Giãn cách xã hội: Vận động tại nhà nhiều hơn để giảm nguy cơ ung thư
Quỹ Nghiên cứu ung thư Thế giới ước tính ít nhất 18% tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ có liên quan đến sự dư thừa chất béo trong cơ thể, ít vận động, uống rượu, và/hoặc dinh dưỡng kém
Quỹ Nghiên cứu ung thư Thế giới ước tính ít nhất 18% tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ có liên quan đến sự dư thừa chất béo trong cơ thể, ít vận động, uống rượu, và/hoặc dinh dưỡng kém, do đó có thể được ngăn ngừa.
Theo đó, thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư vú (ở phụ nữ đã mãn kinh), đại trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản, tụy, gan, thận và một số bệnh ung thư khác.
Việc kiểm soát cân nặng hợp lý không chỉ ngăn ngừa các bệnh lý mạn tính, ung thư, tiểu đường, mà còn giảm nguy cơ ung thư.
Hãy kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết được mình có nguy cơ béo phì hay không. Theo WHO thì thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể của lipid trong các tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg. Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.
Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.
Theo đó, nếu ở ngưỡng béo phì, bạn hãy kiểm soát cân nặng bằng điều chỉnh chế độ ăn và vận động đều đặn mỗi ngày. Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, loại bỏ đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn, cắt giảm bớt khẩu phần ăn.
Video đang HOT
Chạy bộ/đi bộ tại chỗ rất hiệu quả trong mùa dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, hãy vận động mỗi ngày. Các khuyến nghị mới nhất dành cho người lớn là vận động 150-300 phút với cường độ vừa phải (là các hoạt động như đi bộ nhanh, đạp xe, làm việc nhà…) hoặc vận động 75-150 phút hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần, hoặc kết hợp cả hai. Đạt đến hoặc vượt mức 300 phút là lý tưởng. Đối với trẻ em, khuyến nghị là vận động ít nhất 60 phút với cường độ vừa phải hoặc mạnh mỗi ngày.
Ngay trong những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, đừng nằm, ngồi một chỗ để xem ti vi. Trong những lúc không phải làm việc, học online, cả nhà hãy bật đoạn video đi bộ tại chỗ trên mạng, hay đứng, đi lại, xoay người… khi cùng xem một bộ phim. Mỗi ngày hãy cố gắng duy trì vận động 60 phút sẽ mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe người mắc các bệnh không lây nhiễm trước nguy cơ của dịch bệnh Covid-19
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những người mắc các bệnh không lây nhiễm (KLN) có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn những người khác và cần được bác sỹ theo dõi sức khỏe, thăm khám thường xuyên tại cơ sở y tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều người mắc các bệnh KLN ngại đến cơ sở y tế hoặc khó tiếp cận cơ sở y tế do giãn cách xã hội, cơ sở y tế bị cách ly, phong tỏa nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe.
Vậy làm thế nào để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho những người mắc các bệnh KLN, nhất là trong những đợt cao điểm của dịch bệnh Covid-19 là sự quan tâm của nhiều người. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh KLN và cách chăm sóc sức khỏe phù hợp, phóng viên Báo Quảng Bình đã có buổi trò chuyện với chuyên gia y tế Cuba về lĩnh vực tim mạch can thiệp Piter Martínez Benítez, đang công tác tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.
Chuyên gia Piter Martínez Benítez thăm khám cho người bệnh tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới.
PV: Bệnh KLN là những bệnh gì, thưa bác sĩ?
Chuyên gia Piter Martínez Benítez: Bệnh KLN là bệnh không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm, bao gồm bệnh lý về tim mạch, ung thư, hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn), tiểu đường, bệnh thận mãn tính, viêm xương khớp, loãng xương, bệnh Alzheimer và những bệnh khác. Mỗi năm, có khoảng 41 triệu người tử vong vì bệnh KLN, tương đương 71% tổng số ca tử vong trên toàn cầu.
Đây là những bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thường phải chăm sóc, điều trị lâu dài. Những người mắc các bệnh KLN cần xét nghiệm máu để biết tình trạng bệnh tật và tái khám định kỳ để ngăn ngừa các biến chứng. Mặt khác, những người mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, ung thư... có nguy cơ bị biến chứng và tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
PV: Vậy theo bác sĩ, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đối với những người măc các bênh KLN?
Chuyên gia Piter Martínez Benítez: Covid-19 đang gây ra tác động đáng kể đến các dịch vụ y tế đối với bệnh KLN. Theo tôi, đại dịch này đã ảnh hưởng đến những người bệnh này theo hai hướng:
Thứ nhất, những người đang sống chung với bệnh KLN có nguy cơ cao mắc Covid-19 cao hơn người bình thường do sức đề kháng kém. Và khi mắc Covid-19, người vốn đã mắc bệnh mạn tính sẽ bị nặng hơn rất nhiều so với người bình thường. Thực tế cho thấy, phần lớn các trường hợp tử vong hoặc có biến chứng nặng do Covid-19 đều có tiền sử huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư.
Thứ hai, các dịch vụ phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho người mắc các bệnh KLN bị gián đoạn nghiêm trọng kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Từ thực tiễn công việc ở Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới tôi thấy rằng, trong các đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, huyết áp... nhập viện điều trị nội trú và ngoại trú giảm đáng kể.
Một số bệnh nhân đã tham gia điều trị trong thời gian dài, sức khỏe đang có tiến triển tốt nhưng vì ngại đến bệnh viện nên chương trình điều trị bị gián đoạn. Không ít bệnh nhân đến bệnh viện muộn dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, nguy cơ tử vong cao. Theo tôi, những người mắc bệnh mạn tính cần phải được chăm sóc, điều trị, theo dõi sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế có chuyên khoa.
PV: Làm gì để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nhất là những người mắc bệnh mạn tính trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, thưa bác sĩ?
Chuyên gia Piter Martínez Benítez: Chúng ta vẫn chưa biết thế giới sẽ mất bao lâu để kiểm soát đại dịch này, vì vậy, chúng ta phải tìm cách sống chung với dịch bệnh an toàn; đồng thời không để gián đoạn các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe nhất là đối với những người mắc bệnh KLN.
Để giữ gìn sức khỏe, tránh các nguy cơ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc tử vong, những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường... không bao giờ được tự ý ngừng điều trị. Nếu tạm thời không thể đến cơ sở y tế hãy thường xuyên giữ liên lạc với bác sỹ điều trị để trao đổi thông tin, hỗ trợ điều trị khi cần thiết.
Người bệnh nên duy trì thành quả điều trị bằng việc đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị phù hợp và nên nhớ thực hiện tốt việc đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay, giữ khoảng cách khi tiếp xúc và tuân thủ các khuyến cáo của ngành Y tế trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, người bệnh cần tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần, tránh các thói quen độc hại như sử dụng rượu và khói thuốc lá; đồng thời phải đo huyết áp thường xuyên. Đối với người mắc bệnh tiểu đường phải kiểm tra định kỳ đường huyết. Người mắc các bệnh KLN cần duy trì các biện pháp phòng ngừa để tránh bị nhiễm Covid-19 vì nếu bị nhiễm tình trạng sức khỏe sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Điều quan trọng nữa là các cơ sở y tế cần tạo môi trường an toàn cho người dân đến tái khám, điều trị và phải thúc đẩy các sáng kiến tư vấn qua internet, bảo đảm các biện pháp bảo vệ cho nhân viên y tế khi triển khai công việc, nhất là tại các bệnh viện.
Tôi nghĩ, nếu không tuân thủ quá trình điều trị, sẽ có không ít người không chết vì Covid-19 mà chết vì không được cấp cứu, điều trị kịp thời do mắc các bệnh KLN. Vì vậy, người bệnh cần được cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác về tình hình bệnh tật để có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe trước các nguy cơ của dịch bệnh Covid-19.
Hướng dẫn của Bộ Y tế về bệnh không lây nhiễm trước đại dịch
Covid-19
1.Hạn chế tiếp xúc với người khác, đồng thời vẫn phải duy trì đều, ổn định chế độ điều trị hiện tại kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, tránh căng thẳng.
2.Không tự ý ngừng/bỏ thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác. Nên có đủ thuốc trong thời gian dài, ít nhất là 1 tháng.
3.Khuyến khích tự theo dõi tình trạng bệnh tại nhà nhưng không do dự việc đi khám nếu đã có các biêu hiên bất thường để tránh biến chứng nặng.
4.Nếu có bất thường trong quá trình tự theo dõi bệnh tại nhà hoặc lịch khám định kỳ bị hoãn do dịch bệnh, nên xin tư vấn từ xa với nhân viên y tế theo đúng hẹn.
5.Khi bắt buộc phải đi khám chữa bệnh, nên đến tuyến y tế cơ sở và phải đặt lịch hẹn trước và thực hiện giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm đồng thời giảm tải cho cơ sở y tế.
6.Khi đến cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi nhiễm Covid-19, cần cung cấp đầy đủ thông tin về phác đồ điều trị bệnh hiện tại hoặc các bệnh lý khác để tránh các tương tác thuốc bất lợi và để hiệu chỉnh liều hợp lý các thuốc điều trị khi phải dùng các thuốc điều trị Covid-19 hoặc các bệnh khác.
7.Tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về dự phòng lây nhiễm Covid-19 để phòng lây nhiễm.
5 triệu chứng bất thường cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc ung thư miệng So với các bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư gan thì ung thư miệng là một loại ung thư mà mọi người ít biết đến. Nhiều người trong chúng ta không biết đến sự tồn tại của bệnh ung thư miệng. Hiện nay, tỉ lệ người mắc ung thư miệng tương đối cao, đứng thứ 6 trong số...