Hiểm họa tiềm ẩn từ mũ bảo hiểm lưỡi trai
Hiện nay mũ bảo hiểm lưỡi trai đang được mọi người ưa chuộng, bán đầy rẫy trên các đường phố, hàng quán. Vì không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nên loại mũ này đang được đề xuất hủy bỏ.
Mũ bảo hiểm được bày bán tràn lan trên đường. (Ảnh: Thanh Niên)
Đầu tiên chưa xét đến tác hại khi tham gia giao thông, mũ bảo hiểm lưỡi trai được làm từ chất liệu kém sẽ gây ra vấn đề về sức khỏe. Với nhiệt độ cao ngoài trời, khi đội mũ có chất liệu nhựa tái chế sẽ gây ra các bệnh về rụng tóc, da đầu…
Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiến hành khảo sát trên 1.000 trường hợp trong đó 59% nữ và 41% nam từng khám da đầu. Trong đó, số người đội mũ trên 2 giờ/ngày là 32%, số người đội mũ bảo hiểm từ 1 đến 2 giờ/ngày là 25% và chỉ có 11% những người không đội mũ bảo hiểm. Kết quả cho thấy 134 người bệnh (u, cục, sẹo, rụng tóc…), 367 người biểu hiện gàu và 419 người ngứa đau da đầu.
Mũ kém chất lượng gây ra bệnh về da đầu. (Ảnh: Dân Trí)
Video đang HOT
Ngoài ra, trên thực tế đã có nhiều vụ tai nạn gây ra hậu quả nghiêm trọng và một phần nguyên nhân là vì đội mũ bảo hiểm lưỡi trai. Trong trường hợp bị tai nạn, loại mũ này không có tác dụng hạn chế lực tác động hay giảm chấn thương dẫn đến phần đầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chưa kể đến các phần của mũ khi gãy ra sẽ vô tình gây chấn thương cho người đội.
Chủ một cửa hàng kinh doanh mũ bảo hiểm chia sẻ với Báo pháp luật: “Với mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng sẽ có tác dụng giảm chấn, giúp bảo vệ phần đầu khỏi lực tác động sinh ra do va chạm. Từ đó sẽ làm giảm tối đa nguy cơ thương tích và chấn thương sọ não. Bởi vậy, người tiêu dùng nên cân nhắc, đừng tham rẻ”.
Mũ kém chất lượng không đảm bảo được an toàn khi va chạm giao thông. (Ảnh: Thanh Niên)
Với ưu điểm về hình dạng mẫu mã bắt mắt cùng giá rẻ mũ bảo hiểm lưỡi trai đang được bán tràn lan và được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng mọi người nên cân nhắc kỹ về an toàn khi sử dụng loại mũ này tham gia giao thông.
Da mặt như "bánh đa vừng đen" vì bôi kem trộn làm trắng
Nghe theo lời quảng cáo, người phụ nữ quê Hải Dương bôi một loại kem trộn với hy vọng có làn da trắng, mịn. Tuy nhiên, sau đó da chị bị mẩn ngứa, đỏ, sưng ngứa, mặt chỗ trắng chỗ sạm đen.
Tự ti với khuôn mặt bị nám lốm đốm trên mặt, người phụ nữ quê Hải Dương tìm đến một cơ sở làm đẹp với lời quảng cáo sẽ biến "da cóc" thành "bạch tuyết". Cơ sở cam kết chỉ sau 1 tháng sử dụng liệu trình chăm sóc của họ sẽ nhìn thấy hiệu quả, trong khi giá cả lại rất bèo.
Mới đầu, khi bôi loại kem trộn cơ sở bán cho chị thấy rất hài lòng vì làn da trắng và mịn rất nhanh. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng, da của chị dần mỏng, các mạch máu nổi rõ trên khuôn mặt. Đặc biệt, da chị rất dễ bị kích ứng, đỏ, sưng và ngứa.
Sau một thời gian sử dụng kem trộn, da mặt bệnh nhân bị sạm đen, lỗ chỗ. Ảnh: BSCC.
Lúc này, chị quyết định ngừng bôi kem do cơ sở spa bán. Sau đó, chị bắt đầu bị ngứa ngáy không chịu nổi, nổi mẩn nhiều hơn, da sạm đen đi nên đến Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) khám.
ThS. BS Lê Thị Mai, khoa Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết,bệnh nhân đến khám trong tình trạng da mặt tăng giảm sắc tố sau 6 tháng sử dụng kem trộn. Trên cùng khuôn mặt, làn da của bệnh nhân như cái bánh đa vừng đen, chỗ trắng, chỗ sạm đi. Bệnh nhân khá tự ti, chán nản và không kém phần lo sợ.
Bệnh nhân được chỉ định dùng kem chống nắng 3 giờ/lần, bôi các sản phẩm chống viêm không chứa corticoid, kem giữ ẩm, kháng histamin đường toàn thân nhằm hạn chế các phản ứng viêm gây tiếp tục tăng sắc tố. Đồng thời, bệnh nhân cũng được sử dụng các liệu trình điều trị tại chỗ không xâm lấn để khắc phục tình trạng tăng sắc tố và mẩn ngứa.
Theo BS Mai, những trường hợp bị biến chứng do sử dụng sản phẩm làm trắng da không rõ nguồn gốc như trên không phải hiếm gặp. Việc khắc phục tình trạng tăng sắc tố do sử dụng kem trộn sẽ mất thời gian dài, trung bình từ 6 tháng đến 1 năm. Thậm chí với những trường hợp mất sắc tố thì việc chữa trị là không thể.
Các chất làm trắng da hoạt động bằng cách giảm sự hiện diện của sắc tố melanin trên da. Để thực hiện điều này, có một số cơ chế hoạt động có thể xảy ra như ức chế hoạt động của tyrosinase ( hoạt động xúc tác của tyrosinase bị ức chế bởi chất làm trắng da); ức chế sự biểu hiện hoặc kích hoạt tyrosinase, loại bỏ các sản phẩm trung gian của quá trình tổng hợp melanin. Ngoài ra, có thể ngăn chặn việc chuyển melanosome thành tế bào sừng, tiêu diệt trực tiếp các hắc tố hiện có, phá hủy tế bào hắc tố.
Các sản phẩm sử dụng làm trắng da thường chứa nồng độ khác nhau của hydroquinone, corticosteroid, thủy ngân và các tác nhân khác, chẳng hạn như axit salicylic, hypochlorite. Những hợp chất này gây tổn thương da nếu sử dụng không đúng. Cụ thể chất hydroquinone có thể gây tăng sắc tố, teo da, giãn mạch, mụn trứng cá nặng, mất độ đàn hồi của da, BS Mai cho biết.
Mặt khác, corticosteroid được hấp thụ nhanh chóng, lạm dụng có thể dẫn đến nhiễm nấm da, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, tiểu đường hoặc vô sinh. Việc sử dụng thủy ngân trong làm trắng da gây ra các vấn đề về thận, gan, thần kinh...
Một làn da đẹp là một làn da khỏe mạnh, mịn màng. Do đó, chị em cần đến các cơ sở chăm sóc da uy tín để được tư vấn và chăm sóc da đúng để cải thiện và giữ gìn làn da đẹp.
Bôi thuốc gì khi 'dính' kiến ba khoang độc tính gấp 15 lần rắn hổ mang? Ca bệnh viêm da do kiến ba khoang có thể mắc rải rác trong năm nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây thì số ca bệnh tăng đột biến. Nhiều người thắc mắc cần bôi thuốc gì và cách phòng tránh kiến ba khoang như thế nào? Anh N.M.H. (Hà Nội) đi khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết, sau...