Gửi bạn trượt đại học: Đề thi có một đáp án còn cuộc đời có vô vàn hồi đáp
Nếu lỡ bạn thiếu chút may mắn, vụt mất cơ hội giành “tấm vé” vào đại học thì đừng thất vọng. Bởi khi cánh cửa này khép lại thì sẽ có nhiều cánh cửa khác mở ra, quan trọng là bạn biết cách nắm bắt nó.
Đại học là giấc mơ của rất nhiều học sinh. Kết quả của 12 năm đèn sách thường được người ta đánh giá qua kỳ thi quan trọng này. Thế nhưng, vốn dĩ cuộc đời có nhiều ngã rẽ khác nhau. Không phải thành công nào cũng nhờ được đào tạo ở trường đại học. Có nhiều người chạm đến đỉnh cao danh vọng vì họ đi con đường khác.
Vì một lý do nào đó bạn không thể hoàn thành tốt kỳ thi đại học, kết quả cuối cùng không như ý nguyện. Ở câu chuyện này, một số bạn trẻ lựa chọn ôn tập, đợi chờ mùa thi năm sau. Số khác thì “rẽ lối” học trường nghề, đặt trọn niềm tin vào chính mình.
Học nghề – một hướng đi rất thực tế!
Trong suy nghĩ của nhiều người, học nghề cơ bản chỉ sử dụng sức lao động, sau khi ra trường cũng không có nhiều cơ hội để thăng tiến sự nghiệp.
Tuy nhiên, học nghề là một hướng đi rất thực tế, phát huy trọn vẹn những thế mạnh của bạn. Vốn dĩ kỳ thi năm 18 tuổi ấy không quyết định thành bại của cuộc đời bạn. Bạn còn cả một hành trình dài để phấn đấu. “Rẽ lối” học nghề, làm công việc yêu thích đôi khi lại là mối duyên lành.
Đại học – cánh cửa đổi đời nhưng không phải là lựa chọn duy nhất…
Chẳng hạn, bạn có năng khiếu về làm đẹp thì đừng chần chừ theo đuổi đam với các ngành như thiết kế thời trang, trang điểm… Xã hội phát triển, nhu cầu làm đẹp cũng ngày càng nâng cao, nhờ đó cơ hội nghề nghiệp tương lai của bạn cũng “không lo hẹp lối”.
Trong một cuộc gặp mặt của nhóm bạn cũ có câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Năm ấy, 4/5 người bạn trong nhóm chúng tôi đều vào được ngôi trường đại học mơ ước. Chỉ có Mai không may mắn vì thiếu điểm. Thời điểm đó, chúng tôi không có thêm các nguyện vọng để dự phòng, thiếu điểm cũng đồng nghĩa là mất cơ hội học đại học.
Mai chọn một trường nghề gần nhà, vừa học vừa làm. Cô ấy chỉ mất hơn 1 năm để thành thạo nghề, thay vì 4 năm dành cho việc học đại học sau đó mới đi làm như chúng tôi. Khi chúng tôi vẫn là những cô sinh viên năm 3 thì Mai đã có 2 năm kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế. Mức thu nhập của cô bỏ xa đám bạn ngày ấy.
Video đang HOT
Trượt đại học không hề đáng sợ như bạn tưởng, vì vẫn luôn có một cơ hội dành cho bạn.
Thế mới thấy, nếu chuyên tâm học hành, có tinh thần cầu tiến, nâng cao tay nghề bạn hoàn toàn kiếm được mức thu nhập ổn, không hề kém cạnh các sinh viên tốt nghiệp đại học.
Ngày nay không khó để nhìn thấy bức tranh “thất nghiệp”, sinh viên mới ra trường “rải” hồ sơ xin việc và đợi chờ mòn mỏi mới có được công việc. Nhiều người chật vật làm trái ngành để bám trụ lại thành phố lớn. Thế nhưng, đến cuối cùng cũng không ít người đành “rời phố về quê”.
Đề thi có một đáp án, còn cuộc đời có vô vàn lời hồi đáp cho riêng bạn
Có một câu nói thế này, chỉ có những người chưa trưởng thành mới dòm ngó xem ai thảm hại hơn, còn người lớn lo bước tiếp, đặt ra mục tiêu rõ ràng cho tương lai. Việc so sánh điểm số, trường ai “xịn” hơn thật ra không có ý nghĩa.
Vào đại học chỉ là một trong những con đường bạn có thể lựa chọn. Trên đời này vốn dĩ có rất nhiều con đường khác dành cho bạn. Điều quan trọng bạn có dám can đảm bước đi hay không mà thôi!
Đại học không phải là giấy thông hành giúp cuộc đời bạn “nở hoa”.
Từ những “cú ngã” bạn sẽ biết được bản thân mình đang ở vị trí nào. Trượt đại học không có nghĩa là cuộc đời bạn cũng trượt mãi trong thất bại. Trên con đường chạm đến thành công có đầy gai nhọn, đầy giông gió, bạn chỉ cần kiên tâm mà vượt qua. Bạn sống cuộc sống riêng của bạn, đừng chăm chăm nhìn vào lời phán xét từ miệng người khác.
Bạn thử nghĩ xem, trong khi bạn ôm mãi nỗi muộn phiền thất bại đầu đời thì những bạn trẻ khác đã sẵn sàng vượt qua cú sốc ấy. Không quan trọng bạn học trường nào, vì không có trường đại học nào dạy bạn cách phải sống ra sao. Đề thi có một đáp án, còn cuộc đời có vô vàn lời hồi đáp cho riêng bạn.
Trải qua những “cuộc đua” chúng ta leo lên chuyến tàu đến thế giới người lớn với tất cả sự mạnh mẽ và bản lĩnh. Bạn đừng xem trượt đại học như một dấu chấm hết trống rỗng mà hãy xem là cơ hội để mở ra cánh cửa mới, con đường mới.
Cuộc đời chia đều cơ hội cho tất cả chúng ta, ai biết nắm bắt sẽ trở thành người thắng cuộc.
Trên đường đua tri thức, điểm ưu tiên tạo bất công với thí sinh năng lực giỏi
Trên đường đua tri thức không nên có bất cứ sự ưu tiên, vì thế việc cộng điểm ưu tiên quá nhiều sẽ tạo nên yếu tố may rủi, không công bằng cho nhiều học sinh giỏi.
Câu chuyện học sinh đạt điểm tối đa 3 môn thi (30 điểm) nhưng vẫn trượt đại học đang trở thành đề tài nóng trên các diễn đàn gần tuần nay. Người cho rằng, đây là bất thường. Rồi cóngười nói hết sức bình thường, đổ lỗi cho thí sinh chưa biết chọn trường, hoặc quá tự tin để không chọn nhiều nguyện vọng.
Cách ra đề có vấn đề?
Nhớ lại 30 năm về trước, ngày ấy chúng tôi thi đại học, thí sinh khối C chỉ cần đạt 12 điểm trở lên đã đỗ đại học và 17 điểm được đi du học. Học sinh thời này, chỉ duy nhất một nguyện vọng dự thi nên khi chọn trường ai cũng cân nhắc kỹ lưỡng.
Ít năm sau, thang điểm đạt được trong các kỳ thi đại học của học sinh cao hơn, nhưng điểm chuẩn nhiều trường cũng không vượt quá điểm 20.
Đỗ đại học thời ấy khá ít, có năm cả trường trung học chỉ vài ba em đỗ đã là cao. Có trường cũng không em nào được vinh dự ấy. Vì thế, những học sinh đỗ đại học là những người thật sự giỏi, xuất sắc ở lớp, ở trường và thầy cô giáo nào cũng biết em đó là ai.
Hiện con đường vào giảng đường đại học thênh thang rộng mở hơn. Chưa hẳn học sinh bây giờ giỏi hơn ngày trước mà vì nhiều cơ hội mở ra cho các em. Đó là việc được đăng ký một lúc nhiều nguyện vọng vào các trường, không đỗ trường này cũng cơ hội đỗ trường khác.
Đó là việc học sinh không còn thi tự luận (trừ môn Ngữ văn có một phần) mà chuyển sang thi trắc nghiệm. Hình thức thi này cho thấy sự hên xui, may rủi. Cùng với đó, cách ra đề "mưa" điểm 9, 10 cũng phản ánh việc ra đề chưa có độ phân hóa cao, nhiều học sinh chưa thật sự giỏi vẫn có thể chạm đến mức điểm đó.
Bởi thế mới xảy ra chuyện hết sức vô lý khi nhiều em đạt điểm rất cao thậm chí điểm tối đa 30 điểm vẫn không thể đỗ.
Theo thống kê, 61 thí sinh cả nước đạt tổng 29,5 điểm xét tuyển trở lên nhưng không đỗ nguyện vọng nào. Trong đó, 60 thí sinh chỉ đăng ký một nguyện vọng duy nhất, một em đặt hai nguyện vọng.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh họa)
Điểm cộng tạo ra sự bất công
Trường lấy điểm chuẩn trên 30 như Học viện Chính trị Công an nhân dân là 30,34; ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) lấy 30,5 điểm. Sở dĩ số điểm này là do học sinh được cộng điểm ưu tiên. Theo quy định, điểm cộng ưu tiên hiện nay từ 0,5 đến 3,5. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc xét tuyển và thật sự không công bằng với những học sinh học giỏi hơn mà không có điểm ưu tiên.
Vì thế mà có thí sinh sốc khi đạt 29,25 điểm vẫn trượt Đại học Y Hà Nội như một thí sinh ở huyện Thạch Thất, Hà Nội thiếu 0,05 điểm. Thí sinh này bức xúc: "Em đạt 29,15 điểm, không cộng điểm ưu tiên cuối cùng lại trượt. Còn những bạn đạt 25,75 điểm, thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm lại đỗ?"
Trong thực tế, một học sinh thi được 29,15 điểm và một học sinh được 25.75 lực học rất khác nhau. Nhưng em thi đỗ lại nhờ đến 3,5 điểm ưu tiên, em đạt điểm cao hơn lại bị trượt. Đỗ vào một trường đại học danh giá, rất cần năng lực giỏi, ai giỏi hơn người đó sẽ chiến thắng mới thật sự xứng đáng. Thế nhưng việc quy định cộng điểm ưu tiên (mà cộng quá nhiều) sẽ tạo ra yếu tố may rủi thì thật không công bằng cho nhiều học sinh giỏi hiện nay.
Nên chăng cần bỏ hẳn điểm ưu tiên vì hiện nay việc học tập giữa các vùng miền trong cả nước cũng không chênh lệch nhau quá nhiều. Một học sinh miền núi cũng có thể đăng ký học với thầy giáo giỏi ở thủ đô và chuyện này diễn ra nhiều năm nay.
Với học sinh thuộc diện cộng điểm ưu tiên khác như gia đình có công với cách mạng có thể đề xuất nhà nước cấp cho các em suất học bổng hay miễn giảm tiền đóng học phí. Trên đường đua tri thức không nên có bất cứ sự ưu tiên nào, vì như thế vô tình người tài hơn sẽ không được lựa chọn.
Con thất vọng do trượt đại học, cha mẹ hãy là chỗ dựa Khi về nhà xem đáp áp các bài thi, biết mình bị điểm kém, em đã rất buồn. Em đã uống cùng lúc hơn chục viên Panadol để tự vẫn. Khoảng 1 giờ sau khi uống, nam sinh bắt đầu chóng mặt, buồn nôn, co giật. May mắn được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương, sức...