Hậu hoạ khôn lường từ đắp lá cây, thuốc nam không rõ nguồn gốc chữa bệnh
Gia đình tự điều trị bỏng bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc đã khiến tình trạng bỏng của trẻ nặng thêm gây nhiễm trùng.
Ngắm nhìn con gái bé bỏng mới 18 tháng tuổi đang nằm trên giường bệnh với gần nửa người bị băng kín do bỏng nước sôi, chị T.H (Nam Định) cho biết, cách đây hơn 1 tuần, khi chị đang pha sữa cho con thì có việc phải ra ngoài nên để tạm cốc nước sôi ở trên bàn, không may con gái trong lúc chơi đùa đánh đổ cốc nước sôi lên người, gây bỏng lớn ở vùng ngực.
Hiện tình trạng của 2 bệnh nhi đều đã ổn định và sẽ được ra viện trong vài ngày tới.
Tuy nhiên, thay vì đưa con vào bệnh viện điều trị, chị lại nghe lời người quen đưa con đến nhà thầy lang để đắp thuốc nam. Ngày thứ 4 sau khi đắp thuốc, thấy con sốt cao chị mới đưa con đến viện Tỉnh, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương thì được các bác sĩ chẩn đoán con bỏng nước sôi độ II-III nhiễm trùng.
Một trường hợp khác cũng đang nằm điều trị tại đơn vị Bỏng, khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương là bé trai Đ.M (13 tuổi, ở Phú Thọ) bị bỏng toàn bộ cẳng chân phải, nhiễm trùng sau đắp lá cây không rõ nguồn gốc do nghe lời khuyên của hàng xóm.
Rất may mắn, cả 2 trường hợp trên sau khi được các y bác sĩ tại đơn vị Bỏng, khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị và chăm sóc, đều đã ổn định và dự kiến sẽ được ra viện trong 1 vài ngày tới.
Video đang HOT
Theo BSCKII. ThS Phùng Công Sáng – Phụ trách Đơn vị Bỏng – Phó Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, dù đã có rất nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề có thể gặp phải khi đắp lá cây theo kinh nghiệm mà chưa được khoa học kiểm chứng để xử lý vết thương, vết bỏng, tuy nhiên vẫn nhiều gia đình tự ý điều trị tại nhà, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
BSCKII. ThS Phùng Công Sáng nhấn mạnh, đắp lá cây, các loại thuốc điều trị theo kinh nghiệm mà chưa được kiểm chứng và không đảm bảo sạch vào vết thương, vết bỏng là việc làm rất nguy hiểm, có thể khiến tổn thương nặng thêm, viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không nhiễm trùng thành nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra các biến chứng như: viêm mủ màng tim, màng não, viêm mủ màng phổi, áp- xe phổi, viêm tủy xương, thậm chí tử vong hoặc để lại những di chứng suốt đời cho trẻ…
“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhi, nếu được đưa đến bệnh viện kịp thời khi trẻ mới bị bỏng, sơ cứu tốt thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều và cũng đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian của gia đình.
Tuy nhiên, do gia đình đưa đến bệnh viện muộn, vùng bỏng bị nhiễm trùng nặng đã hoại tử sâu, việc điều trị phức tạp hơn, có khi còn phải phẫu thuật nhiều lần và để lại di chứng cho trẻ sau này”, bác sĩ Sáng cho hay.
Da trẻ em mỏng và liên kết giữa các lớp lỏng lẻo hơn người lớn nên vết bỏng thường nặng và sâu hơn. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng như sốc bỏng cao hơn dù diện tích bỏng không lớn. Do đó, khi trẻ bị bỏng cần được sơ cứu sớm và đúng cách.
Để phòng tránh tai nạn bỏng hiệu quả và hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:
Không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện…
Thức ăn, thức uống nóng, các vật dễ cháy nổ như xăng, dầu, cồn, diêm quẹt… phải để nơi an toàn và tránh xa tầm tay của trẻ.
Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như Lavie, trà C2…, nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.
Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài.
Khi trông trẻ, người lớn cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
“Đặc biệt, cha mẹ và người trông trẻ nên học kỹ thuật sơ cứu để hạn chế tổn thương cho trẻ khi không may bị các tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với những trẻ đã nhận thức được, cha mẹ, nhà trường, cộng đồng cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân”, Bác sĩ Sáng khuyến cáo.
Bị hoại tử chân do tự ý dùng thuốc nam để trị bệnh tiểu đường
Một bệnh nhân tại Quảng Ninh bị hoại tử chân, nhập viện cấp cứu do tự ý dùng thuốc nam.
Ngày 24.6, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí cho biết đơn vị này vừa chữa trị cho một nam bệnh nhân bị hoại tử chân do tự ý mua thuốc nam về điều trị đái tháo đường (tiểu đường).
Người bệnh được nhập viện điều trị với chẩn đoán loét hoại tử bàn chân trái. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Cách đây 2 tuần, nam bệnh nhân (57 tuổi, trú tại TX.Đông Triều, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng sưng đau bàn chân trái. Sau đó, sưng tấy lan rộng toàn bộ bàn chân và cẳng chân trái, có điểm hóa mủ kèm theo sốt nóng, sốt rét từng cơn.
Người bệnh cho biết đã không đi khám mà tự mua và dùng thuốc nam. Sau khi dùng thuốc tình trạng bệnh không đỡ mà thấy mệt nhiều, sốt, sưng đau, chảy mủ chân tăng lên. Lúc này người bệnh mới đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để điều trị.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Loét hoại tử bàn chân trái; đái tháo đường loại 2; tăng huyết áp; gút cấp; suy vỏ thượng thận do thuốc nam.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Dung ở Khoa Nội tiết (Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí), cho biết trường hợp người bệnh là tình trạng nhiễm khuẩn rất nặng có nguy cơ cắt cụt chi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, người bệnh đã được sử dụng kháng sinh chống viêm, nhiễm trùng, kết hợp với sử dụng thuốc để kiểm soát đường máu, huyết áp, lipid máu, hormone tuyến thượng thận. Bên cạnh đó là chăm sóc vết loét bàn chân bằng cách cắt lọc tổ chức hoại tử.
Qua trường hợp của nam bệnh nhân nói trên, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh đái tháo đường cần vệ sinh và kiểm tra bàn chân hằng ngày. Khi phát hiện tổn thương viêm loét bàn chân, không được tự ý điều trị tại nhà mà người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và chăm sóc vết thương, giúp vết thương được kiểm soát tốt, tránh những tổn thương lan rộng, bảo tồn các chi. Đặc biệt không tự ý sử dụng các thuốc không được bác sĩ kê đơn.
Tin theo lời quảng cáo chữa dứt điểm vảy nến, người đàn ông lở loét khắp người Tin vào thuốc nam của một thầy lang để chữa bệnh vảy nến, ông H. (ở TP.Hải Phòng) đã phải nhập viện vì bị dị ứng. Ngày 13.6, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, TP.Hải Phòng cho biết, vừa qua, Khoa Da liễu của bệnh viện đã tiếp nhận người bệnh tên N.V.H với các biến chứng nặng của bệnh vảy nến sau...