GS.Vũ Minh Giang: Đâu phải bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” là có học sinh sáng tạo
Đi học thì có vấn đề “trường quy”, nếu khuyến khích người học tự do đến mức không coi mọi thứ khác ra gì thì không đúng yêu cầu cần đạt của giáo dục.
Vừa qua Giáo sư Trần Ngọc Thêm kiến nghị “cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo… Chừng nào còn đề cao chữ “lễ” để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển”.
Tuy nhiên khi chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra quan điểm rằng:
“Trong giáo dục có rất nhiều yêu cầu nhưng tựu chung là có 2 yêu cầu cơ bản. Đó là dạy dỗ cho người học thành người, tức là dạy nhân cách, đạo đức, ứng xử, dạy phải làm thế nào cho đúng. Và là dạy chữ tức là dạy cho người học có hiểu biết, tri thức, kiến thức, học vấn”.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) (ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội)
Theo Giáo sư Vũ Minh Giang, một thời gian dài, trong nhà trường dạy học trò rất nhiều thứ nhưng chưa làm cho học trò có được nhận thức hệ thống những điều mà nhà trường muốn dạy. Chính vì vậy sau đổi mới (sau năm 1986), Việt Nam đưa khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” vào các trường học.
Việc đưa khẩu hiệu đó vào trường học không phải để đưa nội dung thời xa xưa vào mà muốn dùng cách nói giản dị để người học dễ nhớ với 2 yêu cầu của nhà trường đó là đến trường học làm người và học kiến thức.
“Nói như vậy để thấy, tinh thần của hai chữ “lễ”, “văn” đã có nội dung mới rồi chứ không đơn thuần là nhấc những nội dung cổ xưa vào như thời phong kiến”, Giáo sư Vũ Minh Giang nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết ông từng sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ có chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa trong đó có Đài Loan- đây là vùng lãnh thổ rất trân trọng giá trị truyền thống nhưng cũng là nơi tiếp thu văn minh phương Tây (đặc biệt là Mỹ) tương đối mạnh mẽ.
Khi đó, Giáo sư Vũ Minh Giang có đến một trường đại học ở Đài Loan thấy trên logo mà học sinh đeo trên ngực có 6 chữ Nho chạy xung quanh viền bao gồm: Lễ- Tiêu- Lạc Ngự- Tri – Thức.
Khi tìm hiểu và hỏi sao logo lại có 6 chữ này thì Giáo sư Vũ Minh Giang được giải thích rằng đó là những giá trị cốt lõi của nhà trường.
Lễ: Dạy cho người học ở trường đại học này biết cách làm người như thế nào cho đúng.
Tiêu: Dạy cho người học phải có mục đích, hoài bão.
Lạc (trong “hưởng lạc”) tức là người học phải biết hưởng thụ cái hay cái đẹp để có tâm hồn, để biết yêu thi ca, nhạc họa, nghệ thuật. Tựu chung là nhà trường giáo dục, nuôi dưỡng lòng nhân văn, nhân ái, tình yêu với cái đẹp.
Ngự: Dạy cho người học biết kiềm chế, chế ngự bản thân chứ không phải bồng bột cảm xúc.
Tri: Dạy cho người học phân biệt cái đúng – sai, hay – dở để từ đó phải thể hiện thái độ bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai, ủng hộ cái phải, lên án cái trái.
Và cuối cùng là “Thức” tức là dạy kiến thức.
Đó giáo dục toàn diện của ngôi trường này, điều này cho thấy học đại học là các em đã bước chân vào đội ngũ trí thức do đó rất cần học những cái khác chứ không phải chỉ kiến thức.
Nay giáo dục – đào tạo của Việt Nam đổi mới căn bản toàn diện cũng là chuyển từ tiếp cận nội dung (tức là chỉ dạy kiến thức) sang khuyến khích người học phát triển năng lực (trong đó có dạy làm người).
Từ câu chuyện logo của một trường đại học của Đài Loan, Giáo sư Vũ Minh Giang nhận định:
“Tôi cho rằng “lễ” không phải chỉ dừng lại ở lễ nghi, lễ giáo để trói buộc người học mà từ đó có tính chất khái quát một yêu cầu của giáo dục đó là dạy nhân cách, dạy làm người. Chưa kể, đi học thì có vấn đề “trường quy”, nếu khuyến khích người học tự do đến mức không coi mọi thứ khác ra gì thì không đúng yêu cầu cần đạt của giáo dục”.
Giáo sư Vũ Minh Giang đánh giá: “Nguồn gốc của “Tiên học lễ, hậu học văn” không phải truy lại những chuyện cổ Nho mà nói một cách nôm na, dễ hiểu rằng, khẩu hiệu đó là hai chức năng chính của giáo dục (dạy làm người và dạy kiến thức) do đó nếu đề xuất bỏ khẩu hiệu đó với di danh định nghĩa thì tôi e rằng chưa hiểu sâu về “lễ”, “văn”.
Thậm chí vốn cổ học có vấn đề bởi “lễ” mà nói rằng đó là lễ nghi, lễ nghĩa thì đó là cách hiểu quá đơn giản từ thời cổ xưa, chứ các nước họ không vậy, họ rất tôn thờ truyền thống nhưng rất tự do. Đặc biệt để học sinh sáng tạo thì cần nhiều thứ chứ không phải bỏ khẩu hiệu là học sinh sáng tạo được”.
Cuối cùng, Giáo sư Vũ Minh Giang nhấn mạnh: “Chức năng của giáo dục là dạy làm người, và khẩu hiệu này đâu có nằm ngoài chức năng đó. Chưa kể, Bác Hồ cũng nói rằng học trò phải “ngoan” giờ Giáo sư Thêm muốn học trò thoát ra khỏi cái “ngoan” thì hoàn toàn sai lầm. Với những lập luận như trên, tôi không đồng tình với đề xuất của Giáo sư Trần Ngọc Thêm về việc bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”"..
Bỏ 'tiên học lễ' là để mầm ác tự do trỗi dậy
Bỏ "tiên học lễ" không khác gì bỏ đi phần học làm người" - hành trang quan trọng nhất mà mỗi người sống có được, để cho mầm ác tự do trỗi dậy.
Tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm phát biểu rằng cần chấm dứt khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn. Theo lập luận của GS Thêm, việc đề cao chữ Lễ sẽ tạo ra ràng buộc cho người học, sẽ khó có thể tạo ra tư duy phản biện để giải phóng sức sáng tạo.
Tôi cho rằng việc đề cao chữ Lễ ở đây hoàn toàn không liên quan gì đến việc GS Thêm đang nói. Nội hàm của chữ Lễ không mang trong nó việc ràng buộc sức sáng tạo của người học. Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" có từ rất lâu đời, được dùng làm khẩu hiệu ở nhiều trường học, từ cấp 1 cho tới cấp 2 - cấp 3, nó chỉ nhấn mạnh vào việc trau dồi đạo đức cho mỗi con người ngay từ khi còn là một đứa trẻ, ngay từ lúc mới chập chững bước vào môi trường học đường.
Với khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", trẻ được rèn về đạo đức ngay từ những ngày đầu đến trường. (Ảnh: VietNamNet)
Chữ Lễ, hiểu theo nghĩa hẹp là lễ phép, là sự tôn kính với các thầy cô. Còn hiểu theo nghĩa rộng, chữ Lễ đồng nghĩa với đạo đức của mỗi người. Việc tiến hành giáo dục từ trước đến nay ở nhà trường, như ta thấy, thường được làm song song giữa dạy kiến thức và dạy cả lối sống, cách ứng xử. Khẩu hiệu trên muốn nhấn mạnh vào vế thứ nhất, là cái nền tảng đạo đức cơ bản cần có của mỗi người, chứ không phải hiểu theo nghĩa "tuân thủ theo thầy một cách mù quáng".
Aristotle cách đây hơn 2.000 năm đã nói một câu nổi tiếng trong cuộc tranh luận với thầy mình là Platon: "Thầy đã quý nhưng chân lý còn quý hơn". Từ hàng ngàn năm trước, người trí thức đã nhận ra được giá trị và tầm vóc của việc phản biện, dám nghĩ dám làm, không ngại sự khác biệt, thậm chí đối lập với thầy. Vậy cớ gì sau hơn 2.000 năm, GS Thêm còn phải lo lắng băn khoăn về chuyện đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một câu nói tương tự trong việc đề cao giá trị đạo đức của mỗi con người, trong tương quan với giá trị về mặt kiến thức, tài năng: "Có tài mà không có đức thì cũng là vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" được treo, được viết ở nhiều trường học từ trước đến nay đã trở thành một nét đẹp, một giá trị văn hóa, nhắc nhở học sinh về tầm quan trọng của việc hình thành nền tảng đạo đức trong mỗi con người, cũng là câu bày tỏ lòng tri ân của xã hội đối với thầy cô giáo, những người có trách nhiệm to lớn trong việc đào tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước.
Việc đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" tại tất cả các trường học là cực đoan, chưa hiểu đúng về ý nghĩa của nó, chưa hiểu đúng về thông điệp được nhắn nhủ, gửi gắm trong đó của cha ông. Và nhất là, bỏ "Tiên học lễ" thì quá nguy hiểm.
Lễ nghĩa không liên quan đến tư duy sáng tạo. Lễ nghĩa chính là nền tảng đạo đức để các em hình thành nhân cách bước vào đời. Bỏ học lễ tức là bỏ đi phần "học làm người" - hành trang quan trọng nhất mà mỗi người sống có. Ấy cũng là gieo mầm thiện cho xã hội. Bởi vậy, bỏ "tiên học lễ" không khác gì bỏ đi phần học làm người, là để cho mầm ác tự do trỗi dậy.
Đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn: "Bỏ là đúng nhưng thầy phải ra thầy" Trước vấn đề gây tranh cãi khi GS Trần Ngọc Thêm đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", GS Võ Tòng Xuân đã nêu quan điểm của mình. Ngày 21/11, trong hội thảo giáo dục với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo", GS Trần Ngọc Thêm - trường ĐH...