Polyp mũi không điều trị gây biến chứng gì?
Polyp mũi là một thể u lành tính xuất hiện trong hốc hoặc các xoang ở mũi. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị thì tình trạng này có thể làm biến dạng hốc mũi và kéo theo những biến chứng nghiêm trọng khác.
Polyp mũi là các khối mềm, không đau (không phải ung thư), phát triển ở vùng niêm mạc mũi xoang với lớp lót bên trong hốc mũi hoặc lòng xoang. Bệnh thường gặp nhiều ở người trên 40 tuổi và ở trẻ em mắc các bệnh như hen phế quản, viêm mũi, xoang dị ứng do nấm, viêm xoang mạn tính, sổ mũi và viêm phế quản mạn tính.
Polyp mũi do đâu?
Polyp mũi là hậu quả của các phản ứng viêm tiếp diễn do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, do dị ứng hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm. Việc bị viêm mạn tính khiến các mạch máu ở niêm mạc mũi hoặc xoang tăng tính thấm, qua đó tạo điều kiện cho nước tích tụ trong các mô. Theo thời gian, các mô ứ nước này sẽ bị tác động của trọng lực kéo xuống dưới, dồn lại, hình thành các polyp.
Dựa trên nguyên tắc cơ bản trên, các yếu tố nguy cơ gây nên sự hình thành polyp mũi bao gồm:
Do hen suyễn: Đây là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị viêm và tắc nghẽn.Do viêm xoang dị ứng do vi nấm: Tình trạng dị ứng nặng với nấm trong môi trường.Do viêm xoang mạn tính.Do nhạy cảm với Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không Steroid (Non-Steroidal Anti- Inflammatory drugs – NSAIDs).Do xơ nang, rối loạn di truyền dẫn tới sản xuất và tiết ra chất dịch bất thường, đặc biệt là chất nhầy từ màng mũi và xoang.
Ngoài ra, polyp mũi còn do hội chứng Churg-Strauss, đây là căn bệnh hiếm gặp gây ra tình trạng viêm mạch máu (vasculitis). Yếu tố di truyền cũng có thể đóng góp vào việc hình thành polyp mũi.
Video đang HOT
Polyp mũi là một thể u lành tính xuất hiện trong hốc hoặc các xoang ở mũi. Ảnh minh hoạ.
Polyp mũi dễ nhầm lẫn với viêm mũi, xoang mạn tính
Khi có polyp mũi, người bệnh thường có các triệu chứng giống như viêm mũi, viêm xoang như: Nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, rối loạn về khứu giác…
Polyp phát triển một cách từ từ, gây nghẹt mũi 1 bên hoặc 2 bên. Lúc đầu người bệnh ít chú ý, nhưng khi polyp lớn dần thì sẽ có cảm giác rất khó chịu, nhất là khi phải thở bằng miệng.
Những dấu hiệu kèm theo là cảm giác nặng đầu, chảy nước mũi trong, xanh hay vàng, đôi khi có mùi hôi. Thỉnh thoảng có sốt nhẹ, ho có đờm. Khứu giác cũng giảm dần và có thể hoàn toàn không ngửi được mùi.
Polyp mũi nhỏ và đơn độc không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, ít khi gây biến chứng, nhưng nếu polyp lớn hoặc nhiều polyp nhỏ sẽ lớn dần có thể gây những biến chứng như: Viêm xoang cấp hoặc mạn tính, khó thở tắc nghẽn lúc ngủ, biến đổi cấu trúc của mặt gây song thị hoặc 2 mắt xa nhau bất thường, viêm họng mạn tính.
Như vậy, có thể nói polyp mũi nếu không điều trị có thể gây ra các biến chứng như:
Viêm xoang cấp hoặc mạn tính. Nghẹt mũi, mất mùi. Ngưng thở lúc ngủ hoặc khó thở trong lúc ngủ. Biến dạng khuôn mặt.
Điều trị polyp mũi thế nào?
Vì polyp mũi có các triệu chứng gần giống như viêm mũi, viêm xoang hoặc cảm cúm… nên người bệnh thường không nhận biết được. Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm cúm thường sẽ hết đi sau một tuần, trong khi các triệu chứng của polyp không giảm đi. Khi đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám, phát hiện và có chỉ định điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh polyp mũi có 2 phương pháp chính là dùng thuốc và phẫu thuật. Nếu polyp mũi nhỏ, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Đối với những polyp lớn gây khó thở, giảm hoặc mất khứu giác, ù tai… hoặc biến chứng thì cần phải phẫu thuật nội soi để cắt polyp và mổ xoang, tạo thông thoáng trong mũi xoang và giảm khả năng tái phát polyp.
Phòng bệnh cúm mùa khi thời tiết chuyển lạnh
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường vào mùa đông xuân hoặc thời điểm chuyển mùa.
Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những trẻ nhỏ, sinh non, có bệnh lý như tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, hen phế quản... là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Bệnh có thể gây suy hô hấp do viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong...
Trẻ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm mùa hoặc sống tại khu vực có bệnh cúm lưu hành có nguy cơ mắc bệnh cao. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sau 1- 4 ngày (trung bình 2 ngày) sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh).
Các triệu chứng ban đầu điển hình có thể là sốt, nhức đầu, chóng mặt, đau nhức cơ bắp, ăn không ngon, mệt mỏi, có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy...
Trẻ bị cúm thông thường chỉ cần hạ sốt tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ, bù đủ nước và điện giải bằng dung dịch oresol, dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi. Các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm trong vòng 5 - 7 ngày, tuy nhiên ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài hơn trong vòng một hoặc hai tuần.
Cần theo dõi sát những dấu hiệu như sốt cao liên tục không hạ, khó thở, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, co giật hoặc lơ mơ... Những trường hợp này cần đưa trẻ đến khám tại bệnh viện ngay để tránh các biến chứng nặng của bệnh như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não hoặc suy các tạng.
Khi trẻ mắc cúm mùa, cần hạ sốt, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4- 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt trên 38,5 độ C.
Hàng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9 vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn. Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước.
Để chủ động phòng bệnh cúm mùa, người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; tránh tập trung nơi đông người khi có dịch xảy ra. Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Giữ ấm cơ thể (khi trời lạnh), ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Tiêm vaccine cúm mùa cho trẻ là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất, tăng cường miễn dịch phòng, chống cúm. Trẻ từ 6 tháng trở lên có thể tiêm vaccine phòng cúm mùa mũi đầu tiên, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng. Sau đó, tiêm nhắc lại 1 mũi định kỳ hàng năm do chủng cúm mùa thay đổi theo từng năm.
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Cách ly người bệnh ở phòng riêng... Cần tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và cơ sở khám, chữa bệnh. Đặc biệt, tại khu vực nguy cơ cao (cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ,...) để kịp thời phát hiện, xử lý sớm khu vực có nhiều bệnh nhân, hạn chế tập trung thấp nhất số ca mắc bệnh và tử vong.
Bên cạnh đó, có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm theo chỉ định của bác sĩ. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Phẫu thuật viêm xoang khi nào, có nguy hiểm không? Viêm xoang gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng thành mạn tính, đôi khi gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Viêm xoang gây nhiều biến chứng Viêm xoang cấp tính nung mủ là chứng viêm mủ cấp tính của niêm mạc...