Hà Nội: Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị lóc tách động mạch chủ cấp
Bệnh nhân V nhập viện trong tình trạng lúc mê lúc tỉnh, huyết áp thấp, suy thận độ III, phù phổi nặng, tắc động mạch nuôi não bên phải, lóc toàn bộ hệ thống động mạch chủ từ ngực đến bụng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 9/8 cho biết, bệnh viện đã cứu sống một bệnh nhân bị lóc tách động mạch chủ cấp do tăng huyết áp mà không được phát hiện, dẫn đến đột quỵ.
Bệnh nhân H.V.V, 61 tuổi, quê ở Hưng Yên, bị lóc tách động mạch chủ cấp type A cấp nhập Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 5/8.
Trước đó, bệnh nhân V được hồi tỉnh ở tuyến dưới và nhanh chóng được chuyển lên một bệnh viện tuyến trung ương nhưng do tình trạng của bệnh nhân quá nặng nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà nằm chờ chết.
Sau đó với tinh thần “còn nước còn tát” gia đình lại chuyển bệnh nhân V. đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tiến sỹ-bác sỹ Vũ Ngọc Tú, Khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, bệnh nhân V nhập viện trong tình trạng lúc mê lúc tỉnh, huyết áp thấp, phổi kém, suy thận độ III.
Chụp phim cho thấy bệnh nhân bị phù phổi nặng, tắc động mạch nuôi não bên phải, lóc toàn bộ hệ thống động mạch chủ từ ngực đến bụng.
Bệnh nhân phải phải được đặt máy thở, dùng thuốc trợ tim, mổ cấp cứu khẩn cấp, thay thế toàn bộ cuống tim và các động mạch nuôi não.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật kéo dài tám tiếng, với tuần hoàn ngoài cơ thể, hạ nhiệt độ sâu, tưới máu riêng cho các cơ quan. Đây là những kỹ thuật khó có nguy cơ rối loạn biến chứng nặng sau mổ.
Hiện tại, sau ca mổ nhịp tim, huyết áp của bệnh nhân được cải thiện, phổi rất tốt.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Hữu Ước, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), cho biết, lóc tách động mạch chủ cấp type A cấp tính là biến chứng tim mạch rất nặng, đe dọa tính mạng người bệnh nên đòi hỏi phải được chẩn đoán và phẫu thuật cấp cứu kịp thời ngay tại chỗ.
Theo thống kê trên thế giới, nếu không được can thiệp thì bệnh nhân lóc động mạch chủ type A cấp tính sẽ tử vong 25% trong ngày đầu tiên, 50% sau ba ngày, 80% sau hai tuần và 90% trong tháng đầu sau khởi bệnh.
Bệnh lý lóc động mạch chủ cấp tính thường xảy ra khi thời tiết đang ấm đột ngột trở lạnh. Các yếu tố nguy cơ chính thường gặp gây lóc tách thành động mạch chủ là xơ vữa động mạch (gặp ở người có tuổi), rối loạn bẩm sinh tổ chức cấu tạo nên thành mạch (ví dụ bệnh Marfan) và tăng huyết áp.
Khi cộng gộp hai yếu tố là thành mạch yếu và tăng huyết áp thì sẽ làm bùng phát lóc tách bất cứ lúc nào nếu không được điều trị.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu thường quy điều trị lóc động mạch chủ type A cho hàng trăm bệnh nhân với tỷ lệ khỏi bệnh cao (>80%), tương đương với trình độ của nhiều nước phát triển trên thế giới.
Tuy nhiên, vì bệnh quá nặng và phức tạp nên mỗi trường hợp lóc động mạch chủ type A vẫn luôn được coi là một thách thức lớn, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Hữu Ước cho biết thêm./.
Bích Thủy
Theo TTXVN/Vietnamplus
Thực hư việc ăn rau muống gây đau nhức, chuyên gia chỉ rõ những người không nên ăn
Có ý kiến cho rằng, những người bị đau nhức xương khớp, người bị gout nên kiêng rau muống vì sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Thực hư việc này ra sao?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie... Vì vậy ăn rau muống có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đông y thì cho rằng người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống vì sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn, các cơn đau dai dẳng, khó chịu hơn.
Ảnh minh họa
Theo giải thích của các chuyên gia, rau muống là thực phẩm chứa nhiều purin, người đang bị đau nhức xương khớp, người bị bệnh gút hoặc tăng axit uric máu ăn vào có thể bị kích hoạt phản ứng viêm, rất dễ làm tăng nguy cơ tái phát một cơn đau gút cấp tính.
Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, chất này khi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận, gây sỏi thận, sỏi niệu đạo. Trong khi đó, bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, do tính chất kích thích tái tạo tế bào da nên rau muống có thể gây ra sẹo lồi đối với những vết thương hở, vết thương ngoài da thì không nên ăn, vì chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da.
Không ăn rau muống trong những trường hợp sau
Không ăn khi chưa chín kỹ
Ảnh minh họa
Với những rau muống sống thủy sinh thường chứa sán lá và nhiều ký sinh trùng, nếu nấu không kỹ, những loại ký sinh trùng đó chưa chết, khi vào cơ thể người có thể gây ra triệu chứng đau bụng, khó tiêu...
Không ăn muống trái mùa
Mùa chính của rau muống là mùa hè, tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay người ta trồng rau muống quanh năm. Thậm chí, có nơi còn dùng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trông đẹp hơn, bắt mắt hơn. Người ăn vào sẽ nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm.
Không ăn cùng với sữa
Bản chất của rau muống là loại rau kháng canxi, nó làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ các loại sữa vào cơ thể khi kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc. Vì vậy, không nên ăn hai loại thực phẩm này cùng một lúc.
Cách chọn rau muống an toàn
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn.
Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, lá óng xanh mướt. Đặc biệt khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất rửa tẩy.
Lưu ý, trước khi nấu nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước muối khoảng vài giờ đồng hồ để giảm nồng độ các chất hóa học còn bám dính.
Theo giadinh.net
Có nhiều người dù nóng mấy cũng không thể dùng nha đam vì rất nguy hiểm Các tác dụng rất tốt trong việc chế biến món ăn và làm đẹp, nhưng nha đam lại trở thành chất độc nguy hiểm đối với một số người. Cây nha đam (lô hội) sản sinh ra hai chất - gel và nhựa, được sử dụng trong y học. Gel nha đam là chất thịt trong suốt trong lá. Còn nhựa nha đam...