Giáo dục phải là “máy cái” quan trọng nhất để xây dựng và phát triển xã hội

Theo dõi VGT trên

Giáo sư Trần Hồng Quân: “Thời đại ngày nay muốn có sức mạnh quốc gia thì phải có sức mạnh trí tuệ, phải có một nền khoa học – công nghệ tiên tiến”.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục hoàn thiện Dự thảo “ Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045″.

Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Bàn về nội dung này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Trần Hồng Quân – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Giáo dục phải là máy cái quan trọng nhất để xây dựng và phát triển xã hội - Hình 1

Giáo sư Trần Hồng Quân – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Ngọc Quang)

PV: Thưa Giáo sư, hiện nay Bộ Giáo dục Đào tạo đang xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng đang nghiên cứu tham gia xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đại học của nước nhà. Theo Giáo sư, việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới phải dựa trên những cơ sở quan trọng nào?

Giáo sư Trần Hồng Quân: Tôi cho rằng có ba cơ sở quan trọng.

Trước hết phải khẳng định rằng, việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới không phải chỉ là yêu cầu tự thân của ngành giáo dục mà trước hết là từ theo yêu cầu phát triển mạnh mẽ đất nước trong giai đoạn đầy khó khăn này.

Để chấn hưng quốc gia, các nhà chiến lược giỏi bao giờ cũng quan tâm trước hết đến nhân tài, nhân lực và dân trí. Do vậy, giáo dục không chỉ là bông hoa đẹp mà chính là cái máy cái quan trọng nhất để xây dựng và phát triển xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta buộc phải vươn lên nhanh chóng. Không thể nào lùi mục tiêu hiện đại hóa hết lần này đến lần khác , hết đại hội này đến đại hội khác. Thời gian không chờ chúng ta, Việt Nam phải kịp thời đủ sức hội nhập vào dòng chính phát triển của thế giới, không thể để đất nước lạc hậu .

Nhìn lại lịch sử nước nhà, hầu như ta thường mất nước đều do lạc hậu chậm tiến. Nay không thể để thiếu sức mạnh quốc gia, không để bị chèn ép. Thời đại ngày nay muốn có sức mạnh quốc gia thì phải có sức mạnh trí tuệ, phải có một nền khoa học – công nghệ tiên tiến. Điều đó đặt trách nhiệm nặng nề đối với giáo dục nói chung, với giáo dục đại học nói riêng, không thể không có những mục tiêu cụ thể đầy khát vọng và những giải pháp đột phá cho giáo dục đại học. Từ kế hoạch chiến lược tổng thể của quốc gia mà xác định yêu cầu đối với giáo dục đại học, lấy đó làm căn cứ cơ bản đầu tiên để xây dựng chiến lược phát triển ngành.

Thứ hai, đương nhiên cần phải đánh giá thẳng thắn, chính xác, không tránh né về thực trạng của nền giáo dục đại học nước nhà, cả những thành tựu và nhất là những yếu kém.

Video đang HOT

Không nên quá cường điệu thành tựu làm thứ thuốc an thần cho nhau để cứ thong dong chậm chạp bước đi không chút sốt ruột, không chút lo âu sự lạc hậu của mình.

Thứ ba là cần nhận thức thành tựu và xu thế phát triển của giáo dục thế giới mà so sánh, học tập, hội nhập, thích nghi.

Đó là ba cơ sở chính để xây dựng chiến lược giáo dục trong giai đoạn mới.

PV: Giáo sư thấy cần lưu ý đặc biệt điều gì khi xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới?

Giáo sư Trần Hồng Quân: Ta thường quen xây dựng chiến lược chủ yếu là đề ra một hệ thống các mục tiêu mong muốn mà rất ít nêu ra những giải pháp khả thi đủ tầm để thực hiện các mục tiêu đó.

Khi không đạt được thì biện minh bằng đủ thứ lý do, thậm chí có khi lờ luôn không kiểm điểm nguyên nhân không đạt. Để rồi trong kế hoạch tiếp theo lại đề ra lại các mục tiêu ấy, có khi với chỉ tiêu cơ bản còn thấp hơn trước.

Sự lựa chọn các mục tiêu hợp lý bao giờ cũng phải xét tính khả thi khi cân nhắc giải pháp. Mà tìm giải pháp tốt là khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi phải thực sự sáng tạo.

Đặc biệt là đối với những mục tiêu quan trọng, rất khó đạt nhưng không được phép lùi được, đó là tối thiểu, chết sống gì cũng phải đạt cho kỳ được mà giải pháp lại chưa tìm ra, khi đó đòi hỏi phải đổi mới tư duy, vượt ngoài cách nghĩ, cách làm truyền thống mới có thể tìm được lối ra. Tôi cho là đất nước ta nói chung, giáo dục đại học nói riêng cũng đang đứng trước tình huống như vậy.

PV: Thưa Giáo sư, vậy chúng ta cần quan tâm những vấn đề quan trọng nào khi xây dựng chiến lược giáo dục trong giai đoạn mới?

Giáo sư Trần Hồng Quân: Có rất nhiều vấn đề quan trọng có liên quan đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng, chúng ta nên quan tâm nghiên cứu.

Ở đây tôi muốn nêu hai vấn đề lớn mang tính chất giải pháp cơ bản để phát triển, mỗi vấn đề cần một nhóm giải pháp cụ thể cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu đề ra:

Một là vấn đề động lực. Phải có các giải pháp phát huy động lực của cả hệ thống, của từng cơ sở đào tạo và nghiên cứu, của từng cá nhân… bằng cách động viên khát vọng vươn tới, bằng các chính sách liên quan đến quyền lợi.

Đồng thời phải tháo gỡ các ràng buộc không phù hợp trong quản lý để giải phóng động lực. Giáo dục cũng như rất nhiều các lĩnh vực khác đều bị trói buộc bởi cách quản lý tập trung cũ kỹ cản trở sự phát triển.

Vấn đề động lực phát triển là sức sống của nền giáo dục, cũng là vấn đề lớn nhất cho thể chế chúng ta. Thiếu động lực thì không có ý chí, không có khí thế tiến lên, không thể sáng tạo.

Một thí dụ, tự chủ đại học là một giải pháp nhằm giải phóng khỏi cách quản lý tập trung cứng nhắc, phát huy động lực tự thân của các trường đại học, được rộng đường phát triển đồng thời cũng chịu áp lực buộc phải luôn canh tân để phát triển. Nếu thực hiện tốt một cách phổ biến chủ trương này thì nền giáo dục đại học sẽ có sinh khí mới, sẽ tiến bộ nhanh chóng.

Thứ hai là vấn đề nguồn lực. Phải tăng cường đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn lực phát triển. Đầu tư cho giáo dục là thứ đầu tư mang tính cơ bản hơn bất cứ loại đầu tư nào khác, có hiệu quả cực kỳ to lớn, bền vững và sâu sắc. Nhưng đó là thứ đầu tư chu kỳ dài, không thể thấy kết quả ngay lập tức hiển thị bằng tiền mà là loại hiệu quả phức hợp tác động trong mọi lĩnh vực xã hội.

Cho nên khi chịu áp lực khó khăn về ngân sách, những người thiếu tầm nhìn chiến lược có thể không đặt đầu tư cho giáo dục ở mức ưu tiên cần thiết, mà tạm gác lại chờ khi khấm khá hơn. Nhưng đã và sẽ thường xuyên gác lại như vậy vì ngân sách có bao giờ hết căng thẳng? Chính vì thế mà làm cho ‘Quốc sách hàng đầu’ chỉ còn là khẩu hiệu trên giấy.

Thực ra ngân sách Nhà nước hiện nay cũng phải không phải quá khó khăn như nhiều thập kỷ trước. Không thể viện cớ khó khăn mà Nhà nước không tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn, càng không nên chuyển gánh cho ‘xã hội hóa’.

Mặt khác, ở bất cứ quốc gia nào kể cả những nước giàu có, ngân sách dành cho giáo dục bao giờ cũng là vấn đề khó khăn, bởi vì giáo dục luôn luôn phát triển, luôn có những đòi hỏi mới. Vì vậy trong điều kiện ngày nay, nhiều bộ phận xã hội cũng giàu có hơn trước, ta có khả năng huy động nguồn lực xã hội tốt hơn để phụ thêm với Nhà nước .

Tôi cho rằng, nên nghiên cứu nhiều mô hình trường, nhiều dạng đầu tư, nhiều dạng sở hữu công và tư là hai cực đoan. Ở giữa hai cực đó là một phổ sở hữu đan xen với nhiều mô hình quản lý khác nhau có thể chấp nhận được, cốt lõi là giáo dục phát triển nhanh, đúng hướng, đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước. Hai vấn đề lớn đó cần tập trung nghiên cứu để có nhiều giải pháp cụ thể hiệu quả. Đặt được vấn đề một cách đúng đắn thì coi như đi được nửa đoạn đường tìm giải pháp đạt mục tiêu.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội

Giáo dục HS về các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa là công việc mà các nhà trường đang bền bỉ, thầm lặng thực hiện để chung sức trang bị cho thế hệ trẻ những phẩm chất nền tảng, nuôi dưỡng, bồi đắp văn hóa.

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội - Hình 1

Học sinh Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc với các trò chơi dân gian.

Đổi hình thức truyền thụ

Trong bối cảnh hội nhập, giữa sự chuyển động của đời sống thông tin toàn cầu, giao thoa giữa văn hóa truyền thống với các trào lưu mới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến thế hệ trẻ, trong đó học sinh là một trong những đối tượng chịu tác động nhiều và trực tiếp. Vì vậy, việc hướng tới đào tạo những con người đủ tiêu chuẩn công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc con người Việt Nam là một mục tiêu quan trọng.

Đưa giáo dục các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa vào trường học chính là cách làm mang tính nền tảng, tạo thành quá trình để chuẩn bị cho các em nhận thức đầy đủ, đúng đắn về văn hóa, hướng các em đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Nhà trường là môi trường tốt nhất để đưa ra những bài học sâu sắc, giúp các em biết nhớ về nguồn cội và khát vọng vươn lên, hun đúc và nuôi dưỡng những phẩm chất đẹp đẽ để qua đó từng bước hình thành nhân cách, lý tưởng đẹp đẽ.

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội - Hình 2

UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội thảo, bàn về giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống trong hệ thống trường học. Ảnh: TG

Tuy nhiên, để các giá trị nguồn cội chạm được vào giới trẻ, ngoài tạo môi trường văn hóa lành mạnh, nội dung giáo dục cần có chọn lọc, cập nhật cũng như đổi hình thức truyền thụ. Nhấn mạnh điều này, ông Nguyễn Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên - cho biết: Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục di sản văn hóa trong và ngoài nhà trường hết sức quan trọng, trong đó việc đa dạng hóa mô hình, phương thức, quy mô, tăng cường xã hội hóa trong các hoạt động cần được quan tâm. Để làm tốt công tác này, trước hết, cần sự vào cuộc chỉ đạo của ngành Giáo dục ở các địa phương, từ đó triển khai một cách đồng bộ, thống nhất ở các đơn vị, trường học.

"Sở đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục nhiều nội dung cụ thể như: Đẩy mạnh sưu tầm tài liệu về di tích lịch sử, văn hóa của địa phương phục vụ dạy học các bộ môn và hoạt động giáo dục; Chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục qua di sản văn hóa; Phối hợp với các cơ quan ngành văn hóa, ban quản lý các khu di tích nhằm có điều kiện tốt nhất hỗ trợ công tác giáo dục di sản văn hóa...", ông Nguyễn Đức Thịnh nhấn mạnh.

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội - Hình 3

Học sinh Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng (TP Thái Nguyên) trải nghiệm tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: TG

Trường học triển khai tích cực

Để góp phần chuẩn bị nền tảng phẩm chất, cốt cách văn hóa cho học sinh, môi trường ban đầu và quan trọng nhất chính là trường học. Có thể nói, trường học chính là "chiếc nôi" văn hóa cho lớp lớp thế hệ học trò được nuôi dưỡng, trưởng thành. Xác định được ý nghĩa của vấn đề này, nhiều nhà trường đã chú trọng, triển khai tích cực công tác giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa cho học sinh.

Tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, với đặc thù là ngôi trường nội trú của con em đồng bào dân tộc, cán bộ giáo viên nhà trường luôn coi việc giáo dục học trò nhận thức, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc là nhiệm vụ căn bản, quan trọng. Vì vậy, nhiều cách làm thiết thực và sáng tạo được thầy cô giáo ở đây triển khai: Nhà trường duy trì việc mặc trang phục dân tộc ngày đầu tuần, ngày lễ, ngày kỉ niệm.

Một số môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân luôn tích hợp nội dung giáo dục địa phương, giáo dục truyền thống. Đặc biệt, để phù hợp với tâm lý, văn hóa của học trò, nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, chương trình ngoại khóa sinh động như: Trải nghiệm làng nghề, Ngày hội trò chơi dân gian, Phiên chợ vùng cao, Trình diễn trang phục dân tộc, Câu lạc bộ dân ca...

"Nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng tập thể sư phạm có truyền thống văn hóa, trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc; có trách nhiệm với công tác giáo dục học sinh dân tộc nói chung và việc giáo dục văn hóa dân tộc nói riêng", cô Trần Thị Thanh Huệ - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc trao đổi.

Đối với Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng (TP Thái Nguyên), thầy và trò nhà trường luôn thấm thía, tự hào vì ngôi trường được mang tên và đặt tại địa phương có Di tích lịch sử Đại đội thanh niên xung phong 915 - nơi 60 thanh niên xung phong đã anh dũng ngã xuống trong trận bom đêm Noel 24/12/1972. Để giáo dục truyền thống, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tìm hiểu tư liệu hình ảnh, video, chuyện kể cũng như trực tiếp đến tham quan, chăm sóc khu di tích. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi cũng được tổ chức thành từng chuyên đề phù hợp như: Ngược dòng lịch sử, Dân ta phải biết sử ta, Nhà sử học nhỏ tuổi, Rung chuông vàng...

"Trong hành trang văn hóa của mỗi thầy, cô giáo và học sinh nhà trường, chúng tôi luôn mang trong mình tình yêu và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của tuổi trẻ Thái Nguyên một thời", cô Nguyễn Thị Hồng Vân - giáo viên Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng chia sẻ.

Theo TS Đoàn Tiến Lộc (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống đang ngày càng được quan tâm hơn. Những giá trị truyền thống có tác dụng không nhỏ trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, mặt khác, nó là một trong những cơ sở để khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trước bạn bè thế giới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024
Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"
15:40:46 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024
Hình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưngHình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưng
16:25:41 23/12/2024
15 giây gây chấn động của mỹ nhân hạng A qua ống kính cam thường15 giây gây chấn động của mỹ nhân hạng A qua ống kính cam thường
15:36:18 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe

6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe

Sức khỏe

20:08:14 23/12/2024
Mỡ máu cao là vấn đề nguy hiểm vì có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ. Một số nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy trà dâm bụt tác dụng giảm cholesterol trong máu.
Bão số 10 mạnh cấp 8, từ Phú Yên đến Cà Mau sẵn sàng ứng phó

Bão số 10 mạnh cấp 8, từ Phú Yên đến Cà Mau sẵn sàng ứng phó

Tin nổi bật

20:04:37 23/12/2024
Để ứng phó với bão số 10 Pabuk, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện gửi các tỉnh, thành ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau.
Cate Blanchett "đốt cháy" màn ảnh với hình tượng điệp viên đầy bí ẩn trong Chiến dịch túi đen

Cate Blanchett "đốt cháy" màn ảnh với hình tượng điệp viên đầy bí ẩn trong Chiến dịch túi đen

Phim âu mỹ

20:03:23 23/12/2024
Năm 2025 đánh dấu sự trở lại của dòng phim điệp viên - giật gân thông qua dự án Chiến dịch túi đen (tựa gốc: Black back) rất được trông chờ.
CSGT nhanh chóng truy tìm được tài xế ô tô gây TNGT nghiêm trọng rồi bỏ chạy

CSGT nhanh chóng truy tìm được tài xế ô tô gây TNGT nghiêm trọng rồi bỏ chạy

Pháp luật

20:01:11 23/12/2024
Trước đó, khoảng 23h2 ngày 21/12, tại ngã ba đường Nguyễn Hồng Ánh - Trần Tử Bình (thuộc thôn Bầu Cầu, xã Hòa Châu, Hòa Vang, TP Đà Nẵng) xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe mô tô và ô tô.
Jang Na Ra làm nên lịch sử tại giải thưởng Daesang

Jang Na Ra làm nên lịch sử tại giải thưởng Daesang

Sao châu á

19:59:50 23/12/2024
Vào ngày 21/12, Jang Na Ra đã nhận được giải thưởng Daesang danh giá tại Giải thưởng phim truyền hình SBS 2024 .
Top 5 bộ phim Hoa ngữ gây thất vọng nhất 2024

Top 5 bộ phim Hoa ngữ gây thất vọng nhất 2024

Phim châu á

19:57:45 23/12/2024
Loạt phim Hoa ngữ liên tiếp bị khán giả quay lưng chỉ sau vài tập phim phát sóng. Nhiều người đánh giá họ bị lừa khi đã đặt quá nhiều kỳ vọng cho các tác phẩm này.
Ông Trump và chính quyền Mỹ tiếp tục 'giằng co'

Ông Trump và chính quyền Mỹ tiếp tục 'giằng co'

Thế giới

19:57:38 23/12/2024
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu không bao gồm đòi hỏi then chốt của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trong khi ông kiện chính phủ liên quan vật liệu xây tường biên giới.
Thấy mẹ chồng mờ ám đi ra ngoài, tôi lén lút theo sau rồi phát hiện sự thật rùng mình

Thấy mẹ chồng mờ ám đi ra ngoài, tôi lén lút theo sau rồi phát hiện sự thật rùng mình

Góc tâm tình

19:57:03 23/12/2024
Về đến nhà tôi liền kể cho chồng nghe ngay. Không thể đợi mẹ về để hỏi, chồng tôi phóng xe thẳng đến xóm trọ đó. Chúng tôi lấy nhau hơn 10 năm rồi, có hai con đang học tiểu học.
Sao Việt 23/12: Gia đình Khánh Thi - Phan Hiển chụp ảnh Giáng sinh

Sao Việt 23/12: Gia đình Khánh Thi - Phan Hiển chụp ảnh Giáng sinh

Sao việt

19:54:55 23/12/2024
Nữ kiện tướng dancesport cho biết gia đình cô duy trì truyền thống chụp ảnh Noel từ nhiều năm nay vì đây là dịp lễ đặc biệt để quây quần, gắn kết.
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"

Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"

Netizen

19:51:25 23/12/2024
Người phụ nữ Trung Quốc bất ngờ nhớ ra mình đã đặt cọc mua xe từ nhiều năm trước nhưng không mua. Người này cho biết, bà đã cọc 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng) để mua một chiếc BMW tại cửa hàng ở Trịnh Châu vào năm 2014.
tlinh bất ngờ bật khóc ngay trên sân khấu vì 1 người

tlinh bất ngờ bật khóc ngay trên sân khấu vì 1 người

Nhạc việt

19:44:01 23/12/2024
Sau khi kết thúc ca khúc tình yêu có nghĩa là gì, tlinh đã xúc động đến bật khóc khi chia sẻ về kỷ niệm thời còn ngồi trên ghế nhà trường.