Giảm gần một nửa nguy cơ ung thư với món ăn quen thuộc của người Việt
Nấm rất giàu chất dinh dưỡng, giàu axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin, polysaccharid, chất đạm và ít chất béo.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nấm có thể ngăn ngừa ung thư và chống lão hóa, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Theo nghiên cứu mới nhất, càng ăn nhiều nấm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng giảm, đặc biệt là phòng chống ung thư vú.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí “Advances in Nutrition”, cho thấy rằng việc tăng cường tiêu thụ nấm có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư và liên quan chặt chẽ nhất đến ung thư vú.
18g nấm mỗi ngày giúp giảm nguy cơ ung thư tới 45%
Video đang HOT
Nấm có giá trị dinh dưỡng và dược liệu rất lớn (Ảnh minh họa).
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xem xét có hệ thống 17 nghiên cứu về ung thư được công bố từ năm 1966 đến năm 2020, họ đã phân tích dữ liệu của hơn 19.500 bệnh nhân ung thư và khám phá mối quan hệ giữa việc tiêu thụ nấm và nguy cơ ung thư.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy những người bổ sung bất kỳ loại nấm ăn nào trong chế độ ăn hàng ngày đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn. Theo kết quả nghiên cứu, những người ăn 18g nấm mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn 45% so với những người không ăn nấm.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu khả năng kháng bệnh của nấm. Các công dụng chữa bệnh chính của nấm được phát hiện cho đến nay là chống oxy hóa, giảm cholesterol, hỗ trợ phòng chống khối u, điều hòa miễn dịch, bảo vệ thận và kháng khuẩn. Có thể nói, giá trị dược liệu của nấm là rất lớn.
Ergothioneine và polysaccharides là “vũ khí” chống ung thư của nấm
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng, nấm là nguồn cung cấp ergothioneine cao nhất trong các loại thực phẩm, đây là một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp chống lại stress oxy hóa và giảm nguy cơ ung thư. Đặc biệt, phân tích này chỉ ra rằng, những người ăn nấm thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn đáng kể.
Ngoài ra, polysaccharid còn được coi là chất chống khối u hiệu quả trong nấm và có đặc tính điều hòa miễn dịch nhất định. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra việc sử dụng kết hợp nấm và thuốc chống ung thư có thể là một công cụ hiệu quả để điều trị ung thư kháng thuốc.
Mặc dù các nghiên cứu khác nhau đã xác nhận giá trị của nấm, nhưng chúng nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Trong tương lai, nghiên cứu này sẽ giúp khám phá sâu hơn tác dụng bảo vệ của nấm và giúp thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa ung thư.
Nhìn chung, những phát hiện này cung cấp bằng chứng quan trọng về tác dụng bảo vệ của nấm đối với bệnh ung thư và các nghiên cứu trong tương lai cần xác định rõ hơn các cơ chế liên quan và các bệnh ung thư cụ thể mà nấm có thể hỗ trợ phòng chống.
Trên thực tế, ngoài việc ăn nấm, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR), ăn táo, đậu Hà Lan, quả mâm xôi, quả việt quất, củ cải, anh đào, ớt, nam việt quất, rau lá xanh đậm, hạt lanh… có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Dinh dưỡng cho F1, F0 tại nhà
Bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, hướng dẫn chế độ ăn đa dạng thực phẩm theo từng nhóm tuổi, ăn đủ bữa, uống đủ nước để nhanh hồi phục.
Khi cách ly và điều trị tại nhà, F0 và F1 nguy cơ cao cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học để tăng sức đề kháng.
Theo đó, nên ăn đủ số lượng, đa dạng thực phẩm đảm bảo nhu cầu theo từng nhóm tuổi bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ... và uống đủ nước. Ăn đủ ba bữa một ngày, thêm một đến ba bữa phụ nếu cần thiết.
Đa dạng thực phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch từ đạm động vật như thịt cá trứng sữa hoặc đạm thực vật đậu nấu hay vitamin A, C, D từ rau củ, hoa quả, nhóm khoáng chất... Hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì tôm. Giảm ăn mặn, tối đa chỉ 5 g muối một ngày.
Bệnh nhân chán ăn, đau họng, giảm vị giác, khứu giác, có thể chế biến dạng mềm lỏng, dễ ăn, dễ hấp thụ. Trẻ em, người trưởng thành có bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, thực hiện đúng theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ.
Tập thể hình có nên ăn nhiều đạm? Tôi đã theo tập thể hình 3 năm nay, có nên tăng cường ăn đạm để giúp phát triển cơ bắp tốt hơn không? Xin bác sĩ tư vấn. Trần Minh Khang (TP. Hồ Chí Minh) Nhiều người đến phòng tập gym, đặc biệt là nam giới, thường xây dựng chế độ ăn giàu protein để tăng cường cơ bắp. Nhưng thực chất...