Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều thiếu giáo viên, cần cơ chế đặc thù để gỡ khó
Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều gặp khó khăn do thiếu giáo viên – một bất cập trong công tác giáo dục của tỉnh từ nhiều năm qua.
Việc sắp xếp đội ngũ để dạy môn học mới, do đó gặp trở ngại, giáo viên phải dạy theo từng phân môn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa tổ chức đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tại tỉnh Tuyên Quang.
Hầu hết các trường đều thiếu giáo viên dạy chương trình mới
Là một trong những địa phương thời gian qua kiểm soát tốt được dịch Covid-19, nên từ đầu năm học 2021-2022 đến nay, Tuyên Quang tổ chức dạy học trực tiếp được cho tất cả học sinh các khối lớp.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đến thăm trường học tại tỉnh Tuyên Quang.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT Tuyên Quang) cho biết, thời gian đầu áp dụng Chương trình GDPT mới, một số đơn vị còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Sở GD-ĐT thông qua Tổ Tư vấn Chuyên môn GDPT đã họp thống nhất để hiểu đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Các nhà trường có cán bộ quản lý, giáo viên tham gia Tổ tư vấn triển khai thực tế tại đơn vị mình, từ đó rút ra những khó khó khăn, vướng mắc và đưa ra Tổ họp bàn bạc, thống nhất cách làm phù hợp. Từ các bài học thực tế đó, Tổ Tư vấn chuyên môn đã hỗ trợ các trường giải quyết những khó khăn.
Sở GD-ĐT Tuyên Quang cho biết, việc triển khai Chương trình GDPT 2018 ở lớp 1, lớp 2 cơ bản thuận lợi nhưng với lớp 6 thì thời gian đầu có một số lúng túng trong tổ chức dạy môn học mới Khoa học Tự nhiên, Lịch sử – Địa Lý, Nghệ thuật. Lý do là hầu hết các nhà trường đều gặp khó khăn do thiếu giáo viên – một bất cập trong công tác giáo dục của Tuyên Quang nhiều năm qua. Việc sắp xếp đội ngũ để dạy môn học mới, do đó gặp trở ngại, giáo viên phải dạy theo từng phân môn.
Đầu năm học, trường THCS này tổ chức dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo cách “chạy” song song các chủ đề và thử nghiệm một lớp dạy tuần tự chủ đề theo logic trong chương trình môn học. Thực tế triển khai, thấy học sinh học theo logic tuyến tính dễ tiếp thu hơn; trường THCS An Tường dự kiến thời gian tới sẽ điều chỉnh lại kế hoạch dạy học để các lớp 6 khác đều dạy học Khoa học tự nhiên theo tuần tự chủ đề trong sách giáo khoa.
Video đang HOT
Cần tháo gỡ bài toán thiếu giáo viên
Đánh giá cao việc triển khai Chương trình GDPT mới và Chương trình GDPT 2006 của ngành Giáo dục Tuyên Quang đã khoa học, bài bản, bước đầu có chất lượng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị tiếp tục phát huy những điểm tích cực. Những khó khăn về đội ngũ đã tồn tại từ lâu, Sở GD-ĐT cần tham mưu chính quyền địa phương để có giải pháp tháo gỡ. Trước mắt, cần hợp đồng giáo viên để giải quyết câu chuyện thiếu nhân lực cho các nhà trường. Về lâu dài, Sở GD-ĐT Tuyên Quang cần xin cơ chế đặc thù để được tuyển đủ đội ngũ so với định mức cần thiết hiện nay. Ở góc độ quản lý nhà nước, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ, đề nghị báo cáo Chính phủ bổ sung hơn 94.700 biên chế trong giai đoạn 2021-2025, để giải quyết khó khăn vì thiếu giáo viên cho các tỉnh thành.
Thời gian tiếp theo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị ngành Giáo dục Tuyên Quang tiếp tục nâng cao nhận thức về đổi mới GDPT cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên; bởi, mọi sự đổi mới suy cho cùng đều bắt đầu từ nhận thức.
Đối với việc thực hiện Chương trình GDPT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu ngành Giáo dục Tuyên Quang cần tiếp tục làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ. Làm thế nào để thầy cô không bỡ ngỡ, lúng túng khi thực hiện Chương trình GDPT 2018. Việc thành lập Tổ Tư vấn chuyên môn GDPT của Sở GD-ĐT Tuyên Quang, được Thứ trưởng hoan nghênh và yêu cầu phát huy hơn nữa, đặc biệt trong trợ giúp các nhà trường khi thực hiện môn Khoa học tự nhiên lớp 6-lớp đầu tiên của cấp THCS dạy học theo Chương trình GDPT 2018. Hiện nay, một số trường THCS ở Tuyên Quang đang dạy song song các chủ đề của môn tích hợp này. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng “bất khả kháng mới làm, còn tốt nhất vẫn là dạy theo logic tuyến tính của chương trình để đảm bảo tính khoa học”.
“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa trong điều kiện bình thường đã khó, đổi mới trong điều kiện có dịch còn nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù ở hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn cố gắng kiên trì mục tiêu chất lượng. Phải làm sao để học sinh được học trong môi trường có chất lượng và học một cách tử tế”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói, đề nghị từng cán bộ, nhà giáo nâng cao ý thức trách nhiệm vì học sinh thân yêu.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh, năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Tuyên Quang là một trong những địa phương “may mắn” có thể cho học sinh trực tiếp đến trường, nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là trong phòng dịch. Các nhà trường cần nghiêm túc thực hện nguyên tắc “5k cộng vaccine” để đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Khi học sinh vẫn được học trực tiếp, cơ sở giáo dục cần tranh thủ thời gian “vàng” để nâng cao chất lượng dạy học, giúp các em tiếp cận chương trình một cách tốt nhất, và sẵn sàng chuyển hướng khi cần thiết. Để làm được điều này cũng như thực hiện được mục tiêu hoàn thành chương trình GDPT đúng kế hoạch, thì việc dạy học trực tuyến cần được chủ động, linh hoạt triển khai. “Đây không còn là giải pháp tình thế và vùng xanh cũng có thể dạy học trực tuyến để bổ trợ cho dạy học trực tiếp, để khi cần là chuyển trạng thái được”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói./.
Tranh thủ tối đa 'thời gian vàng'
Bộ GD-ĐT đã đề nghị các tỉnh, thành tranh thủ tối đa "thời gian vàng" khi dịch bệnh kiểm soát được, đảm bảo an toàn để học sinh trở lại trường.
Học sinh khối lớp 6 xã đảo Thạnh An, Cần Giờ, TP.HCM trong giờ học tại trường sáng 20-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhiều địa phương thuộc cấp độ 1, 2 theo phân loại cấp độ dịch của Bộ Y tế đã bắt đầu cho học sinh quay lại trường. Tuy vậy, một số nơi chuẩn bị tâm thế có thể quay lại học trực tuyến, qua truyền hình nếu dịch bùng phát như trường hợp ở Hà Nam, Bắc Ninh, Phú Thọ... Vậy các trường cần tranh thủ làm gì trong "thời gian vàng" học sinh được đến trường?
Cần làm ngay việc rà soát tiến độ dạy học, đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến, qua truyền hình để phân loại được các nhóm học sinh ở mức độ tiếp thu khác nhau.
Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH (vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT)
Cho thực hành, trải nghiệm
"Cần làm ngay việc rà soát tiến độ dạy học, đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến, qua truyền hình để phân loại được các nhóm học sinh ở mức độ tiếp thu khác nhau. Từ đó, có sự hỗ trợ khác nhau bù đắp những điểm còn yếu, còn thiếu, đặc biệt là có giải pháp hỗ trợ nhiều hơn với học sinh gặp khó khăn hoặc không có điều kiện học trực tuyến, qua truyền hình" - ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết.
Theo ông Thành, trên cơ sở kế hoạch giáo dục của từng trường, tương ứng với điều kiện tổ chức dạy học khác nhau, có thể xây dựng phương án dạy bù, bổ sung kiến thức, ôn tập những nội dung đã dạy trực tuyến, qua truyền hình cho học sinh theo lớp hoặc theo các nhóm đối tượng học sinh khác nhau.
Trong đó chú trọng các lớp đầu cấp, cuối cấp. Để tận dụng tối đa "thời gian vàng", các trường nên chủ động xây dựng kế hoạch trước khi học sinh quay trở lại trường để không gặp lúng túng khi triển khai.
"Tranh thủ thời gian dạy học trực tiếp để thực hiện các giờ học thực hành, thí nghiệm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong điều kiện đảm bảo giãn cách phòng dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế; tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp có tác động tích cực đến tâm lý, đến việc rèn nề nếp, kỹ năng, phẩm chất học sinh là những nội dung các nhà trường cần chú ý" - ông Thành trao đổi.
Duy trì kênh trực tuyến
Trong hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, khi học sinh đã trở lại trường, các trường vẫn phải duy trì tổ chức dạy học trực tuyến, dạy qua truyền hình phù hợp với kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp. Cụ thể là sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, qua truyền hình để hỗ trợ dạy học trực tiếp tùy theo nội dung cụ thể, trong các trường hợp phải chia nhóm học sinh luân phiên đến trường để đảm bảo giãn cách.
Với tinh thần này, nhiều trường có những cách triển khai khác nhau. Có trường vừa thực hiện dạy học trực tiếp đối với lớp đầu, cuối cấp, vừa vẫn duy trì dạy trực tuyến đối với các lớp còn lại khi việc trở lại trường cần đảm bảo giãn cách.
Nhưng một số hiệu trưởng cho rằng cách làm song song hai hình thức dạy học sẽ rất khó trong quản lý và bố trí giáo viên. Vì giáo viên sẽ phải chạy từ lớp dạy trực tiếp đến chỗ để có thiết bị dạy trực tuyến, kéo theo nhiều xáo trộn khác.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) - chia sẻ: "Ở khía cạnh quản lý, sẽ khó khăn khi thực hiện song song cả hai hình thức dạy học. Nhưng trường hợp học sinh quay lại trường học trực tiếp, nền tảng dạy học trực tuyến vẫn có thể duy trì để thực hiện trong các trường hợp giáo viên giao nhiệm vụ, nhận sản phẩm học tập của học sinh, cung cấp các video bài giảng, tư liệu tham khảo để học sinh luyện tập, sử dụng để họp hành, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi giữa giáo viên và các nhóm học tập, giữa các nhóm học sinh với nhau... Đây là cách để tận dụng nền tảng dạy học trực tuyến, đồng thời có thể thích ứng nhanh nếu lại phải chuyển đổi".
Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng với tình hình hiện tại sẽ cần tiếp tục chủ động để sẵn sàng chuyển đổi từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến và ngược lại. "Vì thế duy trì nền tảng dạy học trực tuyến như một kênh bổ trợ cho dạy học trực tiếp vừa giúp các trường tiết kiệm thời gian, tiếp tục phát huy ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, vừa để có thể chuyển đổi nhanh khi cần thiết.
Ví dụ như giáo viên vẫn có thể sử dụng nền tảng trực tuyến để cung cấp video bài giảng cho học sinh nghiên cứu trước, chuẩn bị trước các yêu cầu của giáo viên, việc này sẽ tập cho học sinh kỹ năng tự học, nghiên cứu tài liệu, đồng thời tiết kiệm thời gian để ở trên lớp giáo viên có thể tập trung vào việc chữa bài tập, giải thích thêm và chốt kiến thức cho học sinh..." - ông Thành nhấn mạnh.
Rèn lại cho học sinh cách cầm bút, tư thế ngồi
Cô Nguyễn Thị Nhiếp cho biết sẽ ưu tiên tổ chức ôn tập lại nội dung kiến thức cốt lõi cho học sinh khi trở lại trường, có thể triển khai qua các chủ đề dạy học tích hợp liên môn, đơn môn. Còn cô Mai Hoa, lãnh đạo một trường tiểu học ở Hà Nội, cho biết: "Rèn lại cho học sinh cách cầm bút, cách ngồi cho đúng tư thế, hướng dẫn luyện viết, đọc các âm, vần, chữ khó, kèm được từng học sinh khi dạy học trực tiếp là những việc tôi hình dung phải làm khi học sinh được quay lại trường".
Hỗ trợ tâm lý học sinh
Theo Bộ GD-ĐT, khi học sinh mới trở lại học, nhà trường phải chú ý tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng dịch. Việc bố trí dạy bù phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương và không gây quá tải, áp lực cho học sinh.
Các trường tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng học sinh học tập trực tuyến, học tập qua truyền hình bảo đảm an toàn; quản lý học sinh học tập ở nhà, ở trường cũng như việc đi lại hằng ngày từ nhà đến trường, từ trường về nhà, thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19.
Khánh Hòa thống nhất phương án dạy trực tiếp song song trực tuyến đảm bảo phòng, chống dịch Ngày 23/10, ông Võ Hoàn Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết, theo phương án dạy trực tiếp song song trực tuyến, mỗi lớp học sẽ được chia thành hai nửa lớp (để sắp xếp cho nửa số học sinh đến lớp học trực tiếp, nửa còn lại ở nhà học trực tuyến). Trước đó, Sở...