“Giang hồ mạng” Phú Lê và đàn em được trả tự do có đúng luật?
Dư luận đang xôn xao khi biết được thông tin về việc “ giang hồ mạng” Phú Lê và đàn em được trả được tự do. Nhiều người cho rằng, việc đình chỉ vụ án và Phú Lê cùng đàn em được trả tự do là không hợp lý.
“Giang hồ mạng” Phú Lê cùng đàn em được thả tự do.
Ngày 12/12, lãnh đạo TAND huyện Đan Phượng, Hà Nội cho biết, phiên tòa xét xử Lê Văn Phú (tức Phú Lê, 40 tuổi, quê tại Yên Bái) và đàn em Hoàng Văn Thụ (24 tuổi, quê tại Yên Bái), Trần Văn Tư (32 tuổi, quê tại Thái Bình) về tội cố ý gây thương tích, mở vào 15/12 tới sẽ không diễn ra như dự kiến.
Lý giải nguyên nhân hủy phiên tòa, vị lãnh đạo trên cho biết, ngay sau khi nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, gia đình “hot girl” Đào Chile đã rút đơn, nên theo quy định, vụ án bị đình chỉ và phiên tòa cũng không được diễn ra. Đồng nghĩa với đó, Phú Lê và đàn em cũng được trả tự do ngay sau khi có quyết định đình chỉ vụ án.
Dưới góc độ pháp lý, trao với PV Báo GD&TĐ, Luật sư Đặng Văn Cường – Văn Phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, hanh vi cua Phu Le va cac đong pham gay buc xuc cho gia đinh hai va du luan xa hoi.
Tuy nhien voi thuong tich duoi 11%, nan nhan co đon đe nghi xu ly hinh su thi co quan to tung moi xu ly. Truong hop trong qua trinh giai quyet ma nguoi bi hai rut đon thi vu an bi đinh chi. Đay la quy đinh cua bo luat to tung hinh su ve truong hop khoi to vu an theo yeu cau cua nguoi bi hai.
“Như vậy pháp luật quy định việc khởi tố vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự đòi hỏi phải có đơn yêu cầu của người bị hại theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự”, Luật sư Cường nói.
Theo Luật sư Cường, trong trường hợp này nếu trong quá trình giải quyết vụ án “người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.”
Vì vậy, nếu trong vụ án này bị hại tự nguyện rút đơn, vụ án sẽ bị đình chỉ. Khi đó, Phú Lê và các đồng phạm chỉ bị xử phạt hành chính theo khoản 3, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Video đang HOT
Mặc dù cac đoi tuong khong bi xu ly hinh su nhung se bi phat hanh chinh va co “tien su” đuoc xac đinh la nhan than xau. Neu sau vu viec nay con tiep tuc gay roi trat tu cong cong, co y gay thuong tich cho nguoi khac thi se bi xu ly nghiem minh.
Luật sư Cường cũng chia sẻ, co the noi rang viec su dung mang xa hoi, kiem tien qua cac tai khoan mang xa hoi la chuyen binh thuong, phap luat khong cam, tham chi khuyen khich nhung nhung đoi tuong noi tieng tren mang xa hoi ma gay anh huong xau đen an ninh trat tu, anh huong đen su phat trien va hinh thanh nhan cach cua tre em thi can phai xu ly nghiem minh bang cac che tai cua phap luat đe phong ngua chung cho xa hoi.
Tòa phúc thẩm có được triệu tập thẩm phán cấp dưới?
Nhiều ý kiến cho rằng luật không quy định cho phép tòa phúc thẩm triệu tập thẩm phán cấp sơ thẩm và cũng không nên làm.
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa xử phúc thẩm, tuyên y án 12 năm tù đối với bị cáo Trần Hữu Kiển, cựu luật sư (LS) Đoàn LS tỉnh Bến Tre, về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đặc biệt, trong phiên tòa này có chuyện khá lạ là HĐXX phúc thẩm quyết định triệu tập thẩm phán, thư ký phiên tòa sơ thẩm và hai điều tra viên tham gia tố tụng. Tuy vậy, chỉ có điều tra viên đến phiên xử, còn thẩm phán và thư ký có đơn xin vắng mặt.
Vấn đề đặt ra là luật quy định ra sao về việc này?
Có thể nhưng cần cân nhắc?
Theo LS Trương Thị Minh Thơ (nguyên thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM), Điều 317 BLTTHS quy định khi xét thấy cần thiết, HĐXX tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng yêu cầu điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến để làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Bị cáo - cựu luật sư Trần Hữu Kiển tại tòa. Ảnh: BCY
Vì vậy, tòa cấp trên có thể triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nếu thấy cần thiết. Mục đích là để họ trình bày ý kiến làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Như vậy mới nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, tránh lạm quyền, tránh được oan sai.
LS Phạm Tuấn Anh (Đoàn LS TP.HCM) thì cho rằng Điều 296 BLTTHS quy định trong quá trình xét xử, nếu thấy cần thiết, HĐXX có thể triệu tập điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.
Tuy nhiên, theo LS Tuấn Anh, ở góc độ độc lập xét xử thì cần phải cân nhắc việc triệu tập này. Nguyên tắc này nghiêm cấm việc can thiệp vào việc xét xử dưới mọi hình thức trước, trong và sau quá trình xét xử.
Ngoài ra quan hệ giữa tòa án là quan hệ giữa tòa cấp cao hơn và cấp thấp hơn về thẩm quyền tố tụng chứ không có tòa cấp trên và tòa cấp dưới. Do vậy, nếu bản án sơ thẩm sai, cấp phúc thẩm có thể sửa, hủy. Trường hợp có chứng cứ thẩm phán, thư ký có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm phạm hoạt động tư pháp thì cơ quan có thẩm quyền có quyền điều tra, khởi tố theo trình tự tố tụng. Không nhất thiết phải triệu tập thẩm phán sơ thẩm đến tòa để xem xét về công việc xét xử của họ trước đó.
Luật không quy định
Tuy nhiên, TS Lê Huỳnh Tấn Duy, Trưởng bộ môn Luật tố tụng hình sự ĐH Luật TP.HCM, cho rằng Điều 296 BLTTHS thuộc quy định tại chương về xét xử sơ thẩm. Đối với phiên tòa phúc thẩm, chưa có quy định nào trực tiếp ghi nhận quyền của HĐXX được triệu tập người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đến tòa.
Theo TS Duy, nếu căn cứ vào quy định, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm và viện dẫn Điều 317 BLTTHS để suy luận về quyền được triệu tập người tiến hành tố tụng của tòa phúc thẩm cũng không hợp lý. Vì Điều 317 chỉ có ý nghĩa khi trước đó Điều 296 đã ghi nhận quyền của HĐXX sơ thẩm được triệu tập điều tra viên và những người khác đến phiên tòa.
Đồng tình, LS Nguyễn Minh Cảnh, nguyên thẩm phán TAND TP.HCM, cũng cho rằng Điều 296 và Điều 317 BLTTHS quy định trong trường hợp cần thiết HĐXX có thể triệu tập điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý giải quyết vụ án. Tuy nhiên, hai điều luật này thuộc mục III Chương XXI của BLTTHS, tức là chỉ được áp dụng trong phiên tòa sơ thẩm.
Cạnh đó, Điều 352 BLTTHS quy định việc hoãn phiên tòa ở cấp phúc thẩm không có trường hợp nào đưa ra yêu cầu bắt buộc ở phiên phúc thẩm phải có mặt những người tiến hành tố tụng đã tham gia thụ lý vụ án ở cấp sơ thẩm, hoặc nếu không có sự tham gia của những chủ thể này thì phải hoãn phiên tòa.
LS Cảnh cũng cho rằng việc triệu tập HĐXX cấp dưới là không đúng, tạo tiền lệ dẫn đến sự lạm dụng và phá vỡ những quy định của BLTTHS về hai cấp xét xử.
Không ghi rõ tư cách được triệu tập
Trong quyết định đưa vụ án bị cáo Trần Hữu Kiển ra xét xử số 674/2020 ngày 2-11 do thẩm phán chủ tọa phiên xử phúc thẩm ký thì hai điều tra viên, thẩm phán và thư ký phiên tòa sơ thẩm được ghi trong phần những người tham gia tố tụng khác.
Cụ thể, hai điều tra viên là ông P., điều tra viên trung cấp và ông P., điều tra viên sơ cấp thuộc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm là ông Th. và thư ký T. là thư ký phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, danh sách bốn người này không nằm trong phần dành cho người làm chứng hay các chủ thể khác như bị hại, người bào chữa...
Không thể làm mất địa vị pháp lý của thẩm phán
Thẩm phán là những người do Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử nên khi tuyên án, họ không quyết với tư cách cá nhân mà là nhân danh Nhà nước.
HĐXX cấp sơ thẩm bao gồm cả thẩm phán và hội thẩm nhân dân có địa vị pháp lý là những người tiến hành tố tụng và không thể triệu tập đến tòa. Vì nếu triệu tập thì tòa sẽ không thể xác định được họ tham gia với tư cách gì. Cạnh đó, thẩm phán phải trình bày trước tòa, có khi phải đối chất với bị cáo hay các đương sự, trong khi chính thẩm phán là người đã đưa ra phán quyết thì khó đảm bảo tính khách quan và mất đi địa vị pháp lý của người làm nhiệm vụ xét xử. Việc triệu tập thẩm phán còn dẫn đến tâm lý cho rằng thẩm phán đã làm gì sai nên mới bị triệu tập đến tòa, làm mất đi uy tín và sự độc lập trong xét xử.
Cạnh đó, tính chất của xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Cấp phúc thẩm giúp sửa chữa, khắc phục những sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm. Do vậy, nếu HĐXX cấp sơ thẩm có vi phạm thì tùy từng vi phạm, cấp phúc thẩm sẽ có thể đưa ra các hướng giải quyết như trả hồ sơ điều tra bổ sung, sửa án, hủy án... mà không cần triệu tập thẩm phán đến tòa.
Một thẩm phán công tác tại TP.HCM
Bé gái chết thương tâm sau va chạm xe ba gác chở tôn: Có thể khởi tố tài xế Nếu xác định có lỗi vi phạm giao thông đường bộ thì cơ quan điều tra có thể khởi tố tài xế, điều tra vụ bé gái chết thương tâm sau khi va vào xe ba bánh chở tôn. Chiều 1/10, bé gái 13 tuổi lái xe chở một thiếu niên 14 tuổi trên đường Trần Văn Chẩm (xã Tân Thông Hội, huyện...