Hòa Bình: Trồng ra những quả cam mùi vị đặc biệt, nông dân Cao Phong cắn răng bán giá rẻ vì điều này
Thời điểm này người trồng cam ở Cao Phong ( Hòa Bình) đang chuẩn bị bước vào chính vụ thu hoạch.
Năm nay do ảnh hưởng của sâu bệnh, cũng như dịch Covid-19 đã kéo giá cam giảm xuống chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nhà vườn phải chấp nhận bán cam với giá rẻ, thập chí phải bù lỗ.
Gia đình anh Trịnh Văn Toàn (Khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) cho biết, gia đình đang có 1ha trồng cam lòng vàng, cam Canh và cam V2. Anh Toàn đã trồng cam được 7 năm.
Theo anh Toàn, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cộng với đó là tình hình sâu bệnh trên cây cam khiến chất lượng và sản lượng cũng như khâu tiêu thụ bị tác động. Giá cam giảm chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước. “Hôm nay, tôi bán xô cam Canh, quả xấu, quả đẹp đều đồng giá 17.000 đồng/kg”.
“Giá năm nay kém hơn so với năm trước. Năm ngoái cam lòng vàng đầu vụ có thể bán giá 25.000 đồng/kg. Còn như thời điểm bây giờ, cam lòng vàng quá rẻ, giá tại vườn chỉ có 12.000 đồng – 13.000 đồng/kg. Trong khi đó, chúng tôi đầu tư rất nhiều để chăm sóc cam, đến lúc thu thì không được bao nhiêu” – anh Toàn chia sẻ.
Ngoài hai nguyên nhân nêu trên, anh Toàn cũng cho rằng, hiện, một số tỉnh cũng đang đẩy mạnh phát triển cây có múi, trong đó cây cam được trồng ở khắp nơi. Đây cũng là một lý do khiến quả cam Cao Phong phải cạnh tranh nhiều trên thị trường.
Video đang HOT
Anh Toàn khẳng định, dù cây cam được trồng nhiều ở các tỉnh khác, nhưng chất lượng cũng như mùi vị của quả cam Cao Phong vẫn rất đặc biệt, hoàn toàn không thể giống với các loại cam trồng ở những vùng đất khác. “Mặc dù giá cam năm nay có rẻ hơn, nhưng ai đã từng thưởng thức cam Cao Phong đều có thể phân biệt được mùi vị đặc biệt so với các loại cam được trồng ở nơi khác”.
Năm nay, anh Toàn tính toán, với 1ha trồng cam, anh sẽ thu khoảng 30 – 40 tấn.
Anh Toàn nói: “Quanh đây đã có một số hộ mở cửa vườn để bán cam. Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu thì các vườn này cũng bán cam với giá rẻ từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg”.
Tương tự, gia đình anh Bùi Văn Hiệp (xã Bắc Phong, huyện Cao Phong) cũng đang phải chấp nhận bán cam với giá rẻ. Hiện, anh Hiệp đang có diện tích 4.800m2 trồng cam (trên 200 gốc).
Theo anh Hiệp, đây là năm thứ 6 anh trồng cam lòng vàng và cam canh, nhưng chưa năm nào anh Hiệp lại phải đối mặt với giá cam thấp như vậy.
“Thương lái vào hỏi mua cam nói là năm nay do Covid-19 nên thị trường tiêu thụ chậm. Trong khi cam ở vườn đã đến kỳ thu hoạch, nếu không bán thì cũng rụng đầy vườn. Dù giá thấp nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận” – anh Hiệp nói.
Năm 2019, anh Hiệp thu hoạch được 5 tấn cam, nhưng năm nay do sâu bệnh hoành hành sản lượng chỉ đạt khoảng 3 tấn cam. “Chi phí để chăm sóc một cây cam từ đầu vụ cho đến khi thu hoạch tốn khoảng 300.000 đồng/gốc. Vậy nên với giá bán như hiện tại chúng tôi hòa là còn may, không thì thua đậm”.
Theo số liệu thống kê, hiện nay, tại “thủ phủ” cam Cao Phong, diên tích cây ăn qua có múi trên 3.000ha. Trong đó, cây cam gần 1.700ha, quýt trên 800ha, bưởi gần 500ha. Diện tích cây thời kỳ kinh doanh trên 1.700ha, niên vụ 2020 – 2021, sản lượng dự kiến đạt 38.000 tấn.
Từ năm 2014, sản phẩm cam Cao Phong được Cục Sở hữu Trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) công nhận chỉ dẫn địa lý, từ đó đến nay giá trị kinh tế từ cây cam mang lại cho người nông dân Cao Phong đã ngày càng tăng lên. Với chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm cam, nhân dân Cao Phong đã lựa chọn nhiều giống cam tốt như : Cam lòng vàng CS1, cam Xã Đoài, cam V2, cam đường canh, cam Marrs, quýt Ôn Châu…
Đến nay, huyện có trên 1.000 ha với 759 hộ tham gia trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP; 1.147 ha được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức lễ hội cam, tham gia hội chợ thương mại tại các tỉnh bạn.
Tuy nhiên, năm 2020, do nhiều nguyên nhân tác động cùng lúc, giá cam giảm chỉ còn một nửa so với cùng kỳ năm trước đã khiến cho người trồng cam ở Cao Phong có một vụ thu hoạch cam “kém vui”.
Loại quả bé bằng quả trứng cút, tưởng là quả dại, hóa ra lại là đặc sản vô cùng đắt giá
Loại quả này trông rất giống dưa hấu, thường thì chỉ bé bằng quả trứng cút, khi chín sẽ dần chuyển sang màu đỏ.
Loại quả dại này được gọi là "mã bảo qua", phần lớn được tìm thấy ở quanh các khu đất trồng trọt của nông dân, vì dây leo của chúng khá dài, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng nên người nông dân khi gặp loại quả này sẽ lập tức cắt bỏ. Những người không biết sẽ nghĩ rằng chúng là một loại dưa hấu hoang. Mã bảo qua có kích thước rất nhỏ, chỉ bé bằng đồng xu hoặc quả trứng cút, quả to nhất cũng chỉ to như quả trứng gà, bên trong quả có rất nhiều hạt và hạt có thể được sử dụng để chiết xuất dầu.
Mã bảo qua có kích thước chỉ bằng đồng xu
Không chỉ vậy, mã bảo qua còn có giá trị y học, chúng được liệt vào danh sách thuốc Đông y Trung Quốc, có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa ngộ độc rượu, ngoài ra, còn có tác dụng làm đẹp, giúp giảm nếp nhăn.
Mã bảo qua có giá 40 tệ nửa cân
Trước đây, loại "quả dại" này không được coi trọng ở các vùng nông thôn, nông dân thậm chí còn chặt bỏ vứt đi cho gia súc ăn, nhưng hiện tại, các vùng nông thôn ở phía khu vực bắc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã trồng rất phổ biến loại quả này, và hầu hết chúng được mua về để chiết xuất dầu. Giá cả thị trường của mã bảo qua rơi vào khoảng 40 nhân dân tệ nửa cân (khoảng 135 nghìn đồng), một mức giá đắt đỏ so với các loại trái cây khác, thậm chí còn ngang bằng với giá của những loại cherry thông thường, loại quả được mệnh danh là "quả quý tộc" tại Trung Quốc.
Bắc Giang: Cà chua VNS390 là giống gì mà thương lái rất thích mua, nông dân thu nhập tới 300 triệu/ha? Với đặc tính khả năng đậu quả cao, kháng bệnh xoăn lá và hạn chế héo xanh rất tốt, năng suất đạt 4 tấn/sào, giống cà chua VNS390 của Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đang được bà con nông dân Bắc Giang và thương lái rất ưa chuộng. Cà chua VNS390 cho năng suất cao hơn 30% Đã nhiều năm...