4 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc trẻ mới sinh ở những ông bố, bà mẹ lần đầu “lên chức” còn khá bỡ ngỡ, vụng về.
Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Sử dụng tăm bông vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Ở giai đoạn sơ sinh có bé sẽ hơi khụt nhịt khi thở, nên nhiều mẹ nghĩ lấy tăm bông ngoáy vào lỗ mũi của trẻ thì sẽ dễ lấy đờm nhớt trong mũi bé ra ngoài. Tuy nhiên, do mũi bé có cấu trúc dạng ống, bên ngoài rộng, bên trong hẹp, nếu mẹ dùng tăm bông sẽ đẩy chất nhớt đi sâu vào trong gây ngạt mũi.
Cách tốt nhất mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi làm mềm gỉ, rồi dùng tăm bông sạch kích thích bé hắt hơi, nhằm tống hết chất bẩn ra ngoài. Một lưu ý khác cho mẹ là nên vệ sinh mũi cho trẻ trước bữa ăn để tránh nôn trớ.
Những ngày trời lạnh, cha mẹ nên ngâm lọ (ống) nước muối sinh lý vào nước ấm trước khi nhỏ mắt mũi cho trẻ. Có thể một vài lần đầu trẻ chưa quen nên thường quấy khóc, nhưng khi bé cảm thấy dễ chịu hơn thì sẽ sẵn sàng hợp tác cho những lần tiếp theo.
Tắm nước lá trà, nước dừa… cho trẻ sơ sinh
Nhiều cha mẹ vẫn có thói quen sử dụng lá trà, nước dừa… để tắm cho trẻ. Tuy vậy, nếu các sản phẩm này không đảm bảo sạch sẽ, nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, hóa chất… thì sẽ gây hại cho trẻ. Do đó, các bé đến khám da thường nổi rất nhiều mảng dị ứng, tróc da khá nặng, khiến nhiều bé phải bôi thuốc điều trị, uống kháng sinh, thậm chí phải nhập viện.
Lời khuyên tốt nhất trong hai tháng đầu là nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội, cần pha đủ ấm để tắm cho trẻ. Có thể lấy quả chanh pha vào chậu nước tắm, vừa làm sạch da, vừa giúp cho da trẻ mát mẻ, đỡ rôm sẩy.
Cũng có thể dùng các loại lá như trà xanh, mướp đắng, lá hoàng đằng… tắm cho trẻ, nhưng cần chú ý rửa thật sạch và đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha để tắm cho trẻ.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là vô cùng quan trọng. Ảnh minh hoạ.
Trẻ sơ sinh bị vàng da phơi nắng là khỏi
Video đang HOT
Nhiều trẻ khi mới sinh có biểu hiện bị vàng da và cha mẹ cho rằng phơi nắng cho trẻ là sẽ khỏi. Tuy nhiên, không phải vậy, vàng da là vấn đề rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, có thể trẻ mắc vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý.
Nếu là vàng da sinh lý thì không cần chiếu đèn, em bé cũng sẽ khỏi, nên nhiều người lầm tưởng là phơi nắng sẽ hết vàng da.
Nếu vàng da bệnh lý, tức là chất vàng da trong máy tăng khá cao, những bé này thường vàng da đến quá rốn, nếu không nhanh chóng chiếu đèn liên tục để điều trị thì chất vàng da sẽ ngấm vào não yếu ớt của bé, gây nên triệu chứng co giật, co gồng, hôn mê, lừ đừ… Lúc này phải thay máu cho bé và dự liệu sau này bé sẽ có di chứng về thần kinh, chậm phát triển là điều khó tránh.
Vì vậy, tốt nhất nếu mẹ thấy bé bị vàng da, hãy cho trẻ đi khám thường xuyên để biết mức độ vàng da của bé và có hướng điều trị thích hợp. Vì nếu vàng da bệnh lý thì phải chiếu đèn, vàng da sinh lý không cần làm gì cũng hết, nên việc phơi nắng chủ yếu nhằm hấp thụ vitamin D để chống còi xương, đồng thời giúp mẹ theo dõi diễn tiến vàng da của bé mà thôi.
Trẻ sơ sinh cần phải đánh thức dậy
Ở giai đoạn sơ sinh trẻ thường ngủ nhiều, trung bình từ 18 – 20 giờ mỗi ngày. Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Thông thường, trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2 – 3 giờ/lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8 – 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm).
Không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú, nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản… có thể phải cho bú thường xuyên hơn.
Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, cha mẹ không thể thay đổi bé ngay được, mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.
Ban ngày, khi bé còn thức cha mẹ chơi với bé càng nhiều càng tốt. Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày, đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng.
Ban đêm muốn trẻ ngủ ngon cần giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm. Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều. Tốt nhất hạn chế để đèn ngủ sẽ giúp bé phân biệt được ban đêm đến giờ đi ngủ và bé sẽ mau chóng hình thành giấc ngủ dễ dàng hơn.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong ngày rét
Nhiệt độ xuống thấp như hiện nay khiến trẻ em rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc tốt.
Trên thực tế, cứ đến mùa đông thì số trẻ nhập viện thường gia tăng nhiều hơn, đa phần trẻ mắc bệnh hô hấp, trong đó chủ yếu là viêm phổi, viêm phế quản... Ở nhiều trẻ, đặc biệt là lứa tuổi sơ sinh thường bị hạ thân nhiệt khi đến bệnh viện, khiến trẻ đã có bệnh lại càng nặng hơn.
Bài viết dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ trong mùa lạnh.
Lý do trẻ nhỏ dễ bị nhiễm lạnh
Đối với trẻ sơ sinh, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bé. Lý do là trẻ sơ sinh không có lượng mỡ cơ thể cần thiết để giữ ấm, nên dễ bị hạ thân nhiệt với các biểu hiện như:
Da đỏ hoặc nhợt nhạt, lạnh toàn thân, phù cứng bì vùng lưng, chi;Thở nhanh nông giai đoạn đầu, sau thở không đều, ngừng thở;Nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp;Trẻ ít cử động, lơ mơ, khóc yếu, bú kém;Có thể kèm hạ đường máu.
Vì vậy, mùa lạnh cần chú ý giữ ấm cho bé, không phơi nắng khi ngoài trời lạnh, có gió. Phòng ngủ cần giữ ấm, cửa sổ cần đóng kín cửa để tránh gió lùa, vì trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ thân nhiệt và có nguy cơ tử vong khi ngủ trong phòng lạnh. Nhưng cũng cần lưu ý, nếu nhiệt độ quá ấm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Ở trẻ lớn hơn, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp vẫn có thể cho trẻ ra ngoài trời, trẻ trên một tuổi có thể an toàn chơi ngoài trời lạnh, nhưng cần cho con mang quần áo ấm, mũ, găng tay, giày ấm và chỉ nên ở ngoài trời khoảng 20 - 30 phút mỗi lần.
Nếu nhiệt độ dưới 5 độ C, không nên cho trẻ ra ngoài. Và cha mẹ cũng cần chú ý những dấu hiệu sớm của hạ thân nhiệt ở trẻ lớn như: Run rẩy tay chân, mất phương hướng, nói lắp, da trắng hoặc xám tái...
Trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc tốt. Ảnh minh hoạ.
Đối tượng nào có nguy cơ hạ thân nhiệt?
Trên thực tế, trẻ em nào cũng có nguy cơ hạ thân nhiệt khi tiếp xúc với môi trường lạnh giá. Tuy nhiên, nhóm trẻ dễ có nguy cơ hơn đó là:
Trẻ sinh non, sinh ngạt;Trẻ có bệnh lý nhiễm trùng nặng;Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi;Trẻ được chăm sóc trong môi trường có nhiệt độ thấp, gió lùa, quần, áo, tã ướt không được thay thường xuyên.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong mùa lạnh
Mùa lạnh, để phòng ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ cần lưu ý những điều sau:
- Cần cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Cần cho trẻ ở phòng ấm, nhất là giường ngủ không có gió lùa và trẻ cần được mặc ấm.
Chú ý chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh minh hoạ
- Sau khi tắm cần mặc quần áo ấm ngay, tránh để trẻ lạnh, khi đi ngoài trời về không tắm ngay cho trẻ và cần giữ ấm để trẻ không bị lạnh.
- Với trẻ sơ sinh cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc giúp trẻ không bị nhiễm lạnh. Trong đó lưu ý, không nên tắm quá sớm hoặc quá muộn, thời gian lý tưởng là 10h -10h30 hoặc từ 13h30 - 16h. Tổng thời gian tắm cho bé (tính từ khi bé xuống nước đến khi cho bé ra khỏi chậu) không được quá 5 phút. Nếu trời quá lạnh thì 1 tuần có thể tắm 2 đến 3 lần. Tuy nhiên, nếu không tắm, gia đình cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.
- Đóng kín cửa nhà tắm cũng như cửa sổ, tuyệt đối không để gió lùa vào. Nhiệt độ phòng thích hợp để tắm cho bé là trên 23 độ C, vì vậy, nên có đèn sưởi hoặc xả nước nóng làm ấm phòng. Lưu ý, không để đèn sưởi chiếu trực tiếp vào mặt trẻ, vì sẽ ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.
- Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ: Sẵn sàng quần áo, tất, bao tay, khăn, khăn tắm, nước muối sinh lý, kem chống hăm... để trẻ được mặc ngay sau khi tắm, tránh bị lạnh. Cần làm ấm khăn tắm trước khi lau cho bé.
- Với trẻ nhỏ chưa có ý thức đi vệ sinh, cần phải thay tã, quần áo, để giữ trẻ luôn khô ráo. Đối với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng phương pháp Kangaroo, hay còn gọi là phương pháp ủ ấm da kề da.
- Khi đưa trẻ đi học trong thời tiết lạnh, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo ấm phù hợp. Nếu lạnh quá đưa trẻ đi bằng xe máy, xe đạp thì có thể mặc áo mưa, áo gió để tránh gió lùa làm trẻ lạnh.
- Khi thấy trẻ nhiễm lạnh, ho hoặc có biểu hiện bất thường khác thì cần cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc, tránh dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.
Cách dùng tía tô có lợi cho sức khỏe Trong dân gian thường lưu truyền về nước lá tía tô có rất nhiều công dụng tốt, giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, tía tô là một vị thuốc nam, do đó cần sử dụng đúng cách. 1. Tính vị quy kinh của tía tô Tía tô có tên khoa học là Herba Perillae, thuộc họ Hoa môi. Tía tô...