Gặp nạn vì ăn nhầm nấm độc
Bệnh viện Bạch Mai đang cấp cứu 5 người thuộc 2 gia đình ở Võ Nhai (Thái Nguyên) bị ngộ độc nặng do ăn phải nấm độc. Loại nấm này màu trắng, mùi thơm nên nhiều người lầm tưởng là loại ăn được.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, 5 bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu vào đêm 9/3 trong tình trạng nguy kịch, người mệt lả, nhợt nhạt vì nôn, tiêu chảy nhiều; đặc biệt có một người bị sốc, trụy tim mạch, huyết áp tụt. Tiên lượng các bệnh nhân vẫn nặng vì bắt đầu có biểu hiện men gan tăng.
Theo tiến sĩ Sơn, loại nấm các bệnh nhân ăn được gọi là nấm tán trắng. Thịt nấm mềm, màu trắng, mùi thơm dịu, gần giống nấm thường vì thế nhiều người nghĩ không phải nấm độc. Thực tế, nấm này ăn rất ngọt nhưng độc tính cao, tác dụng chậm. Như vụ ngộ độc trên, sau một ngày ăn phải nấm độc các bệnh nhân mới có biểu hiện.
Một bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải nấm độc tán trắng. Ảnh: N.P.
Nấm độc thường có đặc điểm là có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc. Bộ phận độc nằm trong toàn bộ quả nấm: mũ, phiến, cuống, vòng, bao gốc. Độc tố thay đổi theo màu, theo giai đoạn sinh trưởng của nấm, phụ thuộc vào môi trường đất đai, không khí.
Mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển. Đây là thời điểm xảy ra các vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và một số khu vực miền núi khác như Tây Nguyên. Theo thói quen, người dân vẫn hái nấm để ăn. Tuy nhiên, do hiểu biết hạn chế, nhiều người đã không phân biệt được nấm độc với nấm lành, nên hái nhầm nấm độc về sử dụng cho cả gia đình.
Video đang HOT
Dưới đây là một số quan niệm không đúng về nấm độc:
- Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ.
- Nấm bị sâu bọ ăn là nấm không độc. Thực tế tất cả loại nấm độc đều bị kiến, ốc sên, sâu bọ ăn.
- Thử cho động vật (gà, chó…) ăn trước, nếu sau 1-2 giờ động vật không chết hoặc không bị ngộ độc là nấm không độc. Điều này chỉ đúng với một số loại nấm tác dụng nhanh. Đối với các loại nấm gây chết người thường có tác dụng chậm, 12-24h mới có triệu chứng đầu tiên nên không thể nhận biết ngay và động vật chỉ chết sau ăn nấm 4-5 ngày.
- Thử nấm bằng thìa, đũa, dây chuyền…, làm bằng bạc nếu thay đổi màu xám đen thì là nấm độc. Điều này hoàn toàn sai, các loại độc tố của nấm không tác dụng đối với bạc nên không gây đổi màu.
Có loại nấm trắng lành ăn được nhưng cũng có loại có độc tố cao.
Tiến sĩ Sơn khuyến cáo, người dân chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm có đầy đủ các phần của thể quả… Không ăn thử nấm, dứt khoát loại trừ nấm khi còn nghi ngờ. Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo, khó nhận dạng nấm. Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc. Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.
Khi bị ngộ độc nấm thì phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất. Chú ý đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện đến cơ sở y tế; mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến đến cơ sở y tế để sơ bộ xác định loại nấm.
Nếu từ lúc ăn đến khi có biểu hiện bệnh dưới 6 tiếng thì có thể điều trị tại trạm y tế xã, bệnh viện huyện. Nếu hơn 6 tiếng thì phải đưa đến bệnh viện tỉnh, nơi có điều kiện lọc máu.
Theo VNE
Những loại nấm độc gây chết người
Việt Nam có nhiều loài nấm, trong đó có nhiều loài nấm độc. Các vụ ngộ độc nấm liên tục xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Trong những năm gần đây, Trung tâm Phòng chống nhiễm độc, Học viện Quân y đã tiến hành các đề tài nghiên cứu nấm độc tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Nghiên cứu đã xác định các loài nấm gây ngộ độc chết người tại các tỉnh trên là nấm độc tán trắng (Amanita verna) và nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa).
Cần loại bỏ quan niệm nấm độc có màu sắc sặc sỡ.
Độc tố của hai loài nấm này là các amanitin (cyclopolypeptide), rất bền với nhiệt và không mất độc tính sau 10 năm sau khi sấy khô. Amanitin có độc tính rất cao và chỉ một cây nấm là có thể gây tử vong một người trưởng thành. Đặc điểm tác dụng của độc tố amanitin là gây hoại tử tế bào gan.
Cần bác bỏ một số quan niệm sai lầm là nấm độc thường có màu sặc sỡ. Điều này không đúng. Nhiều loài nấm độc nhưng có màu trắng tinh khiết như hai loài nấm đã trình bày ở trên. Nhiều loài nấm có màu vàng, đỏ, nâu... nhưng không độc. Nấm có côn trùng, sâu ăn là nấm không độc - quan niệm này hoàn toàn sai.
Tất cả các loài nấm gây chết người đều bị sâu bọ ăn. Nhiều bức ảnh chụp được cho thấy có nhiều cây nấm độc chết người bị sâu bọ ăn nham nhở. Nhiều người đã thử cho chó, gà... ăn trước nếu không chết là nấm ăn được. Tuy nhiên, cách thử này chỉ đúng với một số loài nấm độc tác dụng nhanh và các loài này thường không gây chết người, còn hầu hết loài nấm gây chết người có tác dụng chậm, phải 24 - 48 giờ sau ăn nấm mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên nên không thể nhận biết ngay nấm có độc hay không.
Khi phát hiện ăn phải nấm độc, khi chưa có triệu chứng gì thì người bệnh cần xử lý như sau: Không cần gây nôn và rửa dạ dày vì các triệu chứng đầu tiên xuất hiện muộn. Chỉ gây nôn và rửa dạ dày nếu phát hiện sớm. Cho bệnh nhân uống than hoạt tính với liều 1g/kg thể trọng. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm penicilin G (Benzylpenicilin) với liều: Người lớn 1.000.000 đơn vị, trẻ em: 300.000 - 500.000 đơn vị tuỳ theo cân nặng (Penicilin G có tác dụng làm hạn chế độc tố thâm nhập vào tế bào gan). Cho uống Legalon (Silymarin, Silibinin, Silybin) liều cao. Người lớn: 600 - 1.200mg, trẻ em: 10 - 15mg/kg thể trọng (Legalon có tác dụng ngăn cản amanitin thâm nhập vào tế bào gan và làm tăng tổng hợp ARN polymerase II, vì vậy làm giảm tổn thương tế bào gan).
Sau khi xử trí cấp cứu ở tuyến y tế cơ sở, cần chuyển bệnh nhân và tất cả những người có ăn nấm tới bệnh viện tuyến trên.
Theo VNE
Nhầm Một chàng tài xế taxi chở người yêu đi chơi trên chiếc xe 'kiếm cơm' của mình. Ảnh minh họa Vừa lái, anh vừa liếc nhìn công - tơ - mét. Cô người yêu hỏi: - Anh không biết đường ra công viên à? - Sao lại không biết chứ. Anh chuyên lái taxi, không biết đường sao được. - Thế sao nãy...