Hiệu trưởng, giáo viên cùng học tiếng dân tộc để vận động học sinh ra lớp 100%
Cô giáo Mai Khanh và tập thể giáo viên đã nỗ lực không ngừng nghỉ để tạo cơ hội cho học sinh nơi vùng cao có cơ hội được cọ sát tại các cuộc thi lớn.
Mặc dù có gần 80% học sinh là người dân tộc thiểu số, Trường Tiểu học Đông Ngũ II (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) những năm gần đây luôn duy trì tốt chất lượng đại trà và công tác mũi nhọn không ngừng được nâng cao.
Đây là sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường và đặc biệt là sự tâm huyết, dìu dắt của cô giáo Nguyễn Mai Khanh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Ngũ II.
Sau khi tốt nghiệp sư phạm năm 2001, cô giáo Mai Khanh được phân công công tác tại Trường Tiểu học Đông Ngũ (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh). Đến tháng 8/2003, cô chuyển công tác về Trường Tiểu học Đông Ngũ II và gắn bó cho đến nay.
Quá trình công tác, cô được tin tưởng trao nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Ngũ II vào tháng 11/2011. Đến tháng 8/2017, cô được bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng nhà trường.
Nỗ lực duy trì chất lượng đại trà
Chia sẻ cùng phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Mai Khanh cho biết, nhà trường hiện có đến gần 80% học sinh là người dân tộc Dao Thanh phán (trước là trên 80%) nên những năm trước đây, việc duy trì sĩ số cũng như chất lượng đại trà của nhà trường rất khó khăn vì còn phải vận động học sinh ra lớp.
Xác định nền tảng để nâng cao công tác ôn luyện cho học sinh tham gia các cuộc thi, bước đầu cần ổn định, duy trì chất lượng đại trà, với cương vị nhà quản lý, cô đã áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp.
Cô giáo Mai Khanh đã áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp nhằm duy trì chất lượng đại trà (Ảnh: Phạm Linh)
Cô giáo Mai Khanh chia sẻ: “Để có thể kết nối, nắm bắt hoàn cảnh từng học sinh và có phương án triển khai công tác tuyên truyền, tôi và giáo viên mỗi người đều là một tuyên truyền viên.
Bản thân tôi và một số giáo viên đã đi học chứng chỉ tiếng dân tộc để có thể giao tiếp, vận động phụ huynh cho con đi học.
Ngoài ra, còn có chứng chỉ của Thư viện thiết bị để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền phối hợp giữa nhà trường, thầy cô, phụ huynh học sinh và địa phương để vận động học sinh ra lớp đạt 100%, chất lượng đại trà ngày càng giữ vững. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực của tập thể giáo viên nhà trường.
Một điểm thuận lợi nữa là khi nhà trường thực hiện việc dồn ghép điểm các trường lẻ. Sau khi dồn ghép, học sinh được học tập ở môi trường học tập tốt hơn, được rèn luyện kỹ năng sống cũng như được học 2 buổi/ngày.
Khi đã đảm bảo được nền tảng, tôi cùng các đồng nghiệp lại tiếp tục hành trình nâng cao chất lượng mũi nhọn, tạo điều kiện cho các con có cơ hội cọ sát tại những cuộc thi dành cho học sinh tiểu học cấp huyện, cấp tỉnh và quốc gia”.
Đội ngũ giáo viên là căn cơ của mỗi nhà trường
Video đang HOT
Thành công duy trì được chất lượng đại trà, cô giáo Mai Khanh tiếp tục nỗ lực tạo sự đồng thuận của phụ huynh, phát triển đội ngũ và chuẩn bị những điều kiện về cơ sở vật chất tốt nhất, động viên tinh thần cho giáo viên, học sinh khi tham gia ôn luyện.
Với cương vị nhà quản lý, cô giáo Mai Khanh đã mang đến làn gió mới, giúp chất lượng giáo dục tại ngôi trường vùng cao ngày càng được nâng lên (Ảnh: Phạm Linh)
Cô giáo Mai Khanh chia sẻ: “Đội ngũ giáo viên chính là căn cơ của mỗi nhà trường. Theo đó, để phát triển đội ngũ, tôi chú trọng tạo điều kiện cho các thầy, cô giáo cốt cán của nhà trường tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Bản thân tôi cũng từng có kinh nghiệm giảng dạy, ôn luyện và truyền lửa cho học sinh tham gia các cuộc thi nên ngay từ đầu tôi định hướng cho giáo viên phải giúp học sinh có kiến thức cơ bản vững chắc rồi từng bước nâng độ khó.
Bên cạnh đó, bình thường đối với những trường ở vùng thuận lợi, khi dạy thêm ngoài giờ giáo viên sẽ có thêm thu nhập còn ở trường vùng cao đều hoàn toàn miễn phí.
Dẫu vậy, điều đáng quý là các thầy, cô của nhà trường chưa từng nản chí mà luôn nhiệt tình hỗ trợ bất kể ngày đêm mỗi khi học sinh cần.
Những ngày học sinh ở lại bán trú tuần, cứ tối đến, thầy và trò nhà trường lại miệt mài cùng nhau ôn luyện.
Đây là hình ảnh đẹp và đáng trân quý nhất đối với tôi bởi những thành quả giáo dục không phải chỉ là ngồi chờ đợi mà phải thật nỗ lực và khát khao vươn tới.
Để duy trì sự nhiệt huyết ấy, tôi luôn cố gắng động viên giáo viên và học sinh. Dù không phải là số tiền lớn nhưng mỗi giáo viên và học sinh tham gia ôn luyện đều được hỗ trợ chi phí.
Nhà trường cũng dành những phần quà nho nhỏ để động viên giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi.
Một điều quan trọng nữa quyết định việc nâng cao chất lượng mũi nhọn là sự phối hợp của phụ huynh học sinh.
Người dân nơi vùng cao dù việc trang trải cuộc sống còn khó khăn nhưng giờ đây đã có nhận thức tốt hơn về việc giáo dục vì một thế hệ có tương lai tốt đẹp. Từ đó, họ luôn chủ động phối hợp với nhà trường và đồng hành cùng con khi học tập tại gia đình”.
Tạo sự đồng thuận của phụ huynh, phát triển đội ngũ và chuẩn bị những điều kiện về cơ sở vật chất tốt nhất, động viên tinh thần cho giáo viên, học sinh khi tham gia ôn luyện đã góp phần giúp nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường (Ảnh: Phạm Linh)
Cùng với sự nỗ lực của tập thể giáo viên, 3 năm nay, lần đầu tiên Trường Tiểu học Đông Ngũ II được đón giải cấp tỉnh, khen thưởng cấp quốc gia.
Học sinh nhà trường đã đạt thành tích trong Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên internet (IOE) cấp quốc gia, cấp tỉnh và các cuộc thi an toàn giao thông cấp tỉnh.
Đặc biệt, những năm học gần đây, chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn nằm trong tốp đầu của huyện.
Học sinh nhà trường còn tích cực tham gia các cuộc thi về điền kinh, bóng đá thiếu nhi – nhi đồng và có thành tích đứng đầu của huyện trong năm 2022.
Ghi nhận những đóng góp của cô giáo Nguyễn Mai Khanh, năm học 2021 – 2022, cô được bình chọn là “Nhà giáo tiêu biểu”.
Cô đã lãnh đạo nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, chi bộ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
21 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” cô giáo Mai Khanh đã có 4 năm đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, 8 năm đạt giáo viên giỏi cơ sở.
Với cương vị cán bộ quản lý, cô giáo Mai Khanh 3 lần được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen và cô đã có 17 lần được trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua (2 lần đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và 9 lần đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở).
Hiệu trưởng chuyên Quốc học Huế: Trường tôi giáo viên chỉ cần bằng thạc sĩ là đủ
Những tiết học thỉnh giảng của các Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ truyền thêm cảm hứng, niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh trường chuyên.
Liên quan đến dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình quy định một số chính sách đặc thù đối với trường trung học phổ thông chuyên. Trong đó, giáo viên có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư về công tác tại trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ mức 1 tỷ đồng/người.
Giáo viên có trình độ Tiến sĩ về công tác tại trường chuyên, có cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ tiền 300 triệu đồng/người.
Vấn đề này đã gây nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên mời Phó Giáo sư, Giáo sư về giảng dạy tại trường trung học phổ thông chuyên hay không?
Dưới đây là những ý kiến ghi nhận từ các Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên cũng như các nhà quản lý giáo dục (phụ trách mảng trường chuyên) từ các địa phương.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có ban hành quy định riêng về việc tuyển chọn giáo viên.
"Giáo viên trường chuyên chỉ cần Thạc sĩ là đủ"
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Phú Thọ - Hiệu Trưởng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, tùy theo chính sách phát triển trường chuyên của mỗi tỉnh mà có sự đầu tư kinh phí cho trường chuyên khác nhau.
Hơn nữa, mỗi một địa phương lại có những điều kiện về kinh tế - xã hội khác nhau nên sự đầu tư này cũng khác nhau.
"Riêng ở trường trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế thì trong những năm qua, địa phương đã tập trung các chế độ, chính sách hỗ trợ để phát triển đội ngũ giáo viên.
Đối với trường mình thì giáo viên chỉ cần bằng Thạc sĩ là được rồi. Còn đối với các Phó Giáo sư, Giáo sư, Tiến sĩ thì mình mời thỉnh giảng để giảng dạy một số chuyên đề nhằm tạo không khí cho học sinh.
Trong năm học thì thỉnh thoảng mới mời để học sinh tiếp cận được các trí thức của các chuyên gia hàng đầu thì tốt hơn. Còn mời hẳn về trường để giảng dạy thì họ sẽ không phát huy được hết những khả năng vốn có của mình".
Cũng theo thầy Thọ thì các Giáo sư, Tiến sĩ thì họ tập trung nghiên cứu khoa học nhiều hơn, phát triển học thuật nhiều hơn. Còn ở môi trường Trung học phổ thông thì không có phòng Lab hay các điều kiện khác để họ nghiên cứu, phát triển.
"Mình chỉ mong muốn mời được họ đến để dạy một số chuyên đề, giúp học trò tiếp cận được các tri thức cao hơn. Bên cạnh đó, thổi bùng cái niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh.
Ngoài ra, nếu đầu tư theo hướng này thì nguồn lực dành cho đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ khá lớn, trong khi các chương trình ở bậc phổ thông thì chỉ cần trình độ Đại học hoặc Thạc sĩ là đảm đương được", thầy Thọ cho hay.
Chia sẻ thêm về tiêu chuẩn tuyển chọn giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế, thầy Thọ nói, đối với vấn đề này thì Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có ban hành quy định riêng về việc tuyển chọn giáo viên trường chuyên.
Trong đó có nêu rõ nhưng tiêu chí khá cao so với mặt bằng chung như: phải là sinh viên tốt nghiệp đại học ngành sư phạm loại xuất sắc, đồng thời phải đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia...
Đối với người có trình độ Thạc sĩ thì phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như: Đạt một trong các tiêu chuẩn như quy định đối với đối tượng là sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc;
Tốt nghiệp đại học ngành sư phạm loại giỏi trở lên hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên (có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm); có chuyên ngành đào tạo sau đại học cùng ngành đào tạo ở cấp đại học và phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng...
Chỉ nên mời thỉnh giảng
Đồng quan điểm trên, ông Mai Huy Phương - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho rằng, việc địa phương phải bỏ ra nguồn ngân sách hàng tỷ đồng để mời Giáo sư, Phó Giáo sư về giảng dạy tại các trường chuyên là chưa cần thiết.
"Theo quan điểm của mình thì trong các môn chuyên thì cũng có những vấn đề chuyên sâu. Mà với những hình thức chuyên sâu đó thì cũng chỉ nên dừng lại ở việc mời thỉnh giảng là vừa đủ.
Không nhất thiết trong một trường trung học phổ thông chuyên phải thu hút bằng được một vị Giáo sư về đứng lớp. Bởi Giáo sư thì công việc chính của họ là nghiên cứu khoa học, mà ở bậc phổ thông thì chưa cần đến những hàm lượng kiến thức cao như vậy", ông Phương nói.
Từng là Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) nhiều năm, bà Vũ Thị Liên Hương - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi chia sẻ, tùy vào điều kiện, khả năng kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà chính sách thu hút, đãi ngộ dành cho giáo viên, học sinh trường chuyên khác nhau.
"Đối với những người có học hàm là Phó Giáo sư, Giáo sư thì chủ yếu gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học. Trong khi các trường Đại học thì đang thiếu lực lượng đó. Còn đối với các trường phổ thông thì không phải cần thiết đến mức phải có định biên (biên chế) luôn tại trường.
Mà ở đây, nhà trường có thể mời thỉnh giảng đối với những chuyên đề chuyên sâu. Bởi các Phó Giáo sư, Giáo sư thì nghiên cứu vấn đề rất chuyên sâu. Tạo điều kiện cho nhà trường đào tạo mũi nhọn, thổi niềm đam mê, cảm hứng học tập cho học sinh hiểu rõ về một vấn đề nào đó.
Kiến thức, sự đam mê, kỹ năng... của các Phó Giáo sư, Giáo sư là cần thiết cho học sinh trường chuyên nhưng chỉ mới dừng lại ở mức đó thôi, chứ chưa đến mức phải có định biên", cô Hương chia sẻ.
Học sinh vào hội đồng trường có dám phát biểu hay không, phụ thuộc hiệu trưởng Khi trường học có hiệu trưởng tốt, biết cách khích lệ thì học sinh dám nói thẳng, nói thật, những cảm nhận của mình. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong...