Gạo nhiễm chì, asen… vẫn an toàn
Một số nghiên cứu cho thấy, gạo trồng tại các làng nghề tái chế kim loại bị xâm nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, ở mức độ cho phép, các chuyên gia cho rằng, các chất này không ảnh hưởng sức khoẻ người dân, thậm chí có khi lại tốt cho cơ thể.
Phơi nhiễm chì cao gấp 2 lần
Nghiên cứu của TS Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cùng các đồng nghiệp tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong và làng nghề tái chế sắt phường Châu Khê, Từ Sơn thuộc Bắc Ninh cho thấy, gạo trồng tại hai làng này đều có hàm lượng chì, asen trung bình cao hơn các làng lân cận. Cụ thể, hàm lượng chì trong gạo ở Văn Môn có trị số trung bình cao gấp 2 lần với mẫu đối chứng. Đặc biệt, có 60% mẫu gạo ở đây có hàm lượng chì lớn hơn 0,5mg/kg, trong khi mẫu đối chứng chỉ trung bình 0,05mg/kg. Gạo trồng ở vùng Châu Khê cũng cao hơn gạo trồng vùng đối chứng với 45% mẫu có hàm lượng chì lớn hơn 0,3mg/kg trong khi 100% số mẫu đối chứng đều dưới 0,03mg/kg.
Hàm lượng asen trong gạo trồng ở Văn Môn, Châu Khê cao hơn mẫu đối chứng không lớn và đều nằm trong ngưỡng an toàn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn gạo sạch Nhật Bản thì 30% mẫu gạo ở khu vực này vượt ngưỡng. Còn gạo khu vực Châu Khê có 40% số mẫu vượt ngưỡng của Nhật Bản, trong khi 100% ở vùng đối chứng lại năm trong ngưỡng an toàn.
Qua nghiên cứu cho thấy, liều lượng kim loại nặng đưa vào cơ thể hàng tuần người dân ăn gạo tại 2 làng nghề này cao hơn gần 1,5 – 2 lần so với người dân bình thường.
Theo TS Nguyễn Mạnh Khải, nguyên nhân gạo phơi nhiễm kim loại nặng do công nghệ sản xuất lạc hậu, hạ tầng, trình độ lao động còn hạn chế. Điều này làm tăng mức phát thải chất ô nhiễm, gây tác động tiêu cực đến môi trường, sức khoẻ con người. “Dù hàm lượng chất kim loại nặng như chì, asen tại các vùng này cao hơn vùng đối chứng, chưa vượt ngưỡng an toàn của Bộ Y tế nhưng chứng tỏ người dân đang phải chịu sự phơi nhiễm kim loại qua gạo ăn cao hơn các vùng khác, tùy vào điều kiện như môi trường, cơ thể… có thể ảnh hưởng sức khoẻ”, TS Mạnh Khải nhấn mạnh.
Ảnh minh họa.
Không sợ nhiễm độc
Ở quan điểm khác, PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, chuyên gia nghiên cứu về asen và kim loại nặng cho rằng, từ trước đến nay hễ nói thực phẩm như gạo, ngũ cốc nhiễm hàm lượng chì, asen hay các kim loại nặng là người dân sợ nhưng thực chất không phải như thế. Những thực phẩm bị nhiễm chất kim loại nặng nhưng chưa vượt ngưỡng an toàn cho phép đôi khi lại là điều hay với sức khoẻ con người.
Video đang HOT
Ví dụ, bản chất chì là kim loại có khả năng tích lũy trong cơ thể, tuy nhiên vì hàm lượng thấp sẽ bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa… từ đó tạo nên sự cân bằng. Còn asen là chất kém tích lũy hơn chì, nếu chưa vượt ngưỡng sẽ không ảnh hưởng gì đến cơ thể. Vì thế, với các vùng nguy cơ phơi nhiễm người dân vẫn an tâm sử dụng sản phẩm như bình thường.
“Bản thân trong đất luôn có kim loại nặng như chì, asen, sắt… Và trong thực phẩm cũng có chất này ở hàm lượng thấp để cung cấp vi chất cho cơ thể. Với hàm lượng thấp cơ thể sẽ tự đào thải và nhận hàm lượng mới tạo nên sự cân bằng. Việc người dân ăn kiêng quá mức hay ăn quá nhiều các chất này cũng không tốt”, PGS.TS Trần Hồng Côn giải thích.
Các chuyên gia cho rằng, để có những kết quả chính xác về nguy cơ nhiễm chất kim loại nặng nhằm đưa ra cho người dân lời khuyên cũng như hướng xử lý cần có những nghiên cứu lâu dài, triển khai nhiều vụ mùa, loại lúa, xác định đối chứng rõ ràng… Còn hiện nay Việt Nam chưa phát hiện ra gạo nhiễm kim loại nặng vượt quá ngưỡng cho phép của Bộ Y tế.
Về bản chất, thực phẩm bị phơi nhiễm kim loại nặng không thể phát hiện ra bằng mắt thường, chính điều này gây nguy hiểm cho sức khoẻ người dùng. Chất kim loại nặng khi quá ngưỡng cho phép sẽ tích lũy trong các mô của cơ thể, lâu dần phát sinh các bệnh nguy hiểm như bại não, thần kinh, da bị viêm nhiễm cũng như nhiều căn bệnh khác.
Theo vietbao
Chất độc quanh ta
Hiểu rõ những nguy cơ hiện hữu trong chính những đồ dùng thân thiện hằng ngày, bạn sẽ biết cách lựa chọn những sản phẩm nào an toàn cho sức khoẻ cả nhà.
Chất hóa học phthalates
Đây là một hợp chất hóa học được sử dụng trong các sản phẩm trong gia đình để làm cho nhựa dẻo hơn và những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp như là sơn móng tay.
Nguy cơ: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số dạng phthalates có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe bao gồm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển, tổn thương nội tạng, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến nội tiết và thậm chí là ung thư.
Những lựa chọn an toàn khác: Cách dễ dàng nhất để giảm thiểu khả năng phơi nhiễm những chất hóa độc hại là tẩy chay những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có chứa chất này. Trên nhãn mác các sản phẩm chất này được ghi chú là Di (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP), diethyl phthalate (DEP) hoặc dibutyl phthalate (DBP). Đồng thời bạn có thể hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo mùi thơm - nước hoa hay nước xịt phòng.
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu dễ dàng tấn công và xâm nhập vào thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày từ các sản phẩm tươi cho đến các loại ngũ cốc, các loại hạt hay đậu.
Nguy cơ: Các chất hóa học được sử dụng trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và trong cả sân chơi nơi những đứa trẻ chơi đùa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm suy giảm trí nhớ và chậm phản xạ vận động (đối với những trẻ được sinh bởi những bà mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của thuốc trừ sâu).
Những lựa chọn an toàn khác: Chúng ta có thể kiểm soát điều này qua việc mua những sản phẩm an toàn và cẩn thận với những loại thuốc trừ sâu chúng ta dùng để phun ở sân vườn. Bạn có thể mua thực phẩm hữu cơ để hạn chế lượng chất độc trong đó và cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình.
Kim loại nặng
Các kim loại nặng như chì và thủy ngân tích tụ qua thời gian trong các mô mỡ bao gồm cả não và cơ quan sinh sản. Những nguồn có chứa kim loại nặng bao gồm nước máy, thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sơn.
Nguy cơ: Các triệu chứng cho thấy sự tích tụ chất độc trong cơ thể gồm buồn nôn, đổ mồ hôi, đau đầu và chuột rút nghiêm trọng.
Những lựa chọn an toàn khác: Bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm nếu đang mang bầu, đặc biệt là đối với các loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao. Đồng thời bạn cũng nên kiểm tra loại sơn nhà bạn đang dùng xem có chứa chì không.
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
Hợp chất nay gồm các chất độc trong môi trường như sơn mới, thuốc tạo kiểu tóc, nước hoa, nến thơm.
Nguy cơ: Chất này sẽ gây kích thích ở mắt, mũi và họng, đau đầu, buồn nôn, gây tổn thận, gan và hệ thần kinh trung ương.
Những lựa chọn an toàn khác: Đơn giản là bạn hãy mở cửa sổ nhà ra, sử dụng sơn tường ít VOC hoặc không chứa VOC, không dùng thuốc xịt tóc hoặc dùng các loại dầu thơm thay vì sử dụng nến thơm.
Chất bảo quản
Hầu hết các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp như dầu gội đầu, mỹ phẩm - đều chứa nhiều chất bảo quản.
Nguy cơ: Chất này có thể ảnh hưởng đến các tế bào da và khi các chất bảo quản này được hấp thu vào máu thì có thể gây nguy hiểm đến toàn bộ cơ thể bạn.
Những lựa chọn an toàn khác: Sử dụng các loại mỹ phẩm chứa các thành phần từ tự nhiên và không có chất bảo quản.
Anh Khôi
Theo sheknows
Kinh ngạc người khổng lồ cao hơn 2 mét 21 tuổi, chàng trai D.T.D. ở Long Khánh, Đồng Nai đã cao 2,03m. Các bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh khổng lồ và cần được phẫu thuật. Bác sĩ Trần Quang Khánh, trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM, cho biết lần đầu tiên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận một bệnh nhân mắc bệnh khổng lồ là...