải nghiệm là cần thiết nếu chúng ta đảm bảo cho các con sự an toàn.
Hoạt động trải nghiệm giúp các con hình thành kỹ năng sống, học sinh mầm non có thể ngã nhẹ hay trêu đùa với các bạn suốt chuyến đi nhưng theo tôi thì đó là một trải nghiệm tốt cần có.
Thời của chúng tôi đâu có ai dạy bơi, dạy trồng rau hay nấu cơm… Sau này chúng tôi mới nhận thấy mình tự trưởng thành từ tất cả những hoạt động như vậy”.
Được biết, Sở GD&ĐT cũng có những quy định rõ về việc tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa. Trước khi đi, nhà trường phải lên kế hoạch rõ ràng, xin ý kiến lãnh đạo Sở GD&ĐT mới được phép cho học sinh đi trải nghiệm. Những điểm đến trải nghiệm cũng phải được thẩm định về năng lực, chức năng chứ không phải muốn đưa học sinh đi ngoại khóa ở đâu cũng được.
Học sinh lớp 3 thể hiện kiến thức về TP.HCM
Ngày 8.1, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) tổ chức các hoạt động trải nghiệm với chủ đề Học sinh tự hào là công dân thành phố anh hùng .
Học sinh lớp 3 trong hoạt động tập thể - BẢO CHÂU
Gần 300 học sinh lớp 3 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm hào hứng tham gia các hoạt động trải nghiệm để cùng nhau thể hiện sự tự hào là công dân thành phố anh hùng.
Tham gia hoạt động, các học sinh khối 3 đã cùng di chuyển bằng xe buýt điện để trải nghiệm vòng quanh quận 1 và Dinh Thống Nhất. Học sinh được tìm hiểu các cơ quan hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục đóng trên địa bàn quận và dừng chân tại Dinh Thống Nhất để tìm hiểu về sự hình thành của Dinh.
Song song đó, trường cũng tổ chức hoạt động vẽ tranh, sưu tầm văn, thơ với chủ để Tự hào là công dân thành phố anh hùng . Các em đã vẽ những bức tranh về một số địa điểm nổi tiếng như chợ Bến Thành, Bưu điện Thành phố...
Học sinh cũng được trải nghiệm với vai trò là "phóng viên nhí" khi thực hiện các cuộc phỏng vấn ngắn với thầy cô, phụ huynh và bạn bè về đề tài mà nhóm thực hiện
Học sinh trả lời câu hỏi thể hiện hiểu biết về thành phố - BẢO CHÂU
Tại buổi tổng kết hoạt động, học sinh đã báo cáo các hoạt động trải nghiệm, trưng bày các sản phẩm đã thực hiện, trình diễn các tiết mục văn nghệ. Tham gia trò chơi với 20 câu hỏi nội dung là những hiểu biết về TP.HCM thông qua phần mềm Kahoot được cài trên máy tính bảng. Những địa danh nổi tiếng, những di tích lịch sử, văn hóa của TP.HCM đã được lồng ghép vào các câu hỏi rất thú vị và nhận được sự tham gia hào hứng của học sinh.
Theo lãnh đạo nhà trường, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường nhằm đẩy mạnh giáo dục toàn diện học sinh. Khi tham gia hoạt động, các giáo viên đã đồng thời tích hợp các môn học như tập làm văn, luyện từ và câu, tự nhiên xã hội, mỹ thuật, tin học...
Từ đó, các em sẽ được tạo cơ hội rèn luyện các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, thuyết trình... Đặc biệt, điều mà nhà trường muốn hướng đến chính là giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc để xây dựng ý thức học tập, làm những việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi để xứng đáng là học sinh thành phố anh hùng.
Hải Phòng: Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh qua hoạt động trải nghiệm Dạy học tiếng Anh qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh (HS) hình thành kỹ năng tiếng Anh theo các ngữ cảnh phù hợp với năng lực tư duy, cảm xúc và tâm sinh lý của lứa tuổi. HS Trường Tiểu học Bạch Đằng tự tin biểu diễn trên sân khấu. Trường Tiểu học Bạch Đằng (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng)...