Gia tăng bệnh nhân Parkinson, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa hệ thần kinh tiến triển nặng dần theo thời gian với các dấu hiệu thường gặp là run khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm, rối loạn dáng đi và thăng bằng, gây khó khăn cho các hoạt động sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mỗi năm, khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị hành theo dõi và điều trị cho hàng trăm trường hợp người bệnh Parkinson, số lượng người bệnh đến khám có xu hướng ngày càng tăng nhanh.
Giai đoạn đầu các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo. Người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng lưng, cổ, vai, háng. Cột sống và các chi có xu hướng gấp, kém mềm mại, các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước, dần dần, bước đi ngắn lại.
Khi bệnh Parkinson biểu hiện rõ, thường có các triệu chứng sau:
Run khi nghỉ, xuất hiện khi các cơ ở trạng thái nghỉ. Dấu hiệu này biến mất khi vận động, khi ngủ. Run tăng lên khi xúc động, tập trung. Run của bệnh Parkinson có đặc điểm đều đặn, 4 chu kỳ/giây. Run thường xuất hiện ở các ngón tay, gây ra động tác như “vê thuốc lào hoặc đếm tiền”. Run có thể gặp ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.
Giảm động, là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở bệnh nhân Parkinson. Các động tác khởi đầu chậm chạp. Tốc độ thực hiện các động tác chậm và giảm biên độ của các động tác làm động tác trở nên nghèo nàn. Hiện tượng bất động thấy rõ ở chi trên. Giảm động có thể gặp ở các loại hình vận động: dáng đi, nét mặt, lời nói.
Tăng trương lực cơ ngoại tháp gây ra hiện tượng “cứng kiểu ống chì hay uốn sáp”. Khi vận động thụ động, dấu hiệu cứng thường kèm dấu hiệu “bánh xe răng cưa”: khi làm động tác duỗi, thầy thuốc cảm nhận hiện tượng duỗi xảy ra từng nấc chứ không liên tục.
Tập phản xạ cho bệnh nhân Parkinson tại Bệnh viện Hữu Nghị.
Video đang HOT
Tư thế gấp do tăng phản xạ tư thế quá mức là hiện tượng tăng trương lực cơ thuộc nhóm cơ gấp chiếm ưu thế tạo nên dáng người hơi gấp về phía trước. Lúc đầu gấp ở khuỷu tay. Giai đoạn sau, đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép, chi dưới gấp ít hơn. Phản xạ điều chỉnh tư thế giảm nên bệnh nhân dễ bị ngã “như cây chuối đổ” khi bị đẩy nhẹ từ trước ra sau.
Ở giai đoạn muộn, có dấu hiệu “đông cứng”. Mỗi lần bắt đầu ngồi dậy, hoặc đi, người bệnh rất khó cử động. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong tất cả các hoạt động trong ngày như nói, viết làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Ngã là hậu quả của sự rối loạn thăng bằng và điều phối các cơ trục thân thể, rối loạn phản xạ tư thế. Hậu quả của ngã có thể làm gãy xương khiến bệnh nhân liệt giường.
Các triệu chứng khác: thường có loạn cảm đau, đứng ngồi không yên, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi, rối loạn cương, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm lo âu (khoảng 35 đến 40%), một số ít có thể có ảo thị, hoang tưởng, trí tuệ còn tốt, có thể gặp sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng…
Khi có các triệu chứng của bệnh Parkinson, bệnh nhân nên đến bệnh viện để điều trị sớm.
Nguyên tắc điều trị
Đây là một quá trình chăm sóc tinh tế, cần có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc và hợp tác chặt chẽ của người bệnh. Việc chọn thuốc không những phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng bệnh nhân mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh nên không có phác đồ chung cho tất cả mọi bệnh nhân. Do vậy, về chiến lược điều trị cần ý thức được:
Đây là bệnh điều trị cả đời: Chỉ điều trị khi các triệu chứng gây rối loạn chức năng rõ rệt gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mục đích điều tri để người bệnh có thể đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Dùng thuốc tăng dần liều để bệnh nhân có thể thích nghi.
Phục hồi chức năng
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Các biện pháp phục hồi chức năng cần được thực hiện song hành với điều trị thuốc để khắc phục những tàn tật do bệnh gây nên. Cần phổ biên rộng rãi các phương pháp phục hồi chức năng cho các loại rối loạn chức năng thần kinh để bệnh nhân và người nhà có thể ứng dụng trong tập luyện hàng ngày.
Lời khuyên cho bệnh nhân mắc Parkinson
Nên cho bệnh nhân năng đi lại, đi chậm, bước dài chân, tập thở sâu, tắm nắng… ăn tăng cường dinh dưỡng, các thực phẩm dễ tiêu, giàu vitamin, nhất là vitamin D. Có các biện pháp hạn chế nhiễm trùng hô hấp như giữ ấm đường thở, tăng cường sức đề kháng. Phòng và tránh ngã để hạn chế nguy cơ gãy xương…
Phẫu thuật kích thích não sâu điều trị Parkinson giai đoạn nặng
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa hệ thần kinh tiến triển nặng dần theo thời gian với các dấu hiệu thường gặp là run khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm, rối loạn dáng đi và thăng bằng.
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa lành hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh Parkinson có chất lượng sống tốt hơn.
Bệnh khá phổ biến
Theo TS.BS Trần Ngọc Tài - Phó trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị Rối loạn vận động Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, mỗi năm, khoa Thần kinh theo dõi và điều trị cho gần 3.000 trường hợp người bệnh Parkinson, số lượng người bệnh đến khám có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Ở giai đoạn đầu, việc điều trị cho người bệnh Parkinson chủ yếu là dùng thuốc.
Trong khoảng 4 - 5 năm đầu tiên sau khi khởi phát bệnh, thuốc thường phát huy hiệu quả suốt cả ngày. Tuy nhiên, khi bệnh Parkinson tiến triển nặng hơn, hiệu quả của thuốc không kéo dài cho đến liều kế tiếp (còn gọi là hiện tượng "dao động vận động").
Một ca phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Phạm Hùng
Khi thuốc hết tác dụng, các triệu chứng của bệnh như run, chậm vận động, đi lại khó khăn có thể xuất hiện trở lại. Khi người bệnh uống liều thuốc kế tiếp, các triệu chứng lại cải thiện và khoảng thời gian hiệu quả tốt này được gọi là giai đoạn "bật", trong khi khoảng thời gian mà triệu chứng nặng lên được gọi là giai đoạn "tắt". Người bệnh cũng có thể xuất hiện các cử động không tự ý (như xoắn vặn, xoay) được gọi là loạn động. Những cử động này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu
TS BS. Trần Ngọc Tài cho biết, ở giai đoạn muộn, bác sĩ có thể điều chỉnh liều và thời gian uống thuốc của người bệnh để giảm thời gian "tắt" và loạn động. Nhưng khi thuốc không còn kiểm soát được các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh thực hiện kích thích não sâu (DBS) giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp này cũng được yêu cầu khi người bệnh bị rối loạn vận động do tác dụng phụ của thuốc levodopa. Đây là một loại phẫu thuật não trong đó một dây điện mỏng, nhỏ và cách điện (được gọi là điện cực) được đặt vào trong phần sâu của não. Điện cực được kết nối với một dụng cụ giống như máy tạo nhịp tim được đặt dưới da ở vùng ngực.
Dụng cụ này dẫn truyền các tín hiệu điện tới một vùng trong não giúp kiểm soát vận động. Sự kích thích đối với vùng não này có thể cải thiện giai đoạn "tắt" và giảm loạn động.Ông N.M.P. (63 tuổi, ngụ tại Đà Nẵng) mắc bệnh Parkinson đã hơn 13 năm, đang điều trị bằng thuốc levodopa với liều lượng 300mg (5 lần mỗi ngày).
Ông P. còn được bổ sung thuốc đồng vận dopamine và thuốc chống ảo giác. Tuy nhiên, mỗi cữ thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng 2 - 3 giờ. Khi hết thuốc hết tác dụng, chân của ông P. cứng đờ không đi lại được, khi thêm liều thuốc thì đi lại tốt nhưng bị ảo giác, hoang tưởng. Dù bác sĩ đã cho ông ngưng dùng đồng vận dopamine nhưng tình trạng ảo giác vẫn còn.
Sau khi ông P. tái khám tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, ông được bác sĩ chẩn đoán bị tác dụng phụ của thuốc levodopa, tư vấn phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu để giảm liều thuốc uống, cải thiện triệu chứng vận động. Người bệnh được phẫu thuật kích thích não sâu vào tháng 7/2020, đến nay tình trạng sức khỏe ổn định hơn, hết ảo giác, hoang tưởng, giảm thiểu triệu chứng "bật - tắt" và giảm lượng thuốc levodopa chỉ còn 100mg (3 lần mỗi ngày).
Theo TS BS. Trần Ngọc Tài, sau phẫu thuật kích thích não sâu, bác sĩ cần phải điều chỉnh kích thích thông qua máy kích thích thần kinh và điều chỉnh thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Thông thường sự điều chỉnh tối ưu đạt được sau phẫu thuật khoảng 3 - 6 tháng.
Phương pháp này được đánh giá là một thủ thuật an toàn, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy cơ như xuất huyết, đột quỵ trong lúc phẫu thuật hoặc các tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua do sự kích thích như tăng cân, khó tìm từ, giảm chất lượng lời nói... Do đó, người bệnh cần được thực hiện tại một trung tâm phẫu thuật thần kinh chuyên sâu để được tư vấn, đánh giá trước mổ và điều trị sau mổ một cách chính xác nhằm đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Nguy cơ rối loạn cương dương khi đi xe đạp TS. BS nam khoa Nguyễn Hoài Bắc cảnh báo, nam giới tập luyện môn đạp xe có thể tăng nguy cơ mắc rối loạn cương lên 2 lần so với những người không có thói quen đạp xe hoặc chơi các môn thể thao khác. Dễ rối loạn cương dương khi đi xe đạp Nguyên nhân gây rối loạn cương TS. BS Nguyễn...