Gia tăng bệnh nhân bị đau mắt đỏ ở Hà Tĩnh
Ngành Y tế Hà Tĩnh khuyến cáo khi xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ, người dân cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị, tránh để xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Dù mới vào đầu mùa dịch đau mắt đỏ nhưng tại Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh mỗi ngày đã tiếp nhận 10 – 15 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị. Đáng chú ý, một số gia đình có nhiều thành viên gồm người lớn và trẻ nhỏ cùng mắc bệnh. Không ít trường hợp người lớn, trẻ nhỏ gặp biến chứng do tự ý điều trị, không khỏi mới đến bệnh viện.
Bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh thăm khám cho một bệnh nhân bị đau mắt đỏ.
Bệnh nhân Đ.B.N (9 tuổi, xã Phú Gia, huyện Hương Khê) vào khám tại Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh trong tình trạng hai mắt bị sưng nề, đỏ, cộm, vướng, chảy nước mắt, gỉ ra nhiều. Anh Đ.V.H. (bố của bệnh nhân N.) cho biết: “Trong những ngày hè, gia đình tranh thủ đưa cháu đi tập bơi. Sau 3 ngày tập bơi về nhà, cháu có hiện tượng hai mắt bị đỏ, đau, rát, gỉ ra nhiều. Tôi đã ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc nhỏ cho cháu. Đến ngày thứ 5 thì hai mắt đỏ hơn, gỉ ra nhiều hơn, đau hơn nên mới đưa xuống bệnh viện mắt để khám. Qua thăm khám các bác sỹ kết luận cháu bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ)”.
Tư vấn điều trị cho người bệnh bị đau mắt đỏ.
Tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – Hà Tĩnh, thời điểm này cũng có khá nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh đau mắt đỏ. Điều đáng lo ngại là có rất nhiều trường hợp đã bị các biến chứng viêm kết mạc mãn tính, viêm giác mạc do người bệnh tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không theo tư vấn, đơn kê của bác sỹ dẫn đến bệnh kéo dài không khỏi. Đặc biệt, một số trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, hình thành sẹo trên giác mạc, giảm thị lực vĩnh viễn.
Video đang HOT
Có thể kể đến như bệnh nhân L.T.X. (60 tuổi, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên) đến khám trong tình trạng giác mạc phù, chấm viêm nhu mô rải rác, nước mắt chảy dịch hồng, kết mạc cương tụ. Được biết, trước đó, 10 ngày trước bệnh nhân thấy mắt bị đỏ, sưng, đau, nước mắt chảy nhiều nên ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc về tự nhỏ. Sau khi nhỏ nhiều ngày không đỡ, hai mắt vẫn sưng đỏ nhiều, đau nhức, nhìn mờ nên người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – Hà Tĩnh khám và kết luận bệnh nhân bị biến chứng viêm giác mạc.
Dịch đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, lây lan, bùng phát mạnh do virus Adeno gây ra. Bệnh thường khởi phát đột ngột, rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Người bệnh bị đau mắt đỏ thường có biểu hiện đặc trưng như: mắt đỏ, cộm chói, mi mắt bị sưng, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ, kết mạc phù nề, có nhú, có giả mạc, thậm chí mờ mắt. Ngoài ra, người bệnh bị đau mắt đỏ có thể gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch trước tai…
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – Hà Tĩnh thăm khám cho một người bệnh bị đau mắt đỏ.
Bác sỹ CKI Võ Tá Thiện – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – Hà Tĩnh cho biết: “Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bị bệnh…). Đặc biệt, trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ và có nguy cơ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Với những trường hợp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 3 đến 10 ngày. Nhưng, nếu người bệnh tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không theo tư vấn, đơn kê của bác sỹ dẫn đến bệnh kéo dài không khỏi, tăng nặng, để lại biến chứng thì thời gian điều trị dài từ hai đến ba tháng. Thậm chí có một số trường hợp mặc dù đã được khỏi bệnh nhưng để lại di chứng mờ mắt, mất thị lực vĩnh viễn”.
Theo khuyến cáo từ ngành y tế, để hạn chế lây nhiễm đau mắt đỏ cho những người xung quanh và các biến chứng nguy hiểm thì người dân cần hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như: đồ ăn uống, chậu, khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ.
Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh.
Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc. Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi… Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên nghỉ học để chăm sóc tại nhà, hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh như: đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn… cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sỹ tư vấn, điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.
TPHCM ghi nhận thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ
TPHCM đã ghi nhận thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ. Những bệnh nhân này hiện đang được cách ly và điều trị ổn định.
Vào tối 8/10, Sở Y tế TPHCM đã báo cáo tình hình mới nhất về đậu mùa khỉ cùng các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đến UBND TPHCM.
Theo đó, trong ngày 6/10, TPHCM đã phát hiện thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ mới, đưa tổng số ca nhiễm lên 13 ca. Trong số những ca mắc, có một ca được phát hiện tại Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 7/2023 và hai ca là trường hợp xâm nhập.
Các trường hợp đậu mùa khỉ đang được giữ cách ly và điều trị theo dõi. Sở Y tế TPHCM đã và đang tăng cường giám sát nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh đậu mùa khỉ.
Ngoài ra, từ đầu năm 2023 đến nay, TPHCM đã ghi nhận tổng cộng 28.248 ca mắc bệnh tay chân miệng. Có 318 trường hợp đang được điều trị tại các bệnh viện. Trong đó, có 317 trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi (chiếm 99,6% tổng số ca).
TPHCM ghi nhận 4 ca mắc đậu mùa khỉ mới chỉ trong vòng một ngày.
Số ca nặng của bệnh tay chân miệng là 41, trong đó có 24 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, 3 trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng 2, 7 trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và 7 trường hợp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Đối với sốt xuất huyết, TPHCM đã ghi nhận 13.680 ca mắc, trong đó có 174 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện. Trong số này, có 114 trường hợp là người lớn (bao gồm 3 phụ nữ mang thai) và 60 trường hợp là trẻ em.
Trong số các ca nặng, có 13 trường hợp, trong đó 5 trường hợp tại TPHCM, 6 trường hợp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, 6 trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và 1 trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng 1, trong đó có 3 trường hợp đang thở máy.
Về dịch bệnh đau mắt đỏ, mỗi ngày có khoảng 800-900 ca đến các bệnh viện tại TPHCM để khám và điều trị.
Ngành y tế TPHCM đang tiếp tục theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, nganh, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức để giám sát tình hình dịch bệnh trong Thành phố và các khu vực lân cận, sẵn sàng ứng phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra. Công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, tay chân miệng và đau mắt đỏ vẫn được chú trọng và thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế.
Đồng thời, việc truyền thông và cung cấp thông tin cho người dân về cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm cũng được đẩy mạnh.
Biến chứng đồng nhiễm vi khuẩn khi mắc sốt xuất huyết Sau mắc sốt xuất huyết 7 ngày, người bệnh bị đồng nhiễm vi khuẩn, dẫn tới tình trạng sốt cao liên tục, phổi có nhiều ổ áp xe. Sau thời gian điều trị tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã cắt sốt và không phải thở ô-xy. Bệnh nhân nữ, 53 tuổi ở tại Đan Phượng, Hà Nội nhập cơ sở y tế...