Giữ phổi khoẻ mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách bỏ ngay những thói quen phá hoại phổi nào?
Dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, như mọi người đều biết, virus Corona tấn công tại phổi của người nhiễm bệnh. Vì vậy, bạn càng cần giữ phổi khoẻ mạnh trong dịch Covid-19.
Thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho biết mỗi năm tại Mỹ có rất nhiều người chết vì ung thư phổi và đây là ung thư gây tử vong cao hơn bất kỳ loại ung thư nào khác.
Chưa kể, các trường hợp tử vong do ung thư phổi gây ra đều có thể phòng ngừa được vì một số nguyên nhân như hút thuốc lá. Vậy tìm hiểu cách giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19, bạn cần loại bỏ những thói quen phá hoại phổi nào?
1. Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách bỏ hút thuốc lá
Vốn dĩ mọi người đều biết thuốc lá được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Vì vậy, muốn giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19, bạn cần chủ động bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc lá.
Thuốc lá có liên quan phần lớn đến các ca tử vong do ung thư phổi lên tới 80 thậm chí 90%. Không chỉ vậy, thuốc lá còn là tác nhân gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe khác như: ung thư, bệnh tim hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh phổi hay tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãn tính,… Đặc biệt, thuốc lá còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, một số bệnh về mắt hoặc các vấn đề về hệ thống miễn dịch gồm viêm khớp dạng thấp.
Dù bạn không phải người nghiện thuốc lá cũng cần cân nhắc để loại bỏ thói quen có hại cho sức khỏe này. BS. Matthew Mintz cho biết: “Mặc dù chắc chắn có mối quan hệ về liều lượng giữa hút thuốc và bệnh phổi, nhưng không có lượng thuốc lá nào là tốt cho sức khỏe cả” .
Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá để giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 – Ảnh Internet
2. Khói thuốc thụ động
Không chỉ người hút thuốc lá mới gặp các vấn đề về sức khỏe hay gây ảnh hưởng tới phổi. Những đối tượng phải hít phải khói thuốc thụ động cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là phổi.
Bản chất hút thuốc lá chắc chắn là xấu và sự nguy hiểm của khói thuốc lá cũng rất lớn. CDC của Mỹ đã thống kê có tới 7.300 người chết vì ung thư phổi mỗi năm do hít phải hói thuốc.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh, nếu có người hút thuốc lá gần bạn hãy yêu cầu họ bỏ hút thuốc lá hoặc không hút thuốc lá quanh bạn.
3. Nói không với thuốc lá điện tử (vape)
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ thuốc lá mới gây hại cho phổi. Thực tế, muốn giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 thì cần loại bỏ cả thuốc lá điện tử.
Bản chất, hút thuốc lá điện tử có thể có ít rủi ro hơn so với việc hút thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lá điện tử với bất kỳ dạng nicotine nào nói chung đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và điều này có thể gây hại cho phổi.
Xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng: Cảnh báo tác hại của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới
Thuốc lá điện tử không an toàn như bạn vẫn nghĩ – Ảnh Internet
Video đang HOT
4. Kiểm soát mọi tình trạng phổi
Mọi trường hợp đều cần được kiểm soát tình trạng phổi. Nếu mắc bệnh hô hấp như hn suyễn hạowc khí phế thũng (COPD), gồm cả cảm lạnh thì bác sĩ đưa ra lời khuyên bạn nên đi khám bệnh và đảm bảo rằng bệnh đã được kiểm soát một cách tốt nhất.
Quan trọng hơn cả đối với việc bảo vệ sức khỏe phổi là sử dụng thuốc thích hợp nếu bạn đang gặp các vấn đề về phổi hoặc mắc bệnh phổi mạn tính như cảm lạnh hoặc hen suyễn để ngăn cho chúng tiến triển.
Ngoài ra, cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng của các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
Điều quan trọng nữa là đảm bảo bạn đang sử dụng đúng liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà bác sĩ kê đơn cho bạn. Nếu như xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở hay thở khò khè và tức ngực, mệt mỏi thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không coi thường và chủ quan trước các triệu chứng bệnh.
5. Không quên tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi không chỉ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ mà còn là nguyên nhân gây tử vong cao tại Việt Nam.
Vì vậy, ung thư phổi cũng cần được tầm soát. Giống như chụp quang tuyến vú đối với ung thư vú và thực hiện nội soi đối với ung thư ruột kết. TS. Mintz cũng cho biết, thực hiện phương pháp chụp CT đem lại hiệu quả tầm soát ung thư phổi. Đây là biện pháp dành cho những bệnh nhân có nguy cơ ung thư phổi có thể phát hiện sớm và có khả năng cứu sống người bệnh.
Thực tế, không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm CT này nhưng đối với một đối tượng nên sử dụng biện pháp tầm soát này như: người cao tuổi từ 55 đến 80 tuổi, có tiền sử hút thuốc hiện vẫn đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc.
Có thể đọc thêm bài viết: Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn cần biết.
Chụp CT phổi giúp phát hiện kịp thời nhưng chuyển biến xấu của phổi để kịp thời điều trị – Ảnh Internet
6. Tiêm vaccine phòng viêm phổi
Cũng giống như các bệnh khác, mọi người thường lựa chọn tiêm phòng. Đặc biệt tiêm phòng cúm ngay cả khi không bị cúm vì tiêm phòng cúm đem lại hiệu quả bảo vệ bạn.
Do đó, những người lớn hơn 65 tuổi nên tiêm phòng viêm phổi. Tiêm vaccine phòng viêm phổi được thực hiện với 2 mũi tiêm viêm phổi cách nhau 1 năm là cách giúp bạn bảo vệ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19.
Ngoài ra, ngay khi có vaccine phòng Covid-19, bạn không nên quên tiêm phòng ngay lập tức.
7. Kiểm tra chất lượng không khí
Chất lượng không khí sinh ra từ đá, bụi bẩn cũng có thể bị mắc kẹt trong các ngôi nhà hay tòa nhà trở thành một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi.
Quan trọng hơn cả, chất lượng không khí này không thể nhìn thấy, không thể nếm hay ngửi được. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cho biết tình trạng phơi nhiễm radon gây ra khoảng 20.000 trường hợp bị ung thư phổi mỗi năm. Vì thế, radom được biết đến là nguyên nhân thứ 2 gây bệnh ung thư phổi ở con người.
8. Hóa chất và chất độc hại cần tránh xa
Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 cần tránh xa các chất độc hại và hóa chất. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết việc tiếp xúc với amiăng, thạch tín, khí thải diesel, và một số dạng silica và cro cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở con người. Thậm chí, đối với một số trường hợp thì tình trạng này còn gây ung thư phổi cao hơn cả việc hút thuốc lá.
Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách tránh xa các hóa chất độc hại – Ảnh Internet
9. Tập thể dục thường xuyên giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19
Một trong những biện pháp giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 chính là tập thể dục thường xuyên, tăng cường tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp cũng như phổi của bạn.
Tập thể dục cần biết, thực hiện hoạt động thể chất giúp tim, phổi làm việc nhiều hơn và còn giúp cung cấp lượng oxy bổ sung mà cơ của bạn cần.
Điều này cũng giống như việc tập thể dục thường xuyên đem lại hiệu quả giúp cơ bắp của bạn khỏe hơn và nó cũng giúp cho phổi, tim khỏe hơn. Điều đó đồng nghĩa khi thể chất được cải thiện thì cơ thể của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn với việc đưa oxy vào máu và vận chuyển nó đến các cơ hoạt động. Đây là một trong những lý do khiến bạn ít gặp phải tình trạng hụt hơi khi luyện tập theo thời gian.
Thời gian tập thể dục phù hợp ít nhất 75 phút mỗi tuần nếu tập thể dục với cường độ mạnh và ít nhất 150 phút mỗi tuần khi tập thể dục với cường độ thấp.
10 quyết tâm trong năm mới giúp bạn sống vui khỏe và thọ hơn
Hãy thử những thay đổi sau nhân dịp năm mới để sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn, theo Reader's Digest Canada .
Nuôi chó giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là 10 quyết tâm trong năm mới có thể giúp bạn sống lâu hơn:1. Không làm việc quá sức
Tạp chí Dịch tễ học Mỹ cho thấy người làm việc 50 giờ trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng lên đến 40%.
Một nghiên cứu khác cho thấy những công nhân thường xuyên làm việc nhiều giờ trong 30 năm tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường và viêm khớp.
2. Tập uống trà xanh
Trà xanh - SHUTTERSTOCK
Hơn 40.000 người trưởng thành Nhật Bản từ 40 đến 79 tuổi đã được theo dõi trong 11 năm để nghiên cứu mối liên quan giữa việc uống trà xanh và tỷ lệ tử vong do bệnh tim và đột quỵ.
Kết quả được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy những người uống từ 5 tách trở lên mỗi ngày ít có nguy cơ chết vì bệnh tim và đột quỵ hơn.
3. Nuôi thú cưng
Một nghiên cứu cho thấy những người nuôi chó có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 15% so với những người không nuôi chó. Những chú cún dễ thương luôn khiến tâm trạng chủ nhân vui vẻ khi cùng đi dạo và chơi cùng.
4. Kết bạn
Việc duy trì các mối quan hệ trực tiếp, lâu dài không chỉ giúp chia sẻ niềm vui nỗi buồn mà còn giúp tăng cường sức khỏe. Những mối quan hệ xã hội tích cực sẽ giúp bản thân cảm thấy yêu đời và trẻ lâu hơn, theo Reader's Digest Canada .
5. Ăn cùng người thân, bạn bè
Một đặc điểm của những cư dân sống 2 khu vực có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới là Sardinia (Ý) và Ikaria (Hy Lạp), là họ ăn tối nhàn nhã, dành thời gian để thưởng thức đồ ăn và trò chuyện với bạn bè và gia đình. Họ cũng uống một vài ly rượu nhỏ hằng ngày.
6. Có đức tin
Một nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của việc tham dự nghi lễ tôn giáo đối với tỷ lệ tử vong.
Ví dụ, những điều như lòng trắc ẩn, sự tôn trọng, lòng bác ái, sự khiêm tốn, thiền định và sự liên kết với người khác là những lợi ích do thực hành tôn giáo mang lại.
7. Tầm soát ung thư
Nếu đã bước sang tuổi 50 và chưa kiểm tra đại tràng, bạn nên đưa nó vào danh sách khám sức khỏe. Xét nghiệm phân, nội soi đại tràng góp phần làm giảm 52% số ca tử vong do ung thư đại tràng.
8. Chơi thể thao đồng đội
Các môn thể thao đồng đội giúp tăng thêm tuổi thọ - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu trên Tạp chí Mayo Clinic Proceedings (Mỹ) cho thấy rằng các môn thể thao đồng đội giúp tăng thêm tuổi thọ. Chơi quần vợt giúp tăng 9,7 năm tuổi thọ, cầu lông thêm 6,2 năm và bóng đá thêm 4,7 năm.
9. Kiểm tra đường huyết
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát có thể gây ra bệnh tim, bệnh thận, mù lòa và cắt cụt chi. Nếu có người thân mắc bệnh tiểu đường, tiền sử bệnh tim, huyết áp cao hoặc cholesterol, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc lười vận động, hãy đi xét nghiệm lượng đường trong máu, theo Reader's Digest Canada .
10. Phấn đấu đạt được những đặc điểm này
Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn một nhóm người Ý ở nông thôn từ 90 đến 101 tuổi và đại gia đình của họ.
Kết quả cho thấy họ có mối quan hệ gia đình khăng khít, đức tin tôn giáo, sức khỏe thể chất, sự lạc quan và thái độ sống tích cực, theo Reader's Digest Canada .
Tầm soát, điều trị ung thư đại trực tràng thế nào hiệu quả cao nhất? Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4 ở nam và thứ 3 ở nữ. Nguy hiểm là vậy nhưng bệnh lý này có thể chữa khỏi tới 90% nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. TS BS. Ung Văn Việt khám cho người bệnh (Ảnh: BVCC). Ung thư đại trực tràng là tên gọi...