Học cách ăn những thực phẩm quen thuộc theo cách lành mạnh nhất
Có nhiều thực phẩm quen thuộc và yêu thích của nhiều người như chuối, cà chua, trứng…nếu chúng ta biết ăn đúng cách thì sẽ nhận được nhiều khoáng chất và vitamin nhất có thể.
1. Chuối: Khi lột vỏ chuối, chúng ta thường thấy có những sợi xơ dài, chạy dọc thân quả chuối, trắng muốt và thưởng tiện tay lột bỏ. Tuy nhiên sợi xơ chuối này được các nhà khoa học định danh là “bó phloem”, chúng phân phối nước và chất dinh dưỡng khắp quả. Sợi xơ chuối cũng chứa nhiều loại chất xơ hơn nên bạn đừng vứt bỏ chúng.
2. Cà chua: Luộc cà chua nghe có vẻ lạ nhưng cà chua nấu chín giải phóng nhiều chất chống oxy hóa chống ung thư, lycopene. Nó xảy ra do nhiệt phá vỡ các thành tế bào cứng hơn trong thực vật, cho phép cơ thể chúng ta hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Xào cà chua từ từ hoặc làm nước sốt nấu chín cũng sẽ rất hiệu quả.
3. Củ cải: Ngoài phần củ, lá và thân cây củ cải cũng có thể ăn được. Thân cây nấu chín cung cấp một lượng glutamine, loại axit đặc biệt giúp chữa lành cơ thể. Chúng cũng có hương vị tuyệt vời khi được chần và áp chảo trong dầu ô liu. Vì vậy, hãy ăn tất cả các phần của cây củ cải và nhận được nhiều vitamin hơn.
4. Khoai tây: Ăn khoai tây cả vỏ cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn. Trong số đó có vitamin C, vitamin B, sắt, canxi và kali. Các vitamin và khoáng chất cung cấp cho bạn năng lượng, giảm căng thẳng, có lợi cho xương và tiêu hóa của bạn. Cách tốt nhất để giữ cho vỏ có thể ăn được là nướng khoai tây.
Video đang HOT
5. Táo và cam: Hãy ăn những loại trái cây này cả vỏ! Vỏ táo có chứa chất chống oxy hóa, quercetin, có tác dụng kỳ diệu đối với tim và não của bạn. Vỏ cam có các hợp chất gọi là flavon, giúp giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch.
6. Trứng: Mặc dù trứng trở nên dễ tiêu hóa hơn khi nấu chín, nhưng nhiệt độ cao có thể làm hỏng một số chất dinh dưỡng của chúng. Ví dụ, cho vào lò vi sóng, chiên và luộc trứng chín kỹ làm giảm số lượng chất chống oxy hóa có trong trứng và làm oxy hóa cholesterol trong trứng. Điều này có nghĩa là trứng luộc chín và mềm là cách ăn lành mạnh nhất giúp tận dụng protein tốt nhất và giữ nguyên vẹn hương vị trứng.
7. Hành tỏi: Việc đập và băm nhỏ hành tây và tỏi sẽ giải phóng alliinase, một loại enzyme giúp tạo ra chất dinh dưỡng gọi là allicin. Khi ăn allicin, chúng giúp tạo ra các hợp chất khác bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tật. Ngoài ra, cả hành và tỏi đều chứa lưu huỳnh, hợp chất tốt với các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm, như gà tây, thịt bò và gan.
8. Ngũ cốc và đậu: Các hợp chất xuất hiện tự nhiên trong ngũ cốc và đậu có thể khiến chúng khó tiêu hóa. Khi bạn ngâm đậu và ngũ cốc, bạn đang giảm lượng hợp chất này, làm cho các khoáng chất bên trong có sẵn hơn và tiêu hóa dễ dàng hơn. Nó cũng giúp bạn hấp thụ tốt hơn các khoáng chất như sắt, canxi và kẽm, được giải phóng bởi nước ấm. Nếu bạn mua đậu tây đỏ, hãy ngâm và luộc chín. Nếu không, chúng có thể gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
9. Thực phẩm màu xanh lá: Tất cả thực phẩm màu xanh lá cây nên được ăn sống. Cải Brussels, bông cải xanh, bơ, rau bina và tất cả các loại rau xanh khác đều chứa các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao làm hỏng vitamin C, folate và vitamin B1 và B5, do đó, bạn nên ăn sống những thực phẩm này. Ví dụ, rau bina sống có lượng vitamin C gấp 3 lần so với rau bina nấu chín. Ảnh: BS.
Thực phẩm bổ dưỡng nhưng dễ khiến bạn gặp nguy hiểm
Trứng, sữa bò, đậu phộng hay động vật có vỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng chứa một số chất có thể khiến bạn bị dị ứng.
Sữa bò: Theo Medical News Today, dị ứng sữa là dạng phổ biến ở thời thơ ấu. Phản ứng có thể được kích hoạt bởi lượng sữa nhỏ. Phụ nữ tiêu thụ các sản phẩm từ sữa cũng có thể khiến em bé bị phản ứng dị ứng khi bú sữa mẹ. Khi dị ứng sữa, cơ thể đã phản ứng với loại protein nào đó trong sữa. Trong khi đó, người không dung nạp lactose bị thiếu enzyme cần thiết để dung nạp chất này, gây rối loạn đường tiêu hóa. Ảnh: Elcomercio.
Trứng: Đây cũng là thực phẩm gây dị ứng phổ biến ở thời thơ ấu. Khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh này sẽ hết dị ứng khi 3 tuổi. Hệ thống miễn dịch xem protein trong trứng là chất lạ tấn công vào cơ thể. Khi đó, nó sẽ sản sinh ra chất hóa học như histamine để phản ứng. Trong một số trường hợp, dị ứng trứng có thể gây sốc phản vệ. Ảnh: Parenting.
Các loại hạt: Theo Healthline, quả óc chó, hạnh nhân, hồ đào..., có thể gây phản ứng bất lợi cho những người nhạy cảm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tất cả loại hạt có thể gây sốc phản vệ. Đôi khi, những người bị dị ứng với một loại hạt cũng sẽ phản ứng với các loại hạt khác. Ảnh: Webmd.
Đậu phộng: Đây là một trong những thực phẩm phổ biến gây dị ứng, phản ứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ. Chúng chứa các chất gây dị ứng không thể bị tiêu diệt khi nấu lên. Một số người bị dị ứng đậu phộng cũng có thể phản ứng với các loại khác như đậu tương, đậu xanh, đậu tây... Ảnh: I ndia.
Động vật có vỏ: Các loại động vật có vỏ như tôm, cua, hàu, sò, trai..., có thể gây phản ứng ở một số người nhạy cảm. Dị ứng động vật có vỏ thường gây ra các phản ứng từ nhẹ đến trầm trọng, bao gồm chóng mặt, sưng môi, khó thở. Ảnh: Thelist.
Lúa m ì: Dị ứng với lúa mì cũng rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Một trong những chất gây dị ứng chính từ lúa mì là gliadin, loại protein được tìm thấy trong gluten. Do đó, những người bị dị ứng lúa mì đôi khi được khuyến cáo chế độ ăn không có gluten. Triệu chứng khi cơ thể dị ứng với protein trong lúa mì bao gồm buồn nôn, nôn ói, phát ban da, sốc phản vệ. Ảnh: Foodbusinessnews.
Đậu nành: Dị ứng đậu nành xảy ra phổ biến ở trẻ em, có thể biến mất khi 2 tuổi. Các triệu chứng dị ứng tương tự sữa, bao gồm phát ban, tiêu chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày. Một số người bị dị ứng đậu nành cũng phản ứng với sữa. Rất hiếm nghiên cứu ghi nhận đậu nành có thể gây sốc phản vệ. Ảnh: Dailymirror.
Cá: Dị ứng với cá thường gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Người lớn dễ bị phản ứng với cá hơn trẻ em vì họ ăn cá thường xuyên. Mỗi người bị dị ứng với loại protein trong các loại cá nhất định khác nhau, thậm chí dị ứng với gelatin có trong da cá. Các loại cá gây dị ứng nhiều nhất là cá hồi, cá ngừ, cá bơn. Ảnh: Lifehealth.
2 thói quen bảo quản trứng trong tủ lạnh khiến trứng nhanh hỏng, dễ gây ngộ độc Trứng là một thực phẩm phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình vì chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản sẽ khiến trứng nhanh bị hỏng, dễ gây ngộ độc. Rửa trứng trước khi bảo quản Tuy vỏ trứng khi mới mua về rất bẩn nhưng chị em tuyệt đối không được rửa sạch trước khi...