Ghép phổi người sống cho bệnh nhân Covid-19
Người phụ nữ ở Nhật Bản là bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trên thế giới được ghép phổi từ người hiến tặng còn sống.
Ảnh minh họa
Theo The Japan Times, ca phẫu thuật kéo dài khoảng 11 giờ được diễn ra tại Bệnh viện Đại học Kyoto (Nhật Bản).
Người phụ nữ mắc Covid-19 bị tổn thương phổi nghiêm trọng nhập viện vào ngày 5/4 và được kết nối với thiết bị tim phổi nhân tạo (ECMO). Bà được ghép một phần phổi trái của chồng và một phần phổi phải của con trai 2 ngày sau đó.
Bệnh viện cho biết sau ghép, bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc đặc biệt, dự kiến xuất viện sau hai tháng nếu bình phục sức khỏe. Trong khi đó, tình trạng của hai người hiến tặng cũng ổn định.
Trước đó, người phụ nữ ở Kansai, phía tây Nhật Bản, không có tiền sử bệnh tật, nhưng chức năng phổi của bà bị suy giảm nhanh chóng sau khi mắc Covid-19 vào cuối năm 2020. Căn bệnh khiến cả hai phổi của bà đều cứng và co lại, phá hủy hầu hết chức năng. Bà phải sử dụng máy thở hỗ trợ và cần ghép phổi để duy trì sự sống.
Video đang HOT
Hình ảnh X-quang trước và sau khi ghép phổi cho bệnh nhân. Vùng tối là khu vực mô phổi được cấy ghép. Ảnh: Bệnh viện Đại học Kyoto.
Theo thống báo của bệnh viện, các ca cấy ghép từ người cho chết não vẫn còn rất hiếm ở Nhật Bản và những người hiến tặng còn sống được coi là lựa chọn tốt hơn. Vì vậy, chồng và con trai của bệnh nhân được đề nghị hiến phổi. Họ cũng được cảnh báo về những nguy cơ sức khỏe do giảm dung tích phổi.
Tiến sĩ Hiroshi Date, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện Đại học Kyoto, người chỉ đạo ca mổ, cho biết sự kiện này mở ra hy vọng cho những bệnh nhân bị tổn thương phổi nặng do Covid-19. “Chúng tôi đã chứng minh rằng giờ đây, chúng tôi có thêm lựa chọn cấy ghép phổi từ những người hiến tặng còn sống”, ông Hiroshi khẳng định.
Theo CNN, Covid-19 gây tổn thương phổi nghiêm trọng ở nhiều người trên thế giới – bao gồm cả Mỹ. Nhiều người đã được cấy ghép phổi như một phần của quá trình hồi phục sau căn bệnh này.
Vào tháng 6/2020, các bác sĩ phẫu thuật ở Mỹ đã thực hiện ca ghép phổi đôi thành công trên một bệnh nhân Covid-19. Đây được cho là ca phẫu thuật đầu tiên như vậy trên một bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này.
Tháng trước, các bác sĩ phẫu thuật Mỹ đã hoàn thành ca ghép phổi đôi “Covid to Covid”. Ca ghép sử dụng phổi của người hiến tặng đã hồi phục sau Covid-19, nhưng lại tử vong vì nguyên nhân khác. Người nhận là bệnh nhân 60 tuổi có phổi bị tổn thương nặng do Covid-19.
Xuyên Tết dùng "tim phổi nhân tạo" cứu bé 15 tháng uống nhầm dầu thắp đèn
Theo bác sĩ (BS) Bạch Văn Cam, Phó Chủ tịch Hội Hồi sức Việt Nam, cố vấn của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) tuyệt đối không được gây nôn, móc họng cho ói khi trẻ uống nhầm xăng, dầu, vì chỉ làm cho tình trạng viêm phổi hít nặng thêm, đe dọa tính mạng.
Bệnh nhi là một bé gái 15 tháng tuổi, ngụ Đắk Lắk, được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 lúc 15 giờ 20 phút ngày 7-2 , tức 26 Tết. Trước đó, bé uống nhầm chai dầu để ở bàn thờ, người mẹ vội móc họng cho ói, sau đó bé đừ, mệt thêm nên được đưa đến bệnh viện.
BS Bạch Văn Cam (trái) và BS Phạm Văn Quang kể lại ca bệnh, với hình ảnh phía sau chính là chai dầu bé uống - Ảnh: ANH THƯ
PGS-TS-BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết dầu này không có mùi, vị lạ nên bé uống tới 100 ml. Bé nhập viện trong tình trạng đừ, môi tái, oxy máu thấp, thở co kéo, phổi ran ẩm, được thở oxy, chụp X-quang phổi, ghi nhận tình trạng viêm phổi hít.
Bệnh nhi khi đang được chăm sóc tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Bé đã hồi phục rất tốt.
Sau vài giờ nhập viện, bé suy hô hấp nặng dần, được thở NCPAP nhưng không cải thiện, tổn thương phổi lan tỏa 2 bên, tím tái, phải chuyển sang thở máy, nhưng tiếp tục nặng thêm nên các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định thực hiện ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo) ngay tối 9-2, tức 28 Tết. Do bé nhỏ tuổi (15 tháng) và nhỏ ký (11 kg) nên việc đặt các ống thông mạch máu để chạy ECMO rất khó khăn. Tuy nhiên, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Ngoại khoa và Gây mê, kỹ thuật ECMO đã được thực hiện thành công chỉ sau 30 phút.
Như một phép màu, bệnh nhi đang tím tái, đe dọa tính mạng bỗng chợt hồng hào trở lại với các thông số sinh hiệu bắt đầu cải thiện tốt. Sau 9 ngày chạy ECMO, chức năng phổi của bệnh nhi đã được cải thiện tốt, bé được cai ECMO thành công vào ngày 18-2 vừa qua (mùng 7) và tiếp tục hồi phục nhanh chóng. "Đến sáng nay 23-2 bé đã ngồi mút kẹo, mọi người rất vui, dự tính đến thứ sáu (26-2) bé sẽ xuất viện" - BS Phạm Văn Quang nói.
Theo BS Bạch Văn Cam, Phó chủ tịch Hội Hồi sức Việt Nam, cố vấn khối Hồi sức - cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, dầu này chính là parafin, chính là thứ được dùng làm sáp nến. Dầu không màu nhưng có khi được cho thêm màu vàng, đỏ, khiến trẻ có thể lầm là nước ngọt. Dầu khi thắp không có mùi hôi, không khó nên ngày càng được ưa chuộng, song song đó là các ca ngộ độc dầu loại này ngày càng phổ biến trên thế giới.
Theo BS Phạm Văn Quang, viêm phổi hít do uống nhầm dầu là một tai nạn khá thường gặp trong gia đình do dầu thắp đèn đặt trong tầm tay, trong các vật dụng uống nước, dễ mở nắp như chai nước suối, ly, cốc ... nên trẻ uống nhầm.
BS Bạch Văn Cam nhấn mạnh vấn đề chính đe dọa tính mạng bệnh nhân chính là tình trạng viêm phổi hít, là do hít phải chất bay hơi từ chất lỏng đó. "Ngộ độc parafin sẽ nặng thêm khi sơ cứu sai. Gây nôn chỉ làm bé hít phải nhiều chất bay hơi hơn, tình trạng viêm phổi càng nặng. Chỉ nên đặt bé nằm ở nơi thoáng, sau đó đưa bé nhập viện, cho dù bé chưa có triệu chứng hô hấp vì có khi triệu chứng chỉ xuất hiện sau 5-6 giờ. Các BV khi sơ cứu cho trẻ ngộ độc chất bay hơi cũng phải lưu ý không được rửa dạ dày vì các thao tác cũng gây nôn cho bệnh nhân, khiến viêm phổi nặng hơn. Chất này hấp thu qua đường tiêu hóa rất ít" - BS Phạm Văn Quang lưu ý.
"Cũng trong ngày đó có 1 em bé khác từ quận 8 cũng uống nhầm dầu này, màu trắng nhưng vì không bị móc họng cho ói nên đã hồi phục sau khi thở NCPAP, đã xuất viện từ lâu" - BS Phạm Văn Quang cho biết thêm.
ECMO cứu nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 'lợi hại' ra sao? Nhiều trường hợp có nhiều bệnh lý nền phức tạp, sốc tim, suy hô hấp cấp, thuyên tắc ối... đã được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật ECMO (ôxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể). "Tỉ lệ cứu sống bệnh nhân khi thực hiện ECMO ngày càng cao. Nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO, bệnh viện đã cứu sống nhiều trường...