“Giảm sốc” khi áp dụng chương trình GDPT mới
Các khối lớp thực hiện chương trình hiện hành đang đẩy mạnh dạy – học theo định hướng phát triển năng lực để đón đầu Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Đây là nội dung được Bộ GD&ĐT
Trong giờ học tại Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Phú Thọ). Ảnh: Thế Đại
Đây là nội dung được Bộ GD&ĐT hướng dẫn từ năm 2017 – trước khi chương trình mới được ban hành – và tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của GDPT năm học này.
Tiếp cận sớm để giảm sốc
Triển khai cuốn chiếu, Chương trình GDPT mới được thực hiện ở lớp 1 và tiếp tục đến lớp 2, lớp 6 vào năm học sau. Như vậy sẽ có một thời gian khá dài chúng ta thực hiện song song 2 chương trình: Chương trình hiện hành và Chương trình 2018. Nhiệm vụ, giải pháp “giảm sốc” khi áp dụng chương trình mới đã được Bộ GD&ĐT lưu ý từ sớm.
Theo đó, năm 2017, với Công văn số 4612, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các nhà trường thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. 4 nội dung được công văn này nhấn mạnh là xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.
Năm học 2020 – 2021, nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS để tiếp cận với chương trình mới cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của GDPT.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Cần tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn có diễn biến phức tạp thông qua việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Đồng thời, triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù đối với cơ sở giáo dục chuyên biệt; bảo đảm yêu cầu thực hiện một chương trình giáo dục thống nhất cả nước và được tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, cơ sở giáo dục.
“Các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục theo hướng sắp xếp lại bài học trong sách giáo khoa theo chủ đề tương ứng trong chương trình. Xây dựng chủ đề liên môn với những kiến thức giao thoa giữa các môn học.
Từ đó, tạo thuận lợi cho việc thiết kế tiến trình dạy học thành các nhiệm vụ học tập của HS theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thực hiện ở trong và ngoài lớp học; trong đó có các nhiệm vụ học tập có thể giao cho HS thực hiện ở nhà hoặc qua mạng, chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 và các tình huống bất thường khác” – ông Nguyễn Xuân Thành lưu ý.
Đánh giá theo phẩm chất, năng lực học sinh là yêu cầu cốt lõi trong đổi mới GDPT. Ảnh minh họa: Đại Quang
Dạy và đánh giá theo năng lực, phẩm chất HS
Chỉ đạo nội dung này tại địa phương, ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết: Sở GD&ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường (cốt lõi là kế hoạch giáo dục các môn học/hoạt động giáo dục) phù hợp điều kiện thực tế. Đồng thời, tăng cường đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức dạy học theo hướng giao quyền chủ động cho giáo viên, nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo điều kiện để giáo viên giảm các áp lực không cần thiết, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong dạy học. Hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực dạy học cho giáo viên cũng được sở GD&ĐT chú trọng chỉ đạo.
Chia sẻ từ Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình Nguyễn Viết Hiển, sở GD&ĐT đã chỉ đạo 100% cơ sở GDPT trong năm học 2020 – 2021 phải triển khai hiệu quả xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục môn học; hoạt động giáo dục, kế hoạch bài học (giáo án) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, tiếp cận Chương trình GDPT 2018. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS.
Video đang HOT
“Chúng tôi đặc biệt lưu ý việc tăng cường giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục trung học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ chuyên môn, báo cáo phòng GD&ĐT (với trường THCS) và sở GD&ĐT (đối với trường THPT), tạo điều kiện cho trường học linh hoạt áp dụng hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên. Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên phải dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường” – ông Nguyễn Viết Hiển cho hay.
Tại Vĩnh Long, ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT thông tin: Sở GD&ĐT đã lưu ý các trường về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục trung học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Trong đó tập trung rà soát nội dung sách giáo khoa, tinh giản những nội dung vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch môn học, trong đó chú trọng nội dung dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp, dạy học trải nghiệm; sắp xếp lại nội dung dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực…
Các cơ sở giáo dục trung học thực hiện kế hoạch giáo dục theo khung thời gian 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần). Bên cạnh phân phối chương trình tham khảo do sở GD&ĐT ban hành, căn cứ vào thực tiễn công tác, các cơ sở giáo dục có thể linh hoạt xây dựng phân phối chương trình riêng, nhưng phải được phê duyệt của phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT. – Ông Trịnh Văn Ngoãn
Vẫn còn nhiều giáo viên thụ động, ngại đổi mới
Đối với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, yêu cầu quan trọng nhất chính là phương pháp, kỹ thuật dạy học của giáo viên.
Năm nay, chương trình giáo dục phổ thông mới đã bắt đầu được triển khai đối với lớp 1 nhưng đã có nhiều băn khoăn, lo lắng của giáo viên về việc triển khai chương trình.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên - người đã được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu, giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số chia sẻ.
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình mới, vì vậy, giáo viên cần chủ động đổi mới, có những phương pháp, kỹ thuật dạy học tiến bộ.
Cô Tô Thụy Diễm Quyên. (Ảnh: Facebook nhân vật)
Lấy mục tiêu chương trình giáo dục xây dựng bài dạy
Theo cô Tô Thụy Diễm Quyên, với chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục đã nêu ra 5 phẩm chất, 10 năng lực, đưa hoạt động trải nghiệm vào dạy học, áp dụng những quy chế trường học mới,... đó là một hệ sinh thái đầy đủ cho một đứa trẻ phát triển ở thế kỷ 21.
Cũng chính vì những thay đổi tiến bộ đó, giáo viên không thể dạy học theo cách truyền thống đọc - chép như trước đây.
"Trước khi thực hiện chương trình mới, đã có rất nhiều giáo viên chủ động đi tìm kiếm sự đổi mới, họ thực sự tâm huyết với giáo dục, với học sinh.
Tuy nhiên, việc đổi mới này vẫn mang tính tự phát, trong trường học, vẫn còn nhiều giáo viên thụ động, ngại đổi mới vì cơ chế giáo dục đã kìm hãm khiến họ nhận thức không cần phát triển", cô Quyên khẳng định.
Theo cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên, cuộc cải cách lần này đã có những định hướng tốt cho giáo dục Việt Nam. Điều quan trọng là giáo viên phải có đủ phương pháp, đủ kỹ năng để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đầu tiên, giáo viên phải lấy mục tiêu chương trình để xây dựng bài dạy cho mình, không phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa.
Để làm được điều này, yêu cầu về sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của giáo viên rất cao. Giáo viên cần có kỹ năng tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin và linh hoạt trong hoạt động tăng tính tương tác của người học, tăng tính chủ động và đồng thời tăng động lực học tập cho người học.
Bên cạnh đó, thầy cô giáo phải là người biết những kỹ thuật đặt vấn đề, đặt câu hỏi để tạo ra sự sáng tạo cho học sinh.
"Khi giáo viên yêu cầu: "hãy thiết kế cây cầu" - đó là đưa ra giải pháp, giải pháp đến từ người thầy, tất cả học sinh sẽ cùng ngồi thiết kế cây cầu theo hướng dẫn của thầy.
Thay vì như vậy, phải đặt câu hỏi cho học sinh: Làm thế nào để qua sông? Với mỗi bối cảnh xã hội, điều kiện kinh tế từng địa phương, đặc điểm địa hình, học sinh thiết kế cây cầu phù hợp, không phải nơi đâu cũng xây một cây cầu như thế", cô Quyên phân tích.
Bàn về vấn đề dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa, cô Tô Thuỵ Diễm Quyên cho rằng: điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả của việc thực hiện chương trình mới.
Theo cô Quyên, có những phần kiến thức trong sách nhanh chóng bị lạc hậu theo thời gian.
"Trước đây tôi có đi dự giờ môn Địa lý ở một trường học, giáo viên dạy học theo sách giáo khoa, đưa ra thông tin nước ta có những loại khoáng sản nào, với trữ lượng bao nhiêu, phân bố ở khu vực nào,...
Tuy nhiên, sau buổi học, tôi góp ý rằng, những thông tin, con số đó là của 10 năm trước rồi, bây giờ mình thử đến vùng đó xem, khoáng sản đó còn không, trữ lượng bao nhiêu nữa", cô Quyên chia sẻ.
Đó là lý do giáo viên không nên phụ thuộc sách giáo khoa mà nên đi vào thực tiễn, phải dạy học vừa đảm bảo khoa học, vừa đảm bảo thực tiễn.
Giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo, không chỉ dạy mỗi kiến thức, vì kiến thức là vô cùng, vô tận. Điều giáo viên cần là dạy cho học sinh tư duy, cách tìm kiếm kiến thức.
Bốn nhiệm vụ quan trọng của giáo viên
Từ những yêu cầu của chương trình mới, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên nêu lên 4 nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên.
Thứ nhất, giáo viên phải có đủ kỹ năng để nhìn nhận đặc điểm, nhu cầu học tập của học sinh, ví dụ như tìm hiểu thêm về 8 loại hình trí thông minh, hoặc tìm hiểu được năng lực, tố chất của học sinh.
Thứ hai, giáo viên có nhiệm vụ giúp học sinh xác định định hướng học tập của mình, cùng với đó là phương thức học tập phù hợp, nhu cầu học tập, nhu cầu phát triển, kỹ năng cần thiết đối với các em.
Thứ ba, giáo viên phải là người tạo động lực, tạo cảm hứng, giúp học sinh yêu thích, chủ động học tập.
Thứ tư, giáo viên phải biết đánh giá học sinh. Việc đánh giá không phải để xếp loại học sinh, mà để cho học sinh hiểu được các em đang ở mức độ nào, các em thiếu gì, cần điều chỉnh, bổ sung gì, giúp các em phát triển dựa trên mục đích, nhu cầu của các em.
Theo cô Tô Thụy Diễm Quyên, giáo viên phải là người tạo động lực, tạo cảm hứng, giúp học sinh yêu thích, chủ động học tập. (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Dạy học phát triển năng lực, rèn luyện phẩm chất học sinh
Theo cô Tô Thuỵ Diễm Quyên, có 6 cấp độ theo thang tư duy Bloom, bao gồm: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Hiện nay, đa phần giáo viên đang dạy học sinh chủ yếu ở cấp độ biết, hiểu. Một số thầy cô đã dạy đến cấp độ thứ 3 là vận dụng, nhưng vẫn mang tư duy bậc thấp. Dạy học truyền thống không giúp học sinh phát triển năng lực của bản thân.
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu quan trọng là phát triển năng lực và rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần phải biết cách tổ chức hoạt động dạy học để học sinh chủ động trong việc học tập.
Cô Quyên chia sẻ về dự án học tập với mục tiêu phát triển năng lực học sinh của một giáo viên đã được giải thưởng giáo dục là dự án "Tôi chọn trung thực".
Với giáo viên Ngữ văn, khi thấy học sinh viết bài nghị luận xã hội khô khan, sáo rỗng, thiếu thực tế, cô đã cho triển khai dự án "Tôi chọn trung thực".
Theo đó, học sinh chia thành từng nhóm, đi đến những nơi khác nhau, các em lấy chất liệu từ cuộc sống, làm video, viết lời bình cho tác phẩm.
Hoạt động ý nghĩa đó giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của tính trung thực, lý do trong cuộc sống cần giữ sự trung thực, chính trực.
Điều đó có nghĩa là học sinh đã được phát triển năng lực, rèn luyện phẩm chất, đạo đức qua việc tổ chức dạy học sáng tạo của giáo viên.
Ba giải pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên
Nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp, kỹ thuật dạy học của người thầy, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên khẳng định sự cần thiết đối với công tác bồi dưỡng, năng cao trình độ cho giáo viên.
"Hiện nay, hình thức tập huấn theo kiểu tam sao thất bản không phát huy hiệu quả. Những giáo viên tham gia tập huấn cấp Bộ chưa đủ trải nghiệm để tập huấn lại cho những giáo viên khác", cô Quyên khẳng định.
Bên cạnh đó, vấn đề bất cập còn ở chính các trường đào tạo sư phạm hiện nay đang lạc hậu về phương pháp. Các trường sư phạm đào tạo giáo viên nhưng sinh viên vừa ra trường lại phải đào tạo lại, như vậy là bất hợp lý.
Cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên đề xuất ba giải pháp đối với việc nâng cao trình độ giáo viên, giúp giáo viên tiếp cận và thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mới.
Thứ nhất, cần có những chuyên gia chuyên dạy về phương pháp với những phương pháp mới, thú vị, tiến bộ để tạo ra những khóa học trực tuyến và nhân rộng ra. Với hình thức này, một người có thể dạy cho hàng triệu người.
Thứ hai, thay đổi cách đánh giá giáo viên để tạo động lực cho giáo viên phát triển. Xây dựng khung đánh giá theo tiêu chí và cấp độ cụ thể. Tiêu chí đánh giá chú trọng về thái độ chứ không chỉ đặt nặng vấn đề chuyên môn.
Thứ ba, cần tạo ra những cộng đồng học tập, tạo cơ hội để giáo viên được học hỏi và chia sẻ lẫn nhau, cùng nhau thay đổi, cùng nhau phát triển giáo dục.
Hơn 300 nghìn giáo viên phổ thông được tập huấn về chương trình mới Theo Bộ GD&ĐT, việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên là khâu quan trọng trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo báo cáo tiến độ bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GV/CBQLGD) để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT) của Ban quản lý Chương trình...