Hậu COVID-19 ‘loạn’ thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã được kiểm soát, số ca khỏi bệnh tăng, trên các trang mạng xã hội, nhiều người than phiền về triệu chứng hậu COVID.
Nắm bắt được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19, các loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ sức khỏe đua nhau tăng giá.
Sau điều trị COVID-19 thay vì phục hồi sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý thì nhiều người lại tìm đến các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo với rất nhiều công dụng như bổ phổi, tăng cường sức khỏe, tốt cho người bệnh có các di chứng hậu COVID-19… để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng hơn.
Một đồn mười, mười đồn trăm, chưa rõ thực hư công dụng như thế nào, cứ nghe mọi người quảng cáo, truyền tai nhau là mua về, khiến các mặt hàng này trở nên khan hiếm hơn, giá cả cũng theo đó mà tăng.
Sau 7 ngày mắc COVID-19 xét nghiệm âm tính, chị T.T.N.A kế toán một công ty thời trang ở Thanh Xuân quay trở lại làm việc. Đến công ty, thấy nhiều đồng nghiệp tâm sự sau khi khỏi bệnh bị các di chứng hậu COVID như khó thở, ho nhiều, người dễ mệt mỏi… Chưa biết mình có bị các di chứng này hay không, nhưng để chắc ăn, N.A nhờ đồng nghiệp đặt cho 2 lọ thực phẩm chức năng có tinh chất đông trùng hạ thảo được nhập khẩu từ Úc với giá 1,6 triệu đồng.
N.A cho biết, phòng kế toán của chị có 7 người thì có đến 5 người mắc COVID-19, và tất cả đều mua loại thực phẩm chức năng này. Thậm chí có người còn đặt mua tận 10 hộp để dự trữ cho gia đình và biếu người thân.
Tràn làn các loại thực phẩm chức năng bổ phổi được quảng cáo trên mạng.
Khảo sát tại một số hiệu thuốc tại TP. Hà Nội, với mong muốn mua một loại thực phẩm bổ sung để phục hồi cơ thể sau COVID-19, chúng tôi được nhân viên tại một nhà thuốc (Cầu Giấy) giới thiệu loại thực phẩm chức năng có giá 240 nghìn đồng. Theo lời nhân viên, loại thực phẩm này có chứa thành phần của các loại dược liệu cao cấp như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, nhân sâm… rất tốt cho sức khỏe. Uống vào có tác dụng bồi bổ, kích thích ăn ngon, ngủ ngon, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Di chuyển sang cửa hàng khác, chúng tôi cũng được giới thiệu về loại thực phẩm chức năng có các thành phần như ở trên nhưng với giá 330 nghìn đồng và một loại nhập khẩu giá 850 nghìn. Người bán hàng cho biết ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, thực phẩm bổ sung này còn giúp làm đẹp da nên rất được ưa chuộng, mỗi ngày hiệu thuốc của chị bán gần trăm hộp, có ngày không còn hàng để bán.
Anh Đ. chủ cửa hàng thuốc tại Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm cho biết, thời gian gần đây, lượng người hỏi mua kít xét nghiệm, hay các loại thuốc điều trị COVID ít hơn hẳn so với cách đây 2 tuần, thay vào đó là các loại thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể sau COVID lại có nhu cầu rất cao. Hiệu thuốc chưa có con số thống kê cụ thể, tuy nhiên con số cũng khá lớn khoảng vài chục lượt khách mỗi ngày.
Theo anh Đ. các loại thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể sau mắc COVID rất đa dạng, giá cả cũng tùy loại thấp nhất từ vài chục đến vài trăm, đắt hơn là loại nhập khẩu giá lên đến hàng triệu.
Không chỉ tại các cửa hàng thuốc truyền thống, trên các trang mạng xã hội, các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo với tác dụng bồi bổ cơ thể, tốt cho phổi cũng được rao bán tràn lan với đủ các loại từ sản xuất trong nước đến các loại nhập khẩu từ Anh, Úc, Nhật, Hàn Quốc…
Tuy nhiên các loại thực phẩm bán trên không gian “ảo” rất khó kiểm định chất lượng. Nếu mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng cơ thể không tốt lên mà ngược lại tình trạng bệnh còn nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ nhiều lô hàng thực phẩm chức năng buôn lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hơn nữa, việc sử dụng thực phẩm chức năng giống như “dao hai lưỡi”, nếu bổ sung dư thừa cũng gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
BS Trần Công Bình, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: “Nếu sau khi khỏi COVID-19, bệnh nhân vẫn bị ho nặng kéo dài không dứt, ho có đờm, mất ngủ, khó thở, cơ thể mệt mỏi thì nên đến bệnh viện khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe.
Bệnh nhân không nên tự mua và dùng thuốc vì việc tự điều trị có thể gây nguy hiểm. Không ít trường hợp bị tổn thương phổi diễn tiến nặng, bệnh nhân không đến bệnh viện khám mà tự chữa trị với nhiều loại thuốc khác nhau, hoặc mua các loại thực phẩm chức năng trôi nổi trên thị trường, tới khi vào viện thì tình trạng bệnh đã nghiêm trọng hơn.
Điều quan trọng sau mắc COVID-19 là cần bổ sung dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện hợp lý để cơ thể được phục hồi nhanh hơn. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,… với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.
Hỏi nhanh về Covid-19: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì? Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì? (M.H, TP.HCM) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược...