Hay quên do đâu?
Tôi năm nay tôi 34 tuổi, tôi sinh con thứ hai cách đây 2 năm. Gần đây tôi thấy trí nhớ của mình rất kém, rất hay quên, nhiều khi tài liệu để sẵn trên bàn khi đi tôi cũng quên không cầm theo.
Xin bác sĩ cho lời khuyên để cải thiện tình trạng này.
sanha@gmail.com
Hay quên là tình trạng thường xuyên gặp ở phụ nữ sau sinh mà do nhiều nguyên nhân như áp lực công việc, cuộc sống, thiếu máu não, suy giảm nội tiết tố, thoái hóa tế bào thần kinh ….
Video đang HOT
Phụ nữ sau sinh hay bị suy giảm trí nhớ
Để cải thiện tình trạnh không mong muốn này, lưu ý áp dụng một số biện pháp như: Sắp xếp công việc hợp lý, tránh thức khuya, tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, làm việc cần kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn.
Hạn chế uống nhiều chè đặc, cà phê vì đây là các chất có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới dinh dưỡng thần kinh, dễ gây mất ngủ, gây nghiện, làm suy giảm trí nhớ.
Chú ý chế độ dinh dưỡng, giữ trọng lượng cơ thể hợp lý. Cần ăn uống điều độ, không bỏ bữa, tăng cường các thực phẩm tốt cho não, giàu estrogen tự nhiên như các loại hạt điều, hướng dương, đậu nành, vừng lạc, tỏi, cá hồi, trứng, rau xanh, trái cây… Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường tuần hoàn máu não, tăng cường dinh dưỡng các vùng não có chức năng ghi nhớ như thùy trán, thái dương, hồi hải mã… Chú ý rèn luyện trí nhớ: tăng cường ghi chép, đọc sách, giải trò chơi đố chữ, tham gia các hoạt động xã hội ngoài trời, sắp xếp đồ đạc hay dùng ngăn nắp, thứ tự, dễ thấy, dễ tìm…
75% các ca đột quỵ liên quan đến thừa cholesterol
Theo Hội Đột quỵ TPHCM, ở Việt Nam, số ca đột quỵ tăng gấp 3 - 4 lần so với 5 - 10 năm trước và ngày càng trẻ hóa. Đáng chú ý, 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol.
Điều đó cho thấy, thừa cholesterol nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ.
TS.BS. Nguyễn Bá Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM; Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: "Cholesterol vốn là thành phần thiết yếu trong cơ thể, nhưng tình trạng thừa cholesterol sẽ gây ra hiện tượng tích tụ, tạo ra các mảng xơ vữa, khiến mạch máu hẹp lại và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn, từ đó gây thiếu máu não, dẫn đến đột quỵ. Các nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy, 25% các ca đột quỵ liên quan trực tiếp đến tình trạng thừa cholesterol theo cơ chế này. Bên cạnh đó, thừa cholesterol cũng gián tiếp liên quan tới 50% các ca đột quỵ đối với các trường hợp tăng huyết áp, thoái hoá những mạch máu nhỏ."
TS.BS. Nguyễn Bá Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM; Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Theo Hội Đột quỵ TP.HCM, nếu kiểm soát tốt tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể sẽ giúp giảm 27% nguy cơ đột quỵ. Tình trạng thừa cholesterol diễn ra khá âm thầm, gần như không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm hoặc khi đã gặp các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ,... Do đó, cần biết nguyên nhân để chủ động phòng ngừa tình trạng này. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến thừa cholesterol: yếu tố không thay đổi được (di truyền, tuổi tác, giới tính, bệnh lý nền) và yếu tố thay đổi được (chế độ dinh dưỡng, lối sống, thói quen vận động)... Để kiểm soát nhóm yếu tố thay đổi được, mỗi người cần tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao và đặc biệt là áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học.
Theo Viện Y học Ứng dụng VN (VIAM), một chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cholesterol là hạn chế sử dụng nguồn chất béo từ phủ tạng động vật, nước luộc thịt, óc, lòng, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp... Thay vào đó, tăng cường bổ sung nguồn chất béo có lợi thường được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích và trong các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương,... Những loại dầu này còn đặc biệt giàu Gamma-Oryzanol và Phytosterol có khả năng giảm cholesterol máu. TS. BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: "Dưỡng chất Phytosterol có tác dụng giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol. Trong khi đó, Gamma - Oryzanol có tác dụng ức chế enzyme thúc đẩy sản xuất cholesterol và tăng đào thải cholesterol thừa ra khỏi cơ thể."
TS.BS. Nguyễn Bá Thắng khuyến cáo, đột quỵ không có dấu hiệu nhận biết trước nên cộng đồng không nên chủ quan mà phải chủ động trang bị kiến thức để tự bảo vệ chính mình và những người thân yêu với tinh thần "Đột quỵ - Phòng để không phải trị".
Rau đay không chỉ ăn cho mát, nếu biết cách chế biến còn là "thuốc quý" trong nhà Rau đay ngoài việc làm thực phẩm trong bữa ăn còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh điển hình là say nắng, táo bón... Không chỉ lá, 2 phần này của rau đay cũng ngon bổ không kém Rau đay là loại rau rất được yêu thích vào mùa hè, bởi tính thanh mát, giúp...