Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: ‘Đã ghi nhận di chứng phổi, tim, rối loạn tâm thần sau khi mắc COVID-19′
Theo giám đốc Sở Y tế TP.HCM, vấn đề mới phát sinh là bắt đầu ghi nhận một số người gặp vấn đề về sức khỏe sau khi mắc COVID-19 khá đa dạng, bao gồm mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng – Ảnh: DUYÊN PHAN
Tham luận tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 sáng 8-1, ông Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho rằng WHO, các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023. Có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến khó lường.
Trước tình hình đó, TP.HCM cũng không ngoại lệ dù số ca mắc, số chuyển nặng và tử vong giảm sâu. Theo đó, ngày 7-1, TP ghi nhận 18 ca tử vong, trong đó có 7 ca từ tỉnh chuyển lên. Đây là mức tử vong thấp nhất kể từ đợt cao điểm đến nay.
Với quyết tâm tăng độ bao phủ vắc xin đến người dân, nhất là nhóm người có nguy cơ, cùng với những tín hiệu lạc quan về thuốc kháng virus, theo ông Thượng, TP có cơ sở và niềm tin để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
TP.HCM cũng đã xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron. Theo đó sẽ triển khai các hoạt động kiểm soát người nhập cảnh, xét nghiệm nhanh khi vừa nhập cảnh, nếu dương tính sẽ cách ly tại bệnh viện dã chiến số 12 và lấy mẫu PCR giải trình tự gene. Đồng thời, có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ tại địa phương.
Video đang HOT
Năm 2022, ngành y tế TP xác định 2 nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời. Đó là hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo chăm sóc sức khỏe và chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế.
Giám đốc Sở Y tế cũng cho biết thêm, một vấn đề mới phát sinh là TP bắt đầu ghi nhận một số người gặp vấn đề về sức khỏe sau khi mắc COVID-19 khá đa dạng, bao gồm mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần… Ngành y tế xem đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2022.
Theo đó, ngoài việc huy động các chuyên gia thuộc các lĩnh vực sức khỏe xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân, TP sẽ khôi phục hoạt động điều trị các bệnh thông thường, chủ động phát hiện các vấn đề sức khỏe hậu COVID-19; tăng cường phối hợp đông tây y… Đặc biệt, sẽ tổ chức tổng đài chăm sóc sức khỏe tâm thần, đẩy mạnh các hoạt động điều trị sức khỏe tâm thần các cấp.
“Ngành y tế cũng tổ chức nghiên cứu tác động của COVID-19 với các lĩnh vực và tạo điều kiện cho người sau mắc COVID-19 trở lại cuộc sống bình thường”, ông Thượng nhấn mạnh.
6 chiến lược y tế
Thực hiện nghị quyết số 128 của Chính phủ, TP.HCM đã ban hành chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn gồm 6 nhóm cụ thể:
- Bao phủ vắc xin phòng COVID-19 đến từng người dân.
- Kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
- Chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.
- Thu dung điều trị F0 tại các bệnh viện.
- Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Nâng cao năng lực phòng, chống dịch.
Trẻ em mắc COVID-19 tại TP.HCM có xu hướng giảm
PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết số ca mắc COVID-19, trong đó có trẻ em, trên toàn thành phố hiện có xu hướng giảm, không còn tình trạng quá tải.
Trẻ mắc COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN
Theo số liệu cập nhật đến sáng 5-1 từ Sở Y tế TP.HCM, hiện toàn TP ghi nhận 149 trẻ em mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn, trong đó chủ yếu có triệu chứng nhẹ và trung bình.
Hầu hết các trường hợp này đang được theo dõi, chăm sóc và điều trị tại 3 bệnh viện nhi của thành phố, gồm Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng TP.
Cả 3 bệnh viện đều có khoa điều trị COVID-19 với đầy đủ phương tiện vật chất, trang thiết bị và cơ số giường đảm bảo thu dung điều trị cho các trường hợp bệnh nhi mắc COVID-19 trên địa bàn TP.
Cụ thể, tính đến sáng 5-1, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị 73 bệnh nhi trên tổng số 155 giường dành riêng cho điều trị COVID-19; Bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị 58 bệnh nhi trên tổng số 200 giường dành riêng cho điều trị COVID-19 và Bệnh viện Nhi đồng TP đang điều trị 32 bệnh nhân trên tổng số 120 giường dành riêng cho điều trị COVID-19.
"Số ca mắc COVID-19, trong đó có trẻ em, trên toàn TP hiện nay có xu hướng giảm rõ rệt, không có tình trạng quá tải như một số thông tin đăng tải", ông Thượng khẳng định.
Trước đó, ngày 21-12-2021, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết bệnh viện điều trị cho 180 trường hợp, trong đó có 90 trẻ và 90 người lớn; có 18 trẻ bị nặng đang nằm khu cấp cứu và 3 trường hợp đang thở máy.
Đặc biệt, ghi nhận vào thời điểm đầu tháng 12, mặc dù với công suất chỉ đạt 180 giường, số ca mắc COVID-19 mà bệnh viện tiếp nhận có lúc lên tới 240 bệnh nhân, trong đó bao gồm cả người lớn.
Phát hiện mới: Ngủ thế này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 58% Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ không ngủ đủ giấc vào ban đêm. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature and Science of Sleep cho thấy ngủ không đủ giấc có thể góp phần đáng kể vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2....