Giảng viên Huỳnh Thông: “Người học có quyền được yêu cầu giảng lại”
Nêu quan điểm trước vụ việc giảng viên “đuổi” sinh viên khỏi lớp học Online và có phát ngôn thiếu chuẩn mực. Giảng viên Huỳnh Thông cho rằng, người học có quyền được yêu cầu giảng lại nếu chưa rõ vấn đề.
Ngày 17/09, mạng xã hội chia sẻ chóng mặt đoạn clip giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật vi phạm quy tắc ứng xử khiến dư luận bức xúc. Vụ việc diễn ra trong một buổi học Online, vì trời mưa to ngay phần trọng tâm nên nam sinh viên mới đề nghị thầy giáo giảng lại một lần nữa.
“Dạ bên em mưa to quá, em nghe không rõ, thầy có thể nhắc lại được không ạ?”- Nam sinh chia sẻ. Ngay lập tức, giảng viên trả lời: “Rồi, vậy để tôi cho em ra khỏi lớp luôn, khỏi học luôn ha. Tên gì đây?”. Sau khi sinh viên nêu rõ tên của mình, giảng viên nói thêm: “Mưa to quá học để làm gì? Đi ngủ đi ha. Cái việc to hay không, anh phải tự lấy cái tai nghe anh để vô, chứ mắc mớ gì cái chuyện mưa to tôi phải giảng cho anh nhiều lần”.
Đáng phẫn nộ, sau khi cho bạn sinh viên đó ra khỏi lớp học online, giảng viên này còn yêu cầu từng sinh viên trong lớp phải mở webcam và nói câu: “Tôi tên là Nguyễn Văn A gì đó, có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường”. Nếu sinh viên nào nói không rõ, sẽ bị đuổi ra khỏi lớp học online.
Tối 17/9, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã chính thức phản hồi thông tin. Trường xác nhận sự việc xảy ra trong lớp học online của giảng viên và sinh viên Khoa Điện – Điện tử. “Sự việc diễn ra như clip là có thật, giảng viên có ý định nhắc nhở sinh viên tập trung học hơn, do không kiềm chế được cảm xúc nên đã lớn tiếng với sinh viên” – ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM thông tin.
Trong khi cuộc tranh luận vẫn diễn ra gay gắt trên các diễn đàn. Phóng viên Việt Giải Trí đã có vài trao đổi ngắn cùng giảng viên Huỳnh Thông – hiện đang công tác tại Khoa du lịch và Việt Nam học của một trường ĐH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Giảng viên Huỳnh Thông nhấn mạnh, người học có quyền được yêu cầu giảng lại nếu họ chưa rõ vấn đề. Đây là quyền lợi chính đáng của mỗi sinh viên khi trả tiền học phí để trải nghiệm sản phẩm giáo dục. Dù vậy, vẫn cần xem xét nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình huống như phản ánh.
“Việc giảng viên “đuổi” sinh viên khỏi lớp online vì yêu cầu giảng lại xem ra chưa phù hợp trong trường hợp này. Về mặt sinh viên, người học có quyền yêu cầu được giảng lại nếu chưa rõ vấn đề và thái độ của bạn sinh viên trong clip cũng khá bối rối với lí do trời mưa to và bạn đã không nghe rõ.
Thêm vào đó bạn đã trả tiền học phí để được hưởng sản phẩm giáo dục hay dịch vụ giáo dục tương xứng mà nhà trường cam kết mang lại thì không có lý do nào bị từ chối yêu cầu được trải nghiệm sản phẩm dịch vụ giáo dục. Và càng khó hiểu hơn khi bị “đuổi” ra ngoài như tướt đoạt đi quyền và lợi chính đáng mà bạn đáng được có.
Tuy nhiên, đoạn clip chỉ phản ánh một phần của buổi học và người ngoài cuộc chưa biết hết được những sự việc gì còn ẩn bên trong như thế nào. Đầu buổi học có mâu thuẫn gì giữa thầy trò trước đó không, có thỏa thuận công khai nào được thiết lập trước khi bắt đầu môn học này. Việc “đuổi” sinh viên ra khỏi lớp chỉ là một hành động nhằm mục đích “giết gà dọa khỉ” để xem thái độ của SV như thế nào hay đó là một hình phạt thẳng thừng được áp dụng trong trường hợp này.”
Video đang HOT
Về yêu cầu sinh viên nói rõ đầy đủ giác quan, giảng viên Huỳnh Thông cho rằng vị thầy giáo có cách hành xử chưa phù hợp tại môi trường sư phạm. Anh lý giải:
“Nó làm người nghe cảm thấy như đang phân biệt đối xử với người bị khuyết tật, và vô tình lời nói khẳng định mình đầy đủ giác quan của bản thân sẽ xúc phạm đến những người khuyết tật khác.
Hiển nhiên người học không cần chứng minh hoặc xác nhận mình có đầy đủ các giác quan mới được tham gia lớp học, thậm chí người khiếm khuyết giác quan cũng mặc nhiên được hưởng mọi quyền lợi nền giáo dục đại học và đôi khi họ còn được nhiều chính sách ưu tiên hơn. Việc đem những khiếm khuyết về cơ thể để làm tiêu chuẩn cho việc tiếp tục được học online xem ra khá không phù hợp và mang tính chất tiêu cực nếu không muốn nói là thiếu nhân văn.”
Anh Huỳnh Thông chia sẻ, việc giảng dạy trong môi trường Online là thách thức lớn, đòi hỏi sinh viên và giảng viên phải tập trung cao độ. Thay vì phương pháp “thầy nói trò nghe” như truyền thống, giảng viên nên để sinh viên chủ động tiếp cận thông qua các sơ đồ tư duy, minh họa bằng hình ảnh và clip để mô hình hóa kiến thức. Ngoài ra, chia nhỏ các lớp học dưới dạng group chat cũng là cách để giảng viên và sinh viên tăng thêm sự tương tác, kịp thời chỉnh cũng như quản lý lớp học một cách bao quát hơn.
Trước khi bắt đầu buổi học, cả lớp nên tạo ra những quy định chung, là khung tham chiếu giữa thầy và trò để nhìn nhận vấn đề một cách phù hợp. Tránh cảm xúc tiêu cực chi phối trong quá trình trao đổi. “Xét về hành vi thì sinh viên có thể sai để thầy sửa, nhưng thầy thì nhất định phải chuẩn!”
“Với việc MXH phát triển chóng mặt và trở thành một phần cuộc cuộc sống thường nhật, ta cần phải cẩn thận hơn, không phải để dè chừng nhau hay đề phòng nhau trong giao tiếp mà là tự nhắc bản thân tỉnh táo để có ưng xử phù hợp với nhau trên không gian mạng.
Riêng về các bạn sinh viên, các bạn có quyền phản ánh những điều tiêu cực, những gì các bạn cảm thấy chưa hợp lý nhưng cách thức của các bạn có thể hơi vội vàng. Nên chăng, các bạn hãy đưa toàn bộ đoạn clip của buổi học hôm đó phản ánh về Khoa chủ quản, hoặc nhà trường để nội bộ xử lý trước tránh sự việc đươc hiểu mập mờ hoặc một phần không phản ảnh hết được tính khách qua của sự việc. Mọi chuyện có thể sẽ được giải quyết êm đẹp và “tình người” hơn. Nhưng hiện tại, sự việc đã tạo nên 2 luồng dư luận trái chiều về sự việc và ảnh hưởng không những người trong cuộc mà còn cả những bên liên quan như Khoa chủ quản và Nhà trường. Rồi cái kết tốt đẹp nào sẽ xảy ra? Hay một cái kết viên mãn 1 mất 1 còn theo yêu cầu của cộng đồng mạng? Sẽ rất khó để có một kết thúc thỏa đáng cho cả 2 bên khi đưa sự việc lên không gian mạng. Hy vọng qua sự việc này sẽ là bài học cho cả thầy và trò trong vấn đề giao tiếp và xử lý tranh luận.” – Giảng viên Huỳnh Thông chia sẻ thêm
Uẩn khúc vụ cô giáo chửi học sinh trong lớp
Tại một lớp học trực tuyến, giáo viên dạy văn đã buông lời chửi học sinh rất nặng nề và hiện cô giáo này đang cảm thấy buồn về việc này.
Những ngày qua, nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook ở Quảng Trị đã đăng tải clip dài 6 phút, được cho là ghi lại những lời lẽ xúc phạm của một nữ giáo viên với học sinh trong giờ học online. Trong clip 6 phút, cô giáo đã buông những lời chửi rủa như: "quái thai về thể xác, quái thai về tâm hồn, rác rưởi của xã hội, đồ mạt hạng, đồ tiểu nhân...".
Theo tìm hiểu, người xuất hiện trong đoạn ghi âm nói trên là cô giáo dạy môn Văn có tên là H.Y. ở Trường THPT Cam Lộ (thị trấn Cam Lộ, Quảng Trị). Nữ sinh bị mắng là H. G. -một học sinh lớp 11A5 của trường.
Chiều ngày 17/9, trao đổi với PV, một thành viên trong Ban Giám hiệu trường THPT Cam Lộ cho biết: "Hiện tại phía giáo viên và em G đã làm bản tường trình gửi lên trường. Theo thông tin ban đầu, vào tiết thứ 3, sáng 14/9, cô Y dạy trực tuyến môn Văn trên ứng dụng zoom, trong buổi học trực tuyến hôm đó có tên em G tham gia học nhưng tắt màn hình.
Khi cô Y dạy được một lúc đã hỏi học sinh có hiểu bài không thì em G ở vị trí số 11 trên lớp học trực tuyến nói "Em không hiểu". Cô Y hỏi vì sao chưa hiểu bài thì G trả lời là "em đang ăn mì tôm nên không hiểu". Sau đó cô Y đã trả lời lại rằng: "Ăn mì tôm nên không nghe, không hiểu bài là đúng rồi".
Trường THPT Cam Lộ - nơi cô giáo Trần Thị Hải Y. đang công tác
Khoảng vài phút sau tại vị trí số 11 của em G. tắt màn hình nhưng lại phát ra tiếng nhạc kèm lời chửi tục tĩu, xúc phạm người khác. Hiện tại chưa xác định được người chửi tục, xúc phạm đó có phải là em G hay không? Trong bản tường trình em G cũng không thừa nhận đã tham gia lớp học trực tuyến đó.
Hiện phía nhà trường đã làm việc với công an để xác minh người đăng clip lên mạng và xác định xem có đúng học sinh G tham gia lớp học không hay là người khác".
Nhận xét về cô giáo có lời nói xúc phạm học sinh, đại diện Ban Giám hiệu trường THPT Cam Lộ kể: "Cô Y đã có hơn 20 năm công tác giảng dạy bộ môn Văn và chưa từng xảy ra trường hợp nào như vậy. Hôm đó có thể do mệt mỏi và áp lực việc dạy trực tuyến nên cô Y đã mắng hơi quá lời.
Còn học sinh G không phải là học sinh cá biệt của lớp, hàng ngày em G cũng rất ít nói. Hiện nhà trường chưa có hướng xử lý những cá nhân trong vụ việc vì cần phải có đầy đủ thông tin sau khi xác minh".
Đoạn ghi âm được tung lên mạng xã hội đang được phát tán với tốc độ rất nhanh nhưng chỉ là 1 chiều
Sau khi xuất hiện clip trên, trao đổi với báo chí, cô Y cho biết khi cô đang giảng bài ở lớp học trực tuyến thì em H.G. có lời lẽ hỗn láo khiến cô bức xúc, không giữ được bình tĩnh nên phát ngôn thiếu chuẩn mực như clip phát tán trên mạng.
Cô Y. cho biết, ở tuổi 51, có 26 năm trong nghề, cô chưa bao giờ bị học sinh xúc phạm, lăng nhục như thế. Vì vậy, cô bị sốc, bức xúc cực độ dẫn đến phản ứng, phát ngôn không chuẩn mực.
"Khi nghe lại lời nói của mình, tôi thấy quá nặng nề, rõ ràng đã sai. Lỗi là do học sinh nhưng mình xử lý như vậy là sai. Nhẽ ra tôi cần bình tĩnh hơn để giáo dục học sinh. Đúng là giận quá mất khôn" - cô Y. tâm sự.
Sau khi xảy ra sự việc, nhiều giáo viên, học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 11A5 đã gọi điện chia sẻ, động viên cô Y.
Em Đoàn Gia Bảo, Bí thư chi đoàn lớp 11A5, Trường THPT Cam Lộ cho biết, rất nhiều bạn trong lớp xác nhận câu nói "Em đang ăn mì tôm nên không hiểu bài" là do Phạm Thị Hà G. nói. Từ đó chứng minh G. có tham gia lớp học trực tuyến vào sáng 14/9.
Bảo cho biết, vì vị trí số 11 của G. tắt màn hình, ban đầu có tiếng nhạc to nên khi nghe tiếng chửi bới, nhục mạ phát ra từ vị trị số 11 thì mọi người cứ nghĩ do G. nói ra. Tuy nhiên, sau khi nghe lại đoạn clip ghi âm, Bảo đã lên mạng để tìm thì phát hiện, những lời lẽ tục tĩu đó là từ một kênh trên Youtube.
Clip giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp học online
Trên mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip lớp học online của một trường đại học gây bức xúc trong sinh viên. Đoạn clip dài hơn 4 phút có thể nghe thấy rõ đoạn hội thoại giữa giảng viên và sinh viên trong giờ học online.
Phần đầu đoạn clip này, giọng một nam sinh viên nói: "Do mưa to quá nên nghe không rõ, thầy có thể nhắc lại được không ạ?". Thầy giáo hỏi tên sinh viên rồi nói: "Rồi, để tui cho anh ra khỏi lớp. Mưa to quá học làm gì, đi ngủ đi nha. Mưa to thì phải tự lấy tai phone để vô, chứ mắc mớ gì mưa to tôi phải giảng nhiều lần".
Dù sinh viên cho biết đã gắn tai phone nhưng vẫn nghe không rõ. Tuy nhiên giảng viên này nói: "Vậy thì làm sao học? Nghỉ học online đi nha". Ngay sau đó giảng viên đã "đuổi" sinh viên này ra khỏi lớp học online.
Sau khi đã đuổi sinh viên đó ra khỏi lớp bằng cách xóa nick (tài khoản) của sinh viên, giảng viên này tiếp tục hỏi "cả lớp còn ai không nghe nữa?" và yêu cầu từng sinh viên trong lớp mở webcam và nói câu: "Tôi tên là Nguyễn Văn A gì đó..., có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường". Theo đó, sinh viên nào nói không rõ, sẽ tiếp tục bị đuổi ra khỏi lớp.
Không những thế, trong lúc trao đổi với sinh viên, giảng viên này còn nói: "Anh chị có thấy anh sinh viên vừa nói chữ không nhớ, tui bóp cổ anh chết không?".
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh - phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - xác nhận giảng viên trong đoạn clip trên đúng là giảng viên khoa điện - điện tử của trường.
"Sáng ngày 17/9, tôi đã nhận thông tin này và đã yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát cũng như trao đổi với giảng viên này để làm rõ sự việc. Khoa điện - điện tử cũng đang xác minh, nhưng theo thông tin tôi có được thì clip đã bị cắt ghép, không phản ánh đúng bối cảnh", ông Thịnh cho biết.
Phụ huynh lên núi dựng lán tạm cho con "bắt sóng 3G" học online Nhà không có internet, nhiều phụ huynh huyện biên giới Nghệ An buộc phải lên núi cao dò tìm sóng 3G rồi dựng lều tạm cho con học online. Sau một thời gian phải tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19 khi xuất hiện một số ca dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn, sáng 16/9, huyện Quế Phong (Nghệ An) bắt đầu quay...