Khoai tây kỵ thực phẩm gì?
Mùa đông là thời điểm khoai tây có nhiều, loại củ này dễ chế biến, mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng đại kỵ với một số thực phẩm quen thuộc.
Khoai tây là loại củ quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Mặc dù nhìn vẻ bề ngoài nó chỉ là loại củ bình thường, nhưng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta.
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Loại củ này có cách chế biến khá đa dạng, có thể chiên, xào, nấu canh hay trộn salad. Mùi vị của nó khá thơm ngon và dễ ăn, nên từ trẻ nhỏ đến già đều không thể cưỡng lại được. Nó không chỉ xuất hiện trên bàn ăn các gia đình hàng ngày mà còn được các đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn tinh tế khác nhau.
Khoai tây có hàm lượng protein rất cao, loại protein trong loại củ này gần giống với protein động vật và chất lượng tốt hơn protein đậu nành. Ngoài ra, khoai tây rất giàu carbohydrate, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Hàm lượng tinh bột của nó thường chiếm từ 14% đến 20%. Tinh bột trong khoai tây là loại carbohydrate được tiêu hóa chậm, giúp cơ thể đủ thời gian để dự trữ glycogen, từ đó cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng lâu dài.
Ngoài ra, khoai tây còn giàu lysine và tryptophan nhiều hơn và chất lượng hơn các loại ngũ cốc. Các nguyên tố vi lượng như kali, kẽm, sắt trong khoai tây giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và tăng cường sức đề kháng của cơ thể một cách hiệu quả.
Khoai tây được chế biến thành nhiều món ăn ngon. (Nguồn: Sohu)
Khoai tây kỵ thực phẩm gì?
Video đang HOT
Tuy khoai tây là loại củ tốt cho sức khỏe, nhưng khi chế biến hoặc ăn bạn nên lưu ý những loại thực phẩm kỵ với khoai tây dưới đây.
Khoai tây kỵ với quả hồng
Quả hồng chứa lượng lớn axit tannic, protein trong khoai tây dễ dàng kết hợp với nó tạo thành các chất khó tiêu, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.
Sau khi ăn khoai tây, nếu tiếp tục ăn hồng, tinh bột trong khoai tây sẽ thúc đẩy sản sinh axit dạ dày, dẫn tới hiện tượng khó tiêu hóa, gây ảnh hưởng dạ dày, lâu dần dễ bị đau dạ dày.
Khoai tây kỵ với quả lựu
Lựu là loại trái cây giàu vitamin C, vitamin B, đường và khoáng chất, thường được phụ nữ sử dụng để điều hòa chuyển hóa sắc tố trên da và có tác dụng làm mờ vết thâm.
Khoai tây nhiều tinh bột, khoáng chất. Mặc dù cả hai loại thực phẩm đều giàu chất dinh dưỡng nhưng chúng không thích hợp để tiêu thụ cùng một lúc.
Nguyên nhân, tinh bột trong khoai tây kết hợp cùng những dưỡng chất trong quả lựu sẽ kích thích dạ dày tiết ra axit dạ dày, gây ra ợ chua, khó tiêu, đau bụng, nôn mửa.
- Khoai tây kỵ với quả chuối
Nếu hai loại thực phẩm này được ăn cùng nhau hoặc cách nhau 15 phút, sẽ làm tăng lượng đường và tinh bột nạp vào cơ thể. Điều này không tốt với những người đang trong chế độ ăn kiêng hoặc hạn chế ăn carb.
Su hào: "thần dược" cho sức khoẻ mùa đông
Su hào là loại rau quen thuộc trong mùa đông, không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng làm thuốc đáng kể, được xem là "thần dược" của sức khỏe.
Su hào là loại rau được mệnh danh "thần dược" cho sức khoẻ mùa đông. Ảnh: int
Giá trị dinh dưỡng của su hào
Theo trang Healthifyme, su hào thuộc họ cải, vị ngọt, cay, tính mát. 100g su hào cung cấp 27 kcal, 1,7g chất đạm, 6,2g carbohydrate, 3,6g chất xơ.
Ngoài ra, su hào còn giàu canxi, magiê, phốt pho, kali, vitamin C, beta caroten, folate... Có nhiều cách chế biến su hào, như dùng làm món ăn (nấu canh, chiên, xào, trộn gỏi...) hoặc ép lấy nước uống.
Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của su hào với sức khoẻ:
Giảm cân hiệu quả
Su hào là người bạn đồng hành đắc lực cho những ai đang theo đuổi chế độ ăn kiêng. Với 91g nước và 3,6g chất xơ trong mỗi 100g, su hào giúp tạo cảm giác no lâu và ức chế sự chuyển hóa đường thành chất béo. Kết hợp với các món ăn phong phú, su hào không chỉ mang lại dinh dưỡng mà còn hỗ trợ hiệu quả quá trình giảm cân.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Các hóa chất thực vật như sulforaphane, indole-3-carbinol và asisothiocyanates trong su hào chống lại gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết. Sự hỗ trợ này là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tốt cho tim mạch
Với lượng kali dồi dào, su hào giúp kiểm soát nhịp tim và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến tim mạch. Uống nước su hào sau khi tập thể dục giúp tăng hiệu quả của bài tập và kết hợp với nước táo xanh, có thể giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng
Chất lượng vitamin C cao trong su hào hỗ trợ việc tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, su hào giúp ngăn chặn cảm cúm, ho, và mệt mỏi. Vitamin C còn giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, giữ cho làn da luôn khỏe mạnh và tươi trẻ.
Phòng bệnh hen suyễn và hỗ trợ phổi
Su hào chứa nhiều chất kháng oxy hóa, hỗ trợ chống lại bệnh hen suyễn và các vấn đề về hô hấp. Bạn có thể chế biến su hào thành món ăn hoặc kết hợp với cà rốt, cần tây và táo xanh để tạo ra thức uống bổ dưỡng giúp duy trì sức khỏe của đường hô hấp.
Hỗ trợ tiêu hóa và thanh lọc máu, thận
Với lượng chất xơ dồi dào, su hào không chỉ giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón và đầy hơi. Nước su hào, kết hợp với nước táo xanh, có thể giúp thanh lọc máu và thận, loại bỏ chất độc hại, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Tốt cho xương, thần kinh và cơ
Su hào chứa nhiều khoáng chất như mangan, sắt, canxi, giúp ngăn chặn sự suy yếu của xương khi già. Lượng kali trong su hào tốt cho chức năng thần kinh và cơ, giúp cơ thể xử lý thông tin nhanh chóng và không bị kích động khi gặp khó khăn.
Su hào không chỉ là một nguồn dinh dưỡng phong phú mà còn là vị cứu tinh cho sức khỏe. Hãy kết hợp su hào vào chế độ ăn hàng ngày để tận hưởng những lợi ích đa dạng mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn trong mùa đông.
Các thực phẩm đói mấy cũng không nên ăn Khi dạ dày trống rỗng, bạn nên tránh ăn một số loại thực phẩm như sữa chua, cam quýt, lê, chuối, dưa chuột. Dưới đây là những thực phẩm phổ biến có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng bạn nên tránh ăn khi đói vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe: