Gỏi khổ qua khô bò
Món gỏi đắng nhẹ, chua chua cay cay đậm đà. Khổ qua tốt cho sức khoẻ, giảm mỡ, ngăn ngừa tiểu đường và ung thư.
Nguyên liệu:
- 1-2 trái khổ qua
- 50 gr khô bò hoặc mực, lợn tuỳ thích
- Rau răm, lá quế
- Tỏi, ớt băm
- Hành phi
Video đang HOT
- Lạc
Cách làm:
Bước 1: Khổ qua rửa sạch thái lát mỏng rồi ngâm trong nước đá để giảm vị đắng. Rau thơm cắt nhỏ.
Bước 2: Pha nước mắm trộn gỏi, cho vào nồi 4 muỗng nước mắm, 4 muỗng đường, đun sôi với lửa nhỏ đến khi sốt sệt, thêm nước cốt một quả chanh, nếm có vị chua ngọt là được, cho tiếp phần tỏi ớt đã băm vào.
Bước 3: Trộn gỏi: vớt khổ qua ra tô, cho phần khô, rau thơm, đậu phộng, hành phi vào chung, cho nước sốt vào trộn đều lên. Cho gỏi ra đĩa, thêm ít rau thơm, đậu phộng lên mặt.
Gỏi ăn cùng bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt. Khổ qua rất tốt cho sức khoẻ giúp giảm mỡ rất hiệu quả, ngăn ngừa tiểu đường và ung thư.
Chang Chép
Bánh xèo bông điên điển
Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa điên điển hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên...
Cây điên điển có tên khoa học là Sesbania aculata, một loài cây thuộc họ đậu (Fabaceae). Hoa điên điển được sử dụng như một loại rau xanh trong chế biến các món ăn đặc trưng của miền đồng bằng Nam Bộ Việt Nam. Người ta thường dùng bông điên điển để làm chua, nấu canh, làm gỏi,... Ở miền Tây Nam Bộ, cây điên điển mọc nhiều vô kể do đó, khi mùa lũ về, hoa điên điển lại nở vàng trên những cánh đồng nước, người dân nơi đây chỉ cần bơi chiếc xuồng con đi một lúc là có rổ hoa điên điển vàng ươm, đủ để làm nhiều món ngon trong đó có bữa bánh xèo miền quê thật ngon để đãi khách.
Để món bánh xèo bông điên điển được giòn ngon thì người miền Tây chỉ dùng một loại bột gạo, không pha thêm bất cứ loại bột nào khác và cũng không dùng bột chiên bánh xèo pha sẵn đóng gói.
Bột được pha theo trình tự: Cho khoảng 1 lít nước ấm vào 0,5 kg dừa khô đã nạo, nhào trộn và vắt, lược lấy phần nước cốt để riêng, sau đó cho thêm nước vào phần xác dừa, tiếp tục vắt lấy nước nhì và nước ba. Phần nước dừa này dùng để pha bột nhằm làm tăng độ béo cho bánh. Khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và tất cả nước dừa ở trên, cho thêm hành lá xắt nhuyễn và bột nghệ để tạo màu vàng đặc trưng cho bánh. Bổ sung thêm gia vị như muối, đường, bột ngọt. Cũng có thể cho thêm trứng gà đã đánh nhuyễn vào bột để bánh dòn và nở hơn hay bổ sung bột mì để tăng độ dòn của bánh.
Để món bánh xèo bông điên điển được giòn ngon thì người miền Tây chỉ dùng một loại bột gạo, không pha thêm bất cứ loại bột nào khác. Ảnh: internet
Nhân bánh bao gồm giá (có thể thay bằng củ sắn), bông điên điển (chỉ có trong mùa nước nổi) thịt heo, tôm. Giá hay bông điên điển phải rửa sạch. Củ sắn (miền Bắc gọi là củ đậu) xắt sợi vuông đường kính khoảng 1mm. Đậu xanh đem ngâm và luộc chín nhưng vẫn giữ nguyên hạt, để ráo. Thịt lợn rửa sạch và xắt miếng mỏng. Tôm hay có thể dùng tép bạc đem rửa sạch. Tôm có thể để nguyên con hay xẻ làm đôi. Sau khi để ráo, lần lượt cho tôm, thịt vào chảo xào với chút dầu ăn nhằm làm chín sơ bộ và nêm gia vị cho vừa ăn, sau đó được lấy ra để riêng. Tiếp tục xào nhanh điên điển hay củ sắn. Lưu ý là không nên xào bông điên điển quá lâu vì đây là loại rau rất nhanh chín và có thể ăn sống.
Bắc chảo gang lên bếp lửa củi, cho miếng mỡ sa vào chảo và dùng cành lá chuối để di di chuyển miếng mỡ sa tan chảy đều khắp mặt chảo. Điều đặc biệt ở bánh xèo của người miền Tây là dùng cành lá chuối thay cho đôi đũa. Có lẽ đây là nét văn hoá cuộc sống gần gũi với thiên nhiên của người miền Tây. Nếu không thích dùng mỡ sa, bạn có thể dùng dầu ăn thay thế.
Khi mỡ tan chảy vừa đủ hoặc dầu ăn đã nóng, trán đều mặt chảo, để lửa riu riu thì cho khoảng 1 chén bột vào, tráng bột mỏng tròn đều trên mặt chảo, cho đậu xanh vào ngay để đậu bám vào bột, đậy nắp lại và xoay chảo nghiêng dần theo 3 hướng để phần rìa bánh xèo được chín đều và giòn. Khi bánh xèo gần chín thì cho thịt xào với bông điên điển, tôm, củ sắn thái sợi đã xào và giá đỗ vào, tiếp tục đậy nắp đến vừa lúc chín thì dùng xẻng gấp đôi bánh lại và lấy ra trưng bày lên đĩa.
Ảnh: internet
Và cứ thế tiếp tục cho đến khi hết bột. Chắc chắn rằng những "sản phẩm ra lò" đầu tiên sẽ được "tiêu thụ" ngay mà không thể chờ đến khi dứt tiếng xèo xèo. Hương vị đậm đà của nước cốt dừa, thơm lừng của bột nghệ và hành lá, vị bùi bùi của bông điên điển, vành bánh thật giòn và sắc màu hấp dẫn sẽ khiến bạn và những người xung quanh không thể chiến thắng được sự kiên nhẫn chờ đợi.
Còn một công đoạn nữa không kém phần quan trọng là chuẩn bị rau xanh và làm nước mắm tỏi ớt. Ở miền quê, rất dễ tìm các loại rau để ăn bánh xèo, chỉ cần ra vườn hái một ít lá xoài, lá cách, đọt điều... làm thêm tô nước mắm tỏi ớt thật cay là có một bữa bánh xèo ngon lành. Bánh xèo nói chung và bánh xèo bông điên điển nên đổ bánh đến đâu thì ăn đến đấy để giữ bánh giòn ngon. Gói chiếc bánh xèo trong cuộn lá xoài, đưa vào miệng cắn một miếng vừa phải bạn sẽ cảm thấy một tiếng rộp giòn tan trong miệng, thấm đều trong vị ngọt của thịt, vị chan chát của lá xoài, vị cay của ớt, tỏi, mùi nghệ bay phảng phất cùng với cái nóng còn y nguyên trên chiếc bánh sẽ làm bạn không thể không nhớ về miền quê này.
Mời bạn hãy dạo bước về miền Tây, thưởng thức làn gió mát trong lành, ngắm nhìn nhịp sống chốn thôn quê thưởng thức bánh xèo bông điên điển. Bánh xèo bông điên điển của người miền Tây chẳng những giòn rụm, thơm ngon đậm đà nhờ có nước cốt dừa, bột nghệ, hành lá mà còn có vị bùi bùi của bông điên điển khi dùng với nước mắm chua ngọt quả ngon tuyệt.
Nguyễn Minh Ngọc
Thưởng thức "thiên hạ đệ nhất gỏi" xứ Quảng Bòn bon là loại trái cây đặc sản Quảng Nam nhưng chỉ có Tiên Phước và Đại Lộc mới có. Món gỏi bòn bon được mệnh danh là "thiên hạ đệ nhất gỏi" xứ Quảng Mùa bòn bon chín chỉ kéo dài chừng một tháng và từ loại quả này người ta chế biến thành món gỏi được ca tụng là "thiên hạ...