Hoạt chất mới giúp người ung thư cổ tử cung tăng 50% cơ hội sống
Hoạt chất tương quan hexose hoạt tính (AHCC) hoạt động như một liệu pháp miễn dịch giúp phòng trị ung thư liên quan virus HPV.
Ảnh minh họa
Công bố tại Hà Nội vài ngày trước, giáo sư Judith A. Smith, phụ trách Khoa Sản, Phụ khoa và Sinh sản thuộc Trường UTHealth McGovern (Mỹ) cho biết đã nghiên cứu thành công hoạt chất AHCC có tác dụng điều trị virus HPV. Kết quả nghiên cứu hoạt chất này trong từng giai đoạn đã gây chấn động giới y khoa tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới. 2018 là giai đoạn nghiên cứu gần nhất và Việt Nam là nước đầu tiên được giáo sư Judith A. Smith cùng cộng sự công bố kết quả.
Theo bà Judith, AHCC hoạt động như một liệu pháp miễn dịch. Hoạt chất này sử dụng hệ miễn dịch của chính cơ thể chống lại bệnh tật. Nghiên cứu trên con người và trên cơ thể sống cho thấy AHCC làm tăng số lượng và hoạt động của các tế bào NK (tế bào có khả năng tiêu diệt tác nhân tế bào gây hại cơ thể), tế bào đuôi gai, cytokine. AHCC cũng giúp cơ thể đáp ứng hiệu quả với chống nhiễm trùng, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn sự gia tăng của các khối u.
Hơn 260 người bệnh ung thư cổ tử cung được điều trị bằng phương pháp này tại Mỹ. Kết quả tỷ lệ sống ở người bệnh sử dụng hoạt chất AHCC lên tới 50% thay vì 25% nếu không sử dụng.
Video đang HOT
AHCC đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng tại hơn 70 trung tâm nghiên cứu, bệnh viện và trường đại học hàng đầu thế giới. Hoạt chất hiện được sử dụng tại hơn 20 quốc gia với trên 1.000 bệnh viện và các cơ sở y tế, đứng đầu là Nhật Bản, Mỹ.
Theo bà Judith A. Smith, HPV (gây u nhú ở người) là virus lây truyền qua đường quan hệ phổ biến trên thế giới. Tại Mỹ, có đến 70% người lớn ở độ tuổi quan hệ giường chiếu bị nhiễm virus HPV. Các mẫu DNA của HPV được phát hiện ở 99,7% mẫu sinh thiết ung thư cổ tử cung. Một số loại ung thư khác cũng có liên quan đến HPV, gồm ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ và ung thư dương vật.
Lê Nga
Theo VNE
Ung thư cổ tử cung gây chết 2.400 phụ nữ Việt một năm
Mỗi năm Việt Nam phát hiện mới hơn 4.100 người bị ung thư cổ tử cung và 2.400 phụ nữ tử vong do bệnh này.
Thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu Globocan 2018 vừa được công bố, ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam.
Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ mắc và tử vong thấp hơn so với ung thư thân tử cung, buồng trứng và một số vị trí khác nhờ vào chương trình tầm soát hiệu quả. Tuy nhiên ở những nước đang phát triển, tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung chưa phổ biến, căn bệnh này vẫn gây chết nhiều người hàng thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết so với các ung thư khác, thủ phạm gây ung thư cổ tử cung được con người phát hiện sớm nhất, đó là virus HPV. Có nhiều yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh, như bắt đầu hoạt động quan hệ thể xác sớm, nhiều bạn tình, có một bạn tình nguy cơ cao, mắc các bệnh lây truyền đường quan hệ, tân sinh hoặc ung thư tế bào gai ở âm hộ, âm đạo, ức chế miễn dịch như nhiễm HIV.
Sinh con sớm trước 20 tuổi, sinh nhiều con, tình trạng kinh tế xã hội thấp, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư. Ảnh: hhma.org
Theo bác sĩ Tiến, ung thư cổ tử cung thường có triệu chứng sớm. Khi có sang thương ở cổ tử cung kích thước nhỏ, lúc quan hệ hay hoạt động mạnh có thể ra dịch hay máu bất thường. Cần lưu ý đi khám khi xuất huyết âm đạo bất thường, xuất huyết sau giao hợp, tiết dịch âm đạo. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư, thậm chí giai đoạn nghịch sản tế bào.
Thời gian diễn tiến của ung thư cổ tử cung thường chậm và rõ ràng. Từ nhiễm HPV sẽ tiến triển nghịch sản nhẹ, sau đó nghịch sản trung bình, nghịch sản nặng, tổn thương tại chỗ, tổn thương vi xâm lấn, tổn thương xâm lấn sớm rồi chuyển sang tổn thương xâm lấn.
Nếu phát hiện can thiệp sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp tuỳ theo giai đoạn như đốt điện, cắt leep, khoét chóp, cắt cổ tử cung, cắt tử cung bảo tồn sinh sản, cắt tử cung tận gốc hay xạ trị tận gốc, hoá - xạ trị... Khoảng 85-90% bệnh nhân giai đoạn đầu có thể trị khỏi bệnh.
Tầm soát bằng xét nghiệm tầm soát HPV và Pap giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi cần thử Pap mỗi 3 năm một lần. Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cứ 5 năm một lần, hoặc chỉ thử nghiệm Pap cứ 3 năm một lần. Phụ nữ trên 65 tuổi tầm soát thường xuyên với kết quả bình thường không cần tiếp tục kiểm tra. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ an toàn, không hút thuốc, hạn chế uống chất kích thích, tiêm vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung...
Lê Phương
Theo VNE
Bác sĩ Trung Quốc khỏi ung thư nhờ liệu pháp miễn dịch Sau nửa năm điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, bác sĩ Zou Yuliang không còn dấu vết ung thư dù trước đó tiên lượng rất xấu. Tháng 12/2017, bác sĩ Zou Yuliang được thông báo ông chỉ còn vài tuần để sống. Ung thư đã tàn phá cơ thể ông, di căn từ gan lên phổi. Các biện pháp điều trị thông...