Hàng nghìn trẻ em ở Sơn La sẽ được bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2022
Vitamin A là một trong những vi chất quan trọng của cơ thể. Bổ sung vitamin A góp phần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề cho trẻ… Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về việc tổ chức cho trẻ uống bổ sung Vitamin A đợt 2 năm 2022.
Theo Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ăn ít rau quả, thiếu vận động thể lực làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm…
Bổ sung vitamin A phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ…
Để cải thiện tình trạng này, từ nhiều năm nay, mỗi năm Viện dinh dưỡng (Bộ Y tế) phát động 2 đợt bổ sung vitamin A cho trẻ (ngày 1 – 2/6 và ngày 1 – 2/12). Nhờ đó, nhiều năm qua, hàng triệu trẻ dưới 5 tuổi (ở 22 địa phương đặc biệt khó khăn) được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A, các bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được bổ sung đủ liều vitamin A. Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc.
Ngày 23/11, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã phối hợp với Sở Y tế Sơn La, Trung tâm y tế huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ dưới 60 tháng tuổi tại huyện Yên Châu với thông điệp : “ Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống”.
Hiện tại, tỷ lệ suy dinh dưỡng tại Sơn La vẫn còn khá cao. Sơn La cũng là 1 trong 22 địa phương đặc biệt khó khăn mà đối tượng trẻ sinh sống tại các địa bàn này cần được bổ sung vitamin A từ 6- 60 tháng tuổi (41 tỉnh còn lại, trẻ chỉ cần bổ sung vitamin A từ 6-36 tháng tuổi). Việc lựa chọn Sơn La để phát động chiến dịch bổ sung vitamin A đợt này nhằm góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của các vi chất đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, từ đó cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ.
Bổ sung vitamin A, làm sao an toàn cho bé?
BS. Lường Văn Quyết (Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Châu), cho biết, tại huyện Yên Châu, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là trên 16% và thấp còi là gần 22%. Để hưởng ứng chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 này, đến nay, rất nhiều hoạt động được triển khai như: Truyền thông để nâng cao kiến thức và thực hành cho người dân về phòng chống thiếu vitamin A nói chung và thiếu các vi chất dinh dưỡng nói riêng trên phát thanh-truyền hình, báo, loa truyền thanh xã/phường, tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn, phát tờ rơi, đặc biệt là sự kết hợp với những buổi giao ban y tế xã, thôn bản…
“Chiến dịch Bổ sung vitamin A và tẩy giun đợt 2 cho trẻ tại huyện Yên Châu sẽ được tổ chức vào 2 ngày 01-02/12/2022 sắp tới. Trong đợt bổ sung này, Trung tâm cũng đã nhận được hơn 8000 liều vitamin A về huyện để đảm bảo các đối tượng được uống vitamin A đầy đủ. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa nhằm mục đích nâng cao vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trong toàn huyện”.
Những thực phẩm giàu Omega phát triển não bộ của trẻ
Omega đóng vai trò quan trọng hình thành và phát triển não bộ của trẻ. Việc bổ sung thực phẩm giàu Omega giúp trẻ phát triển trí tuệ, thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng bằng thực phẩm hàng ngày
SKĐS - Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng. Thiếu vi chất dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Video đang HOT
Tác dụng của Omega với trẻ em
Dinh dưỡng không cân đối là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn, dân tộc thiểu số và miền núi.
Thiếu dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao mà còn gây tổn thương đến chức năng và cấu trúc của não bộ; do đó làm chậm quá trình phát triển nhận thức và suy giảm nhận thức lâu dài. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra suy dinh dưỡng thấp còi trong 2 năm đầu đời có liên quan đến giảm số năm đến trường (giảm 0,9 năm), chậm đi học và tăng nguy cơ bị đúp (16%).
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao so với trung bình cả nước
Theo TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, vẫn còn những tồn tại, thách thức ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là sự chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân tộc. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao so với trung bình cả nước gồm khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15,0% và 21% so với 8,5%).
ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Quốc gia cho biết, Omega là dưỡng chất rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển não bộ bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo Omega. Tuy nhiên, Omega là chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài. Những thực phẩm "rẻ như cho" nhưng cực giàu Omega sẽ làm bạn bất ngờ.
Cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo. Omega cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Omega quan trọng như vậy nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
Omega là một nhóm các axit béo chưa no cần thiết đa nối đôi, đó là DHA - EPA - ALA. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là một chất béo Omega 3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA theo nhu cầu, giúp cung cấp năng lượng và là nguyên liệu xây dựng cấu trúc não bộ, bảo vệ não, làm tăng các dẫn truyền thần kinh.
Với trẻ em, Omega có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ, giúp tăng cường trí nhớ, tăng cường phản xạ thần kinh. Không chỉ trẻ em mà người lớn vẫn cần Omega, nhất là Omega 3 và 6 cho phát triển trí não, phát triển thị giác.
Nếu thiếu Omega sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não và thần kinh, làm giảm hiệu quả của các dẫn truyền thần kinh từ cơ quan đích đến não, giảm tính lưu động của màng tế bào. Với trẻ em thiếu Omega sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm...
Những tác dụng của Omega
Omega tốt cho da: Omega làm cho làn da tươi trẻ, săn chắc. Trong đó, DHA và EPA là 2 loại Omega giúp ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm.
Omega giúp bạn ngủ ngon hơn: Một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc là do thiếu Omega. Khi được bổ sung Omega, cơ thể sẽ sản xuất ít hormone melatonin hơn. Trong khi đó melatonin lại vô cùng cần thiết để bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ chất lượng.
Omega giúp phát triển não bộ và tăng cường thị lực: DHA là thành phần chính của não bộ và võng mạc mắt. Vì thế DHA rất cần thiết và quan trọng trong việc phát triển não bộ, hệ thần kinh và cải thiện thị lực, nhất là phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng.
Omega cũng có tác dụng cải thiện một số bệnh về rối loạn thần kinh và chống lại một số bệnh tự miễn, đồng thời góp phần hỗ trợ điều trị một số bệnh như bệnh thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh vảy nến,...
Ngoài ra, Omega cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan,... Chính vì thế, việc bổ sung Omega cho cơ thể là rất cần thiết.
Những thực phẩm giàu Omega
Omega có hai nguồn thực vật và động vật. Tuy nhiên, Omega lại không có tính dự trữ nên phải bổ sung hằng ngày qua thực phẩm.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, khám sức khỏe định kỳ giúp trẻ phát triển tối ưu.
Omega động vật
Omega động vật có trong cá, mỡ của cá, cá biển. Một số loại cá có hàm lượng Omega cao như: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, hàu...
Các loại cá này là một nguồn Omega rất phong phú. Đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B12, selen... nên các mẹ cho con bú không nên kiêng chất tanh mà cần ăn cá để tăng cường dưỡng chất cho con, tốt cho sức khỏe bản thân.
Cá thu: thường được hun khói và phi lê cả miếng để ăn trong bữa ăn sáng ở các nước phương Tây. Cá thu rất giàu chất dinh dưỡng, một miếng cá thu 100g cung cấp tới 200% vitamin B12 và 100% selen cần cho một ngày. Thêm vào đó, trong cá thu cũng chứa nhiều Omega 3, 100g cá thu lại chứa 5.134 mg Omega 3.
Cá hồi: chứa hàm lượng protein cao và gồm nhiều chất dinh dưỡng như magie, kali, selen, vitamin B. Trong 100g cá hồi có chứa 2.260mg Omega 3. Các nghiên cứu đã cho thấy, những người thường xuyên ăn cá hồi sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, mất trí hay chứng trầm cảm.
Cá trích: thường được ngâm hoặc sơ chế, sau đó đóng hộp và được bán như thức ăn nhẹ. Trong 100g cá trích có chứa 1.729mg Omega 3.
Hàu: Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin B12, sắt, magie, photpho, kẽm, đồng,... Ngoài ra, cứ 100g hàu sống có chứa 672 mg Omega 3.
Cá mòi: Cá mòi rất bổ dưỡng, chứa các chất dinh dưỡng như: vitamin B12, selenium, photpho, canxi, protein, vitamin D,.. Trong 100g cá mòi có chứa 1.480mg Omega 3.
Cá cơm: là một loại cá nhỏ, chúng thường được sấy khô và đóng hộp. Cá cơm giàu canxi, vitamin B3 và selen. Trong 100g cá cơm chứa 2.113 mg Omega 3
Omega thực vật
Omega thực vật có nhiều trong các loại hạt và rau xanh như: Bắp cải Brusse, cải xoăn, rau bó xôi, cải xanh, súp lơ, rau bina, đậu Hà Lan...
Rau chân vịt: Trong 100gr rau chân vịt có chứa 138mg Omega 3 và 26mg Omega 6. Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, rau bina. Nó được xem là 1 trong những loại rau ưa thích của nhiều người vì không những ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng từ vitamin A, C, E, K đến các loại Omega.
Nên bổ sung thực phẩm giàu Omega để phát triển trí não trẻ.
Hạt lanh: Hạt lanh có kích thước nhỏ, màu nâu hoặc vàng, thường được dùng làm phụ gia và sản xuất dầu. Là thực phẩm giàu chất béo tốt, hạt lanh cũng là 1 nguồn cung cấp Omega. Hạt lanh cũng được coi là thực phẩm hoàn hảo cho người ăn chay vì nó cung cấp nhiều chất xơ, vitamin E, magie...
Hạt chia: Trong 100gr hạt chia có 4.915mg Omega 3 và 1.620mg Omega 6. Trong hạt chia có lượng canxi, phốt pho, protein phong phú, hạt chia cũng rất phù hợp với những người tập gym.
Quả óc chó: Ngoài lượng Omega phong phú (trong 100gr quả óc chó có 9.079mg Omega 3, 38.092mg Omega 6), quả óc chó còn rất bổ dưỡng, giàu chất xơ, đồng.
Lưu ý, khi ăn quả óc chó, đừng bỏ lớp màng bên ngoài vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Các loại họ đậu, đỗ: Đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, lạc rất giàu Omega.
5 biện pháp phòng bệnh cúm lây từ gia cầm sang người Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh cúm A/H5 từ gia cầm sang người. Cúm gia cầm ở người có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ như sốt và ho, nặng như viêm phổi nghiêm trọng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở),...