ECMO cứu nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 ‘lợi hại’ ra sao?
Nhiều trường hợp có nhiều bệnh lý nền phức tạp, sốc tim, suy hô hấp cấp, thuyên tắc ối… đã được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật ECMO (ôxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể).
“Tỉ lệ cứu sống bệnh nhân khi thực hiện ECMO ngày càng cao. Nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO, bệnh viện đã cứu sống nhiều trường hợp như sốc tim, ARDS (suy hô hấp cấp) do phản vệ, sốc tim do viêm cơ tim cấp, hội chứng trái tim tan vỡ, thuyên tắc ối…”. Có tổng cộng 349 bệnh nhân được chạy ECMO mắc các bệnh lý nặng kể trên được cứu sống trong quá trình 10 năm triển khai kỹ thuật này tại BV.
Đó là thông tin được PGS-TS- BS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) báo cáo tại Hội nghị Khoa học BV Chợ Rẫy ngày 9-10.
Theo BS Thảo, thời gian dịch COVID-19 xảy ra mới đây, ECMO càng chứng tỏ là “cứu cánh” cho các bệnh nhân nặng. Điển hình, 43 ngày chạy ECMO đã đưa bệnh nhân phi công Anh (bệnh nhân 91) vượt cửa tử. Hiện bệnh nhân 91 đã đi lại được, quay về với cuộc sống bình thường.
2/5 bệnh nhân nặng có nhiều bệnh lý nền, phải thở máy thời gian dài tại BV Phổi Đà Nẵng (bệnh nhân 472 và 582) sau khi được can thiệp ECMO đã hồi phục và xuất viện.
Bệnh nhân 582 viết lời cảm ơn và tặng hoa bác sĩ khi vượt qua “cửa tử”. Ảnh: BYT
Video đang HOT
Nói thêm về ECMO, BS Thảo cho biết phương pháp này có lịch sử ra đời từ năm 1953. Nếu như trước đây ECMO được coi là biện pháp cứu vãn cuối cùng với hiệu quả không cao thì hiện nay nó đã được cải tiến hiện đại giúp tỉ lệ bệnh nhân được cứu sống ngày càng cao.
Trên thế giới, ngày càng nhiều trung tâm ECMO được hình thành. Bắt kịp tiến bộ y học, BV Chợ Rẫy cũng đã cử nhân lực đi đào tạo ở nước ngoài từ hơn 10 năm nay để hình thành đội ngũ ECMO hiện đại, đủ sức chuyển giao kỹ thuật cho nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.
Trung tâm ECMO của BV Chợ Rẫy có tỉ lệ cứu sống bệnh nhân và người lớn khá cao, lên đến 2/3. Đặc biệt các bệnh lý về tim mạch, khả năng cứu sống nội viện lên đến 90% so với trước đây chỉ khoảng 70%.
Nhờ kỹ thuật ECMO, bệnh nhân phi công Anh được cứu sống ngoạn mục. Ảnh: BVCC
Hội nghị Khoa học BV Chợ Rẫy là một trong những hoạt động khoa học tiêu biểu được BV tổ chức định kỳ hằng năm. Đây được xem là ngày hội khoa học giúp các y bác sĩ cập nhật thông tin, kỹ thuật mới nhất trong chẩn đoán và điều trị, trao đổi kinh nghiệm.
Hội nghị khoa học thường niên năm 2020 bao gồm 1 phiên toàn thể và 17 phiên chuyên đề. Trong đó, có 6 phiên chuyên đề Nội khoa, 7 phiên chuyên đề Ngoại khoa, 1 phiên chuyên đề Điều dưỡng và 3 phiên chuyên đề Cận lâm sàng.
Các phiên này được tổ chức song song tại 17 hội trường ở tất cả lĩnh vực như Ghép tạng, Hồi sức cấp cứu, Tim mạch, Lồng ngực – Mạch máu, Tai Mũi Họng, Gan Mật Tụy, Tiêu hóa, Thần kinh, Tiết niệu, Huyết học, Ung thư, Nội tiết, Phỏng, Chấn thương chỉnh hình, Cơ xương khớp…
Chạy tim phổi nhân tạo cứu bệnh nhân nặng gần 100kg bị nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân nặng gần 100kg bất ngờ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm. BV đã áp dụng kỹ thuật ECMO để cứu sống bệnh nhân.
Ngày 24/7, bác sĩ Nguyễn Tiến Thắng, Khoa Hồi sức tích cực (BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh) cho biết, BV vừa cứu sống bệnh nhân Đặng Thị C.(56 tuổi, trú tại phường Hà Trung, TP.Hạ Long) nặng gần 100 kg bị nhồi máu cơ tim bằng kỹ thuật ECMO.
Trước đó, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tình trạng choáng váng, đau tức ngực dữ dội. Gia đình nhanh chóng đưa bệnh nhân vào BV Đa khoa Quảng Ninh cấp cứu.
Tại BV, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trước rộng, biến chứng sốc tim nên lập nhanh chóng đặt stent mạch vành tái thông lòng mạch. Tuy nhiên, do tắc nghẽn trong thời gian dài, chức năng tim không thể phục hồi nên bệnh nhân vẫn trong tình trạng rối loạn nhịp tim phức tạp, hôn mê, rối loạn ý thức, suy đa tạng.
Các bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Sau khi hội chẩn, BV thống nhất áp dụng kỹ thuật ECMO (hệ thống tim- phổi nhân tạo) nhằm phục hồi chức năng tim và tuần hoàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do bệnh nhân nặng gần 100kg, nên khi bắt đầu chạy hệ thống tim phổi nhân tạo, các bác sĩ phải tính toán kỹ lưỡng, điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng người bệnh.
Sau 8 ngày điều trị tích cực, chức năng thận phục hồi, chức năng tim của bệnh nhân dần cải thiện. Tình trạng rối loạn nhịp tim đã được kiểm soát, bệnh nhân tỉnh, ý thức tốt. Trong quãng thời gian đó, bệnh nhân được rút ống nội khí quản nhiều lần. Tuy nhiên, bệnh nhân không thở được do thể trạng béo, ho khạc kém, đặc biệt tình trạng ngừng thở khi ngủ. Vì vậy, các bác sĩ đã mở khí quản cho bệnh nhân để bảo vệ đường thở.
Sau 2 tuần tập phục hồi chức năng, bệnh nhân đã sinh hoạt bình thường, ăn nuốt tốt và nói được.
Bác sĩ Thắng cho biết, bệnh nhân C. có thể trạng béo phì, cân nặng gần 100kg và nhiều bệnh lý đi kèm (tăng huyết áp, đái tháo đường) nên không thể thiết lập hệ thống tương tự như những ca ECMO khác. Do đó, BV phải điều chỉnh liều chạy cho phù hợp với thể trạng người béo, nặng cân.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hội chứng ngừng thở khi ngủ. Vì vậy, BV đã phải lưu thông đường thở cho bệnh nhân bằng mở khí quản kết hợp tập phục hồi chức năng hàng ngày, nhờ đó tình trạng trên được cải thiện đáng kể, bác sĩ Thắng chia sẻ.
Hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO còn gọi là phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể. Đây được xem là phương án cuối cùng để có thể cứu sống người bệnh có nguy cơ tử vong cận kề. Kỹ thuật này sử dụng vòng tuần hoàn và trao đổi khí bên ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống tạm thời cho bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng trong khi chờ cơ quan tim, phổi bị tổn thương hồi phục.
Đây là kỹ thuật cao, chuyên sâu phức tạp trong chuyên ngành hồi sức được ứng dụng chủ yếu tại các BV tuyến TƯ. Hiện nay, cũng có một số BV tuyến tỉnh cũng đã ứng dụng thành công kỹ thuật này.
Quy trình cấp cứu nghi thuyên tắc ối trong Sản khoa Trong thời gian qua, Sở Y tế TP.HCM ghi nhận và đánh giá cao hoạt động báo động đỏ nội viện và liên viện của các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến cuối của thành phố trong cấp cứu người bệnh trong lĩnh vực Sản khoa, góp phần cứu sống nhiều trường hợp trong tình trạng nguy kịch đe doạ tính mạng....