Ho, sổ mũi ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Ho, sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm họng, viêm phế quản…
Nguyên nhân gây ho, sổ mũi ở trẻ
Tai mũi họng được xem là cửa ngõ của hệ hô hấp, phần hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc và được bao phủ bằng lớp thảm nhầy giúp giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn để bảo vệ mũi xoang. Nếu các biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc có dị vật, hóa chất, khối u, viêm nhiễm… sẽ khiến cho các tuyến tiết chế nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, từ đó xuất hiện hiện tượng chảy nước mũi, ho.
Ho, chảy nước mũi có thể tự hết, nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm phế quản…
Người ta ghi nhận tình trạng ho, sổ mũi ở trẻ thường là do viêm mũi dị ứng. Ở người bị viêm mũi dị ứng, các triệu chứng của bệnh bao gồm: Ngứa mũi có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng, hắt hơi thường thành từng tràng dài liên tục, chảy nước mũi, ho khan, nghẹt mũi…
Người bị viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện ho, sổ mũi do tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, mùi thức ăn, lông chó mèo, do tâm lý. Bệnh thường liên quan đến các bệnh dị ứng khác như hen, chàm da…
Ho, sổ mũi còn do nguyên nhân cảm lạnh, bệnh biểu hiện với triệu chứng chảy nước mũi kèm ho và có thể sốt nhẹ. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa, nguyên nhân phổ biến của cảm lạnh là do virus. Thông thường sau 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm. Ở trẻ em tần suất bị cảm lạnh cao hơn người lớn. Cần biết rằng khi nước mũi chuyển sang màu xanh vàng, đặc có thể không phải là biểu hiện của bội nhiễm.
Cảm lạnh nếu kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc khởi phát cơn hen phế quản cấp.
Thời tiết lạnh như hiện nay khiến tình trạng ho, sổ mũi xảy ra thường xuyên hơn, nguyên nhân hay gặp là do cúm. Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra và rất dễ lây lan. Đây là một bệnh diễn tiến cấp tính, nhưng thường tự giới hạn. Cúm có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, với các biểu hiện điển hình như đau đầu, sổ mũi, đau họng… nếu nặng thì có thể suy kiệt, thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ sốt cao đột ngột, kèm rét run hay ớn lạnh. Mệt mỏi, chán ăn, đau cơ khớp, sổ mũi, đau họng và ho khan cũng là triệu chứng của bệnh. Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ sốt cao liên tục, mệt mỏi chán ăn, đau cơ khớp kèm với tổn thương thanh – khí – phế quản. Tuy nhiên, sốt ở cúm thường kéo dài 2 – 5 ngày rồi giảm đột ngột và phần lớn bệnh tự hồi phục sau 1 tuần.
Ngoài ra, ho, sổ mũi còn do các nguyên nhân như: Viêm VA, viêm xoang.
Nhìn chung ho kèm theo sổ mũi do các nguyên nhân thông thường nếu được điều trị đúng cách, người bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày.
Ho, sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Ảnh minh họa.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi cần làm gì?
Khi trẻ bị ho, sổ mũi nhiều, nếu lo lắng thì cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Việc chăm sóc trẻ ở nhà vô cùng quan trọng, khi trẻ sổ mũi và ho sẽ dễ bị ngạt mũi, nôn trớ. Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý, điều này sẽ giúp làm ẩm niêm mạc mũi, long – loãng đờm.
Cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi đi ra ngoài. Cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh, thuốc ho cho trẻ. Nhiều người có thói quen khi trẻ ho là cho trẻ uống thuốc kháng sinh, tuy nhiên không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng có tác dụng.
Bởi ho, sổ mũi thường là do virus, trong khi đó thuốc kháng sinh không có tác dụng với đối với virus, vì thế trong trường hợp này cha mẹ không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Việc uống kháng sinh nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của trẻ sẽ yếu đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi hơn. Khi bội nhiễm thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm phù hợp.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng khoa học, bữa ăn gồm 4 nhóm bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, chất kẽm, sắt chẳng hạn như: Thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh đậm, đỏ… Nên hạn chế cho trẻ ăn những món chiên, xào…
Nếu trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ, thì nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên, vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ, không chỉ vậy sữa mẹ còn có nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
Nếu trẻ ho, sổ mũi nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Nhiều trẻ viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu, cách phát hiện sớm căn bệnh này
Những ngày qua, số lượng bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn được chẩn đoán bị viêm phổi tụ cầu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù bệnh không gây thành dịch nhưng mức độ nguy hiểm là rất lớn với tỷ lệ tử vong cao.
Trong hàng trăm bệnh nhân viêm phổi nhập viện thì có đến 1/3 trong số đó mắc viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu. Điều đáng nói là rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn với các bệnh lý khác, khiến thời gian điều trị lâu hơn, trẻ dễ gặp phải những di chứng nặng nề.
Vi khuẩn tụ cầu vàng có ở đâu?
Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn tụ cầu có độc tính cao, có thể kháng với nhiều loại kháng sinh nếu người bệnh không tuân thủ điều trị của bác sĩ. Đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu không được trị liệu kịp thời.
Vi khuẩn tụ cầu vàng có mặt khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên, có nhiều ở môi trường bệnh viện. Đa phần các trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng đều tìm thấy vi khuẩn này trên da. Chúng thường xâm nhập thông qua vết thương hoặc vết cắt. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể sinh sống trên bề mặt vật dụng cá nhân và lây truyền từ người này sang người khác qua chạm vào các bề mặt này...
Ở người khỏe mạnh tỷ lệ mang tụ cầu vàng từ 20 - 50% và tỷ lệ này cao hơn ở những người có tình trạng suy giảm miễn dịch, tiêm chích ma túy, tiểu đường, người lọc máu, bị các tổn thương ngoài da. Không chỉ gây ngộ độc thực phẩm khi vi khuẩn này xâm nhập vào quá trình chế biến, khi bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tụ cầu vàng khi xâm nhập vào cơ thể còn gây nhiễm trùng huyết, làm suy đa cơ quan và tử vong nhanh chóng.
Chính vì vậy, viêm phổi do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn rất nặng, có tỷ lệ tử vong cao. Người bị nhiễm tụ cầu vào phổi qua hai đường: Hít thở tụ cầu vào theo đường hô hấp hoặc tụ cầu từ các ổ nhiễm khuẩn da hay cơ quan khác theo đường máu vào phổi, rồi gây viêm phổi.
Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong cao.
Biểu hiện viêm phổi do tụ cầu
Một bệnh nhân bị bệnh cúm, sau vài ngày thì sốt cao, khó thở, ho dữ dội, suy kiệt nhanh chóng, đau ngực, nhiễm độc... là biểu hiện của viêm phổi. Bệnh thường kèm theo viêm họng dịch rỉ, nổi ban dạng tinh hồng nhiệt, có triệu chứng nhiễm độc toàn thân. Ở trẻ em viêm khí quản do tụ cầu thường có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân, nuôi cấy dịch họng thấy tụ cầu dương tính, nhưng chỉ có ít thâm nhiễm ở phổi. Nguyên nhân nổi trội gây ra bệnh viêm xoang mạn tính, viêm xoang bướm là tụ cầu vàng.
Trên thực tế các thể bệnh viêm phổi do tụ cầu thường liên quan đến các bệnh cúm, sởi, hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đặt nội khí quản.
Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào tuổi và sức khỏe của bệnh nhân. Khi bị viêm phổi, triệu chứng của bệnh cúm sởi thường nặng lên. Biểu hiện phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, ho. Khám thấy rì rào phế nang giảm và nhiều ổ ran nổ. Bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn này hay xảy ra 2 biến chứng là tràn dịch màng phổi và mủ màng phổi.
Khi khám các bác sĩ xét nghiệm đờm sẽ thấy tụ cầu, nhuộm soi đờm thấy tụ cầu tập trung từng đám cạnh bạch cầu, nhìn thấy tụ cầu trong bạch cầu, vì tụ cầu còn sống nhiều giờ sau khi bị thực bào. Chụp X-quang phổi thấy nhiều ổ viêm phổi dạng tròn, kích thước không đều, không đối xứng hai bên phổi. Nuôi cấy máu, đờm, dịch màng phổi thấy tụ cầu.
Tóm lại: Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao, việc điều trị đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh đúng. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cần nhớ không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, dùng kháng sinh phải đủ liều lượng, đủ thời gian, tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống, để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc.
Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng, cách phòng bệnh Viêm xoang và viêm mũi dị ứng là hai chứng bệnh thường gặp ở mũi, gây nhiều phiền toái trong đời sống hiện nay. Vậy hai bệnh lý này có điểm gì giống và khác nhau về triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa thế nào? Viêm xoang và viêm mũi dị ứng là hai chứng bệnh thường gặp, gây nhiều phiền toái...