Hai điều này kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ tử vong sớm
Việc xác định các yếu tố có thể góp phần dẫn đến tử vong sớm là rất quan trọng vì nhiều lý do, cụ thể là vì nó có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Đo đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (GBD) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do Christopher Murray, Đại học Washington (Mỹ), dẫn đầu, có bốn yếu tố – chế độ ăn uống kém, huyết áp cao, béo phì và sử dụng thuốc lá – là những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sớm, được xác định là xảy ra trước 86 tuổi, ở Mỹ.
Giờ đây, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng hai yếu tố khác kết hợp với nhau có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong sớm của một người.
Ngủ kém và bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ chết sớm
Theo một nghiên cứu lớn được Đại học Northwestern ở Chicago (Mỹ) và Đại học Surrey ( Vương quốc Anh) thực hiện, và công bố trên tạp chí The Journal of Sleep Research, có liên quan đến hơn 500.000 người, sự kết hợp của giấc ngủ kém và bệnh tiểu đường – chủ yếu là loại 2 – làm tăng nguy cơ tử vong sớm của một người lên tới 87%.
Những người mắc bệnh tiểu đường không có vấn đề về giấc ngủ chỉ có 12% nguy cơ tử vong sớm.
Video đang HOT
“Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường, sự rối loạn giấc ngủ của bạn vẫn có thể làm tăng nguy cơ tử vong, nhưng đối với những người bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ tử vong sẽ cao hơn”, tác giả nghiên cứu tương ứng Kristen Knutson, phó giáo sư thần kinh học và y tế dự phòng tại Trường Y Feinberg của Northwestern, giải thích trong một thông cáo báo chí, theo Eat This, Not That!
Ngủ kém rất có hại cho sức khỏe. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERTOCK
Tuy nhiên, nếu bạn trả lời câu hỏi “Bạn có khó ngủ vào ban đêm hoặc bạn có thức giấc giữa đêm?” là “Có”, phó giáo sư Knutson giải thích rằng bạn nên cố gắng điều trị các vấn đề về giấc ngủ của mình sớm hơn trong đời.
“Câu hỏi đơn giản này là một câu hỏi khá dễ đối với một bác sĩ lâm sàng. Bạn thậm chí có thể tự hỏi mình. Nhưng đó là một câu hỏi rất rộng và có rất nhiều lý do khiến bạn ngủ không ngon giấc. Vì vậy, điều quan trọng là phải đưa nó với bác sĩ của bạn để họ có thể tìm hiểu sâu hơn”, cô Knutson nói.
“Có phải nó chỉ là tiếng ồn hoặc ánh sáng hoặc một cái gì đó lớn hơn, như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ không? Đó là những bệnh nhân dễ bị tổn thương hơn cần được hỗ trợ, trị liệu và điều tra về bệnh của họ”, cô Knutson nói tiếp.
Các bác sĩ nên nghiêm túc xem xét các vấn đề về giấc ngủ
“Mặc dù chúng tôi đã biết rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ kém và sức khỏe kém, nhưng điều này minh họa rõ ràng vấn đề”, tác giả nghiên cứu đầu tiên Malcolm von Schantz, giáo sư về sinh học thời gian từ Đại học Surrey, cho biết.
“Câu hỏi được đặt ra khi những người tham gia ghi danh không nhất thiết phải phân biệt giữa chứng mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, từ quan điểm thực tế, điều đó không quan trọng”, cô Knutson nói.
Theo cô Knutson, các bác sĩ nên xem xét các vấn đề về giấc ngủ một cách nghiêm túc như các yếu tố nguy cơ khác và làm việc với bệnh nhân của họ để giảm và giảm thiểu nguy cơ tổng thể của họ.
“Chúng tôi muốn xem liệu bạn có bị cả bệnh tiểu đường và rối loạn giấc ngủ hay không, liệu bạn có bị bệnh nặng hơn chỉ một mình bệnh tiểu đường không? Nó có thể xảy ra theo cả hai cách, nhưng hóa ra mắc cả bệnh tiểu đường và rối loạn giấc ngủ có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong, ngay cả so với những người bị bệnh tiểu đường không bị rối loạn giấc ngủ”, cô Knutson nói thêm, theo Eat This, Not That!
Muốn khỏe cần bao nhiêu bước chân mỗi ngày?
Lời khuyên mỗi ngày cần đi 10.000 bước chân để có sức khỏe và sống lâu hơn hóa ra bắt nguồn từ một sự cố tiếp thị chứ không phải căn cứ khoa học. Trên thực tế, giảm đi vài ngàn bước so với tiêu chuẩn đó con người đã đủ khỏe rồi.
Đi bộ có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe - Ảnh: Shutter Stock
Sự thật bất ngờ về "lý thuyết 10.000 bước chân" vừa được chia sẻ trên báo New York Times mới đây. Theo đó, tờ báo dẫn lời giải thích của tiến sĩ I-Min Lee, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan, cũng là một chuyên gia về sức khỏe và đếm bước chân.
Theo bà I-Min Lee, mục tiêu 10.000 bước chân bắt đầu phổ biến tại Nhật vào thập niên 1960. Lúc đó, sau Thế vận hội Tokyo 1964, một nhà sản xuất đồng hồ muốn nhân tinh thần quan tâm tới thể thao tăng cao của người dân đã sản xuất hàng loạt một bộ đếm bước chân.
Tên gọi của thiết bị này khi được viết bằng chữ Nhật thì có hình dạng tựa như một người đang bước đi. Nó cũng được chuyển ngữ là "bộ đếm 10.000 bước". Và vô hình trung tạo ra một mục tiêu đi bộ mà trong suốt nhiều thập kỷ sau đã trở thành "tiêu chuẩn vàng" đi vào quan niệm chung của thế giới cũng như của nhiều thiết bị theo dõi sức khỏe hiện nay.
Tuy nhiên khoa học ngày nay đã chứng minh chúng ta không cần phải đi tới 10.000 bước (khoảng 8km) mỗi ngày để được sống khỏe, sống lâu.
Một nghiên cứu công bố năm 2019 của chính tiến sĩ Lee và các cộng sự của bà nhận thấy ở những phụ nữ trong độ tuổi 70, những người có thể đi bộ khoảng 4.400 bước mỗi ngày có thể giảm 40% nguy cơ chết sớm so với người chỉ đi 2.700 bước hoặc ít hơn.
Nguy cơ tử vong cũng tiếp tục giảm thêm nữa ở những phụ nữ đi được hơn 5.000 bước mỗi ngày, song nguy cơ này không còn giảm thêm ở khoảng 7.500 bước/ngày.
Nói cách khác, phụ nữ lớn tuổi chỉ cần hoàn thành đều đặn một nửa mục tiêu 10.000 bước/ngày vẫn có thể sống khỏe và sống lâu hơn đáng kể so với những người vận động ít hơn hoặc không vận động.
Ngoài ra, một nghiên cứu quy mô lớn hơn khác cũng về vấn đề này đăng trên tạp chí JAMA tháng 3 năm ngoái thực hiện với gần 5.000 người trung niên (gồm cả hai giới) ở nhiều chủng tộc khác nhau cũng thấy tiêu chuẩn 10.000 bước chân một ngày không phải điều kiện tất yếu để sống thọ.
Trong nghiên cứu đó, những người đi khoảng 8.000 bước/ngày có thể giảm một nửa nguy cơ chết sớm vì bệnh tim hay bất cứ nguyên nhân nào khác. Tuy nhiên những người chỉ đi 4.000 bước/ngày cũng đạt được mức giảm nguy cơ tương tự.
Các lợi ích thống kê khác của việc tăng thêm số bước chân mỗi ngày không đáng kể. Điều này có nghĩa, mặc dù việc đi nhiều hơn 10.000 bước chân/ngày không gây hại gì, song cũng không giúp tăng thêm hiệu quả trong việc phòng ngừa chết sớm.
Căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư, cứ 21 giây giết chết 1 người nhưng có thể phòng ngừa chỉ bằng 5 thói quen ăn uống đơn giản Khi nhắc đến nguyên nhân tử vong hàng đầu, đa số chúng ta đều nghĩ ngay đến căn bệnh ung thư, nhưng ít ai biết rằng đây mới là căn bệnh đang giết chết nhiều người nhất, đặc biệt số người trẻ mắc phải ngày một gia tăng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa The Lancet (Mỹ) cho...