Hệ xương khớp chắc khỏe để bé phát triển toàn diện
Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời, bởi khoảng 60% chiều cao khi trưởng thành đạt được lúc 5 tuổi.
Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong thời điểm vàng là điều thiết yếu giúp ngăn ngừa tình trạng thấp còi. (Ảnh minh họa)
Luôn ước mong con tăng trưởng khỏe mạnh, nhưng đôi khi mẹ vẫn cảm thấy lúng túng không biết dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá. Mẹ đừng lo, thước đo chuẩn xác để biết bé tăng trưởng khỏe mạnh hay chưa sẽ được các bác sĩ “mách nhỏ” mẹ ngay sau đây!
Phát triển xương – vấn đề tưởng mới mà cũ
Một sai lầm phổ biến là trước đây rất nhiều bậc cha mẹ chỉ chú trọng đến cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, trẻ trông mập mạp không có nghĩa là trẻ không gặp các vấn đề về dinh dưỡng hay đảm bảo trẻ phát triển toàn diện. Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Gia Khánh (Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam) chia sẻ: “Trước hết, các bậc cha mẹ cần có một định nghĩa đầy đủ về sự tăng trưởng toàn diện của trẻ: trẻ cần phát triển thể chất, với chiều cao, cân nặng đúng chuẩn. Bên cạnh đó, sức đề kháng và sự phát triển về vận động, trí tuệ cũng chính là thước đo đánh giá cho trẻ để có thể “toàn diện” về cả thể chất lẫn tinh thần.”
Theo các chuyên gia, chiều cao được xem là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ. Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời, bởi khoảng 60% chiều cao khi trưởng thành đạt được lúc 5 tuổi.
Video đang HOT
Đó là lý do vì sao phát triển xương là một yếu tố quan trọng để trẻ tăng trưởng, và cha mẹ cũng cần đảm bảo con nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng ngay từ những năm tháng đầu đời.
Chìa khóa để trẻ đạt chuẩn về chiều cao là có một hệ xương khớp chắc khỏe, đặc biệt là vai trò cực kỳ quan trọng của các tế bào sụn tăng trưởng nằm ở hai đầu xương dài. Trẻ cao lên khi xương dài ra, nhờ các tế bào này tăng sinh và di chuyển tới đoạn giữa xương. Nói cách khác, chiều cao mà trẻ đạt được khi trưởng thành chính là kết quả của quá trình phát triển các sụn tăng trưởng.
Tuy nhiên, sụn tăng trưởng chỉ phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn đầu đời, sau đó giảm dần và ngừng hẳn vào cuối giai đoạn dậy thì khi tất cả các sụn được cốt hóa và thay thế bằng xương. Mặc dù gen di truyền quyết định quá trình tạo xương này, nhưng các yếu tố môi trường như dinh dưỡng, đặc biệt là trong những năm đầu đời lại giúp trẻ đạt được hết tiềm năng chiều cao. Do đó, cha mẹ cần lưu ý để xác định sớm và can thiệp kịp thời để không bỏ lỡ “giai đoạn vàng” giúp xương phát triển để đạt chiều cao tối ưu.
Giai đoạn vàng để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý giúp trẻ tăng trưởng tối ưu
Vậy, thời điểm nào là “giai đoạn vàng” để tối ưu hóa tiềm năng của trẻ? Giáo sư Robert Murray, Khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng Nhi Khoa, Trường Đại học Ohio, Hoa Kỳ cho biết: “Năm năm đầu đời được coi là thời điểm vàng để cha mẹ chuẩn bị hành trang vững chắc cho con phát triển tối ưu. Chính vì vậy, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong thời điểm vàng là điều thiết yếu giúp ngăn ngừa tình trạng thấp còi, sức đề kháng yếu và chậm phát triển nhận thức sau này.”
Nếu cha mẹ không chú ý can thiệp để cải thiện các nguy cơ do thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời, trẻ có thể sẽ mất cơ hội và để lại những ảnh hưởng lâu dài trong tương lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ được định nghĩa là sự mất cân bằng dinh dưỡng giữa lượng cần thiết và lượng nạp vào, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, trẻ có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch, các chức năng nhận thức, gặp các vấn đề về hanh vi, sức khỏe xương bị suy giảm, giảm khối cơ, đặc biệt nghiêm trọng với trẻ thấp cỏi hoặc suy dinh dưỡng mãn tính.
Giáo sư Murray cũng khẳng định: “Gen di truyền quyết định quá trình tạo xương, nhưng các yếu tố môi trường, đặc biệt là dinh dưỡng mới đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhỏ đạt hết tiềm năng chiều cao, bất kể những khác biệt về văn hóa hay địa lý.”
Chi May
Theo Vietnamplus
GS Nguyễn Gia Khánh: 'Nhiều cha mẹ thấy con gầy là khẳng định thiếu cân'
Giáo sư Khánh cho biết, hiện nay, nhiều cha mẹ thích con mũm mĩm, nên cứ ép con ăn. Khi thấy trẻ gầy đi một chút là cho rằng con bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
GS.TS Nguyễn Gia Khánh hiện là Chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam. Tại buổi ra mắt sản phẩm mới của Công ty Abbott Việt Nam chiều ngày 22/7, ông cho biết, hiện nay, số trẻ em thấp còi, thừa cân, béo phì ở nước ta đang ở mức báo động.
Theo số liệu thống kê của Hội nhi khoa Việt Nam, hiện thế giới có 41 triệu trẻ em thừa cân, béo phì, 52 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng, 36 triệu trẻ nhẹ cân và có đến 87 triệu trẻ em thấp còi.
Giáo sư Khánh phát biểu tại buổi họp báo ra mắt sản phẩm mới của Công ty Abbott Việt Nam. Ảnh: T.A.
Còn theo số liệu ở nước ta vào năm 1999, trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 38,7%, đến năm 2007 là 33,9%, và đến năm 2017 là 23,8%. Có nghĩa, trung bình cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Việt Nam đặt mục tiêu cải thiện chiều cao trung bình vào năm 2030 là 168,5 cm đối với nam và 157,5 cm đối với nữ. Hiện nay, chiều cao trung bình của nam giới là 163,7 cm, ở nữ là 153 cm. Chiều cao trung bình của nước ta thấp hơn với Malaysia, Singapore, Thái Lan...
Giáo sư Khánh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị thấp còi, trong đó, nguyên nhân chính là do thiếu hụt dinh dưỡng từ nhỏ. Một đứa trẻ bị thiếu cân, thấp còi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển thể chất, hoạt động, thiếu tự tin, mặc cảm khi trưởng thành, vì thế, cha mẹ cần phải có phương pháp bổ sung dưỡng chất, chế độ dinh dưỡng cho con ngay từ lúc còn nhỏ để trẻ phát triển cân đối. Ngoài bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm cho trẻ, cha mẹ nên chọn loại sữa phù hợp để con mình được phát triển thể chất toàn diện.
Vị giáo sư cũng cho rằng, một đứa trẻ bị béo phì, thừa cân cũng đáng lo ngại. Cha mẹ phải quan tâm, hiểu đúng về vấn đề này. Hiện nay, nhiều cha mẹ thích con mũm mĩm, nên cứ ép con ăn. Khi thấy trẻ gầy đi một chút là cho rằng con bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
Ông kể, ông từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ phát triển bình thường nhưng cha mẹ cho rằng bị gầy, thiếu dinh dưỡng. 'Họ đưa con đi khám, một hai khẳng định con bị thiếu cân. Tôi nói, chiều cao và cân nặng của bé như vậy là bình thường, nhưng họ không tin. Họ nói, một đứa trẻ phải mũm mĩm mới bình thường. Tôi phải cho đứa trẻ đi cân, đo chiều cao, đối chiếu thông số theo quy định họ mới tin', vị giáo sư nói và cho biết, cân nặng của đưa trẻ có bình thường, đủ hay không là phụ thuộc vào chiều cao, các số đo và lứa tuổi của trẻ.
Theo vietnamnet
Abbott giới thiệu sữa công thức dễ hấp thu giúp giảm nhanh rối loạn tiêu hóa ở trẻ Sữa công thức Similac Total Comfort nay được bổ sung thêm HMO giúp nuôi dưỡng hệ miễn dịch khoẻ mạnh, cải thiện các vấn đề đường ruột chỉ trong 1 ngày. Theo nghiên cứu của Ipsos năm 2014 tại Việt Nam, tiêu hóa ở trẻ nhỏ là chủ đề được 74% bà mẹ quan tâm và đau đầu tìm cách khắc phục. GS....