Đến thuốc chữa bệnh cũng “bẩn”
Mới đây, hơn 77 triệu viên thuốc dạng nang được làm từ gel công nghiệp có chứa crom, một chất kim loại nặng có khả năng gây ung thư đã bị phát hiện
Thuốc bẩn đang là mối lo mới của Trung Quốc.
Đây là vụ việc mới nhất trong số hàng loạt các vụ liên quan đến vấn đề an toàn sức khỏe gần đây của ngành công nghiệp y tế Trung Quốc.
Mặc dù chính phủ liên tục hứa sẽ thắt chặt hệ thống quản lý sau hàng loạt những vụ bê bối liên quan đến cá, thuốc, đồ chơi, kem đánh răng, quần áo trẻ em, sữa chứa melamine, nhưng vẫn chưa có những biện pháp cụ thể ngoài một số vụ bắt giữ và xử phạt nhỏ lẻ.
Tháng năm vừa qua, 254 nhà cung cấp dược phẩm (chiếm 12,7% tổng số nhà cung cấp) bị phát hiện sản xuất thuốc có chứa độc tố.
Ít nhất 10 nhà cung cấp “thuốc bẩn” bị công bố, theo truyền thông Trung Quốc. 5,8% trong tổng số 11.561 lô thuốc bị kiểm tra có nồng độ crom vượt quá định mức cho phép.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng Trung Quốc đã đột kích vào 236 cơ sở sản xuất viên nang, ra lệnh cho 42 cơ sở ngừng ngay việc sản xuất, cho đóng cửa 84 dây chuyền sản xuất, tước giấy phép kinh doanh của 7 công ty và giao 13 công ty cho cảnh sát điều tra.
Thay vì sử dụng gelatine có nguồn gốc từ các bộ phận của động vật, nhà sản xuất đã tận dụng gelatine công nghiệp giá rẻ từ da phế phẩm đã qua xử lý bằng crom và các chất độc làm mềm da.
Vấn đề này rất phổ biến do áp lực sản xuất thuốc với chi phí thấp mà vẫn sinh lời và đặc biệt càng phổ biến đối với những loại thuốc cổ truyền Trung Quốc, thuốc thường được nghiền thành bột và đóng vào các viên nang.
Trung Quốc đang trong giai đoạn cải cách lại hệ thống y tế nhằm giúp 1,3 tỉ dân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế. Theo đó, các tỉnh cho phép nhà sản xuất thuốc được đấu thầu, cơ quan trúng thầu được mở rộng hoạt động trên một số tỉnh.
Viên nang độc cũng bị phát hiện ở Hong Kong, nơi các nhà sản xuất thuốc sử dụng đến 90% nguyên liệu từ Trung Quốc.
Trong một báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Dược phẩm Trung Quốc cho biết: “Hệ thống đấu thầu hiện tại đối với những loại thuốc thuộc danh mục thiết yếu gây nên nhiều vấn đề: thứ nhất, các loại thuốc thiết yếu nằm trong cuộc đua giảm giá…
“Việc giá thuốc thằng thầu thấp một cách bất hợp lý ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an toàn của các loại thuốc thiết yếu này, đặt sức khỏe người dân Trung Quốc vào vị trí vô cùng nguy hại và ảnh hưởng đến việc sản xuất và cung cấp bình thường của những loại thuốc này”.
Theo vietbao
Lỡ ăn muối công nghiệp, yên tâm!
Vừa qua, cục Điều tra chống buôn lậu tổng cục Hải quan phát hiện lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế nhập khẩu muối, tổng công ty TNHH Hoá chất cơ bản miền Nam đã "phù phép" nhập muối công nghiệp về và bán tới 23.000 tấn ra thị trường để làm muối ăn. Thông tin này khiến người tiêu dùng hoang mang: muối công nghiệp là gì và nếu chẳng may ăn phải có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?
Muối nào cho bữa ăn?
Giải đáp băn khoăn trên, PGS.TS Phạm Gia Điền, viện Hoá học (thuộc viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) trấn an người tiêu dùng bằng khẳng định, muối ăn và muối công nghiệp có thành phần hoá học không khác nhau là clorua natri (NaCl).
Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Muối có thể thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Trước đây, theo cách sản xuất thông thường diêm dân lấy nước biển lên, sau khi kết tinh thành muối là bán ra làm muối ăn. Ngày nay, văn minh hơn nước biển được lọc sạch, kết tinh thành muối và cho thêm iốt vào.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm thuộc đại học Bách khoa, Hà Nội cho biết thêm: muối công nghiệp là muối dùng để sản xuất những sản phẩm công nghiệp. Về mặt kỹ thuật, muối công nghiệp cũng là muối biển nhưng cần độ tinh khiết rất cao để khi đưa vào sản xuất công nghiệp, không bị lẫn tạp chất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Còn muối ăn thông thường khai thác từ nước biển và không được tinh chế. Trên thực tế muối ăn tại Việt Nam không sạch, độ tinh khiết thấp, lẫn tạp chất như mangan, cát bẩn, phù sa... nên bán rất rẻ, không dùng được trong công nghiệp. Nhiều nhà sản xuất đã dùng muối hạt kết tinh lại thành muối tinh mà ta hay dùng hiện nay. Muối công nghiệp dùng để sản xuất những sản phẩm công nghiệp, chủ yếu là làm xút.
Muối nào cũng ăn được, miễn đừng nêm quá đà.
Muối công nghiệp hoàn toàn ăn được
Từ những phân tích trên, các nhà khoa học đều khẳng định, có thể dùng muối công nghiệp để ăn mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ. "Vụ việc biến muối công nghiệp thành muối ăn về mặt nguyên tắc là gian lận thương mại, còn về an toàn thực phẩm thì không sao nếu không nói là tốt, vì muối công nghiệp đã được tinh sạch. Muối ăn về mặt an toàn thì không sạch nhưng người tiêu dùng đã quen ăn", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Cũng theo các nhà khoa học, nhìn bằng mắt thường muối công nghiệp trắng, tinh thể muối đều. Còn muối ăn mà diêm dân bán thì hạt to, màu trắng ngà, muối ăn tinh chế thì hạt mới đồng đều. Hiện nay, muối vùng biển Ninh Thuận tương đối trắng vì nước biển trong, không có phù sa. Muối ăn hạt to thường có nhiều kim loại nặng, chưa nói nước biển hiện nay ô nhiễm nên để kết tinh thành muối ăn thì không tốt cho sức khoẻ.
Đứng về khía cạnh dinh dưỡng, BS Đinh Thị Kim Liên, giám đốc trung tâm dinh dưỡng (bệnh viện Bạch Mai) cho biết, muối là thành phần bắt buộc cho sự sống, nhưng nếu sử dụng quá mức có thể làm tăng một số nguy cơ cho sức khoẻ, chẳng hạn như bệnh cao huyết áp. Trong nấu ăn, muối được sử dụng như là chất bảo quản cũng như là gia vị. Hiện nay cũng không có quy định nào cho việc sử dụng muối công nghiệp hay muối ăn. Về cơ bản hai loại muối không khác nhau. Tuy nhiên, muối công nghiệp nếu bị pha tạp chất nào đó thì cũng nên đề phòng.
TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, trưởng khoa dinh dưỡng cộng đồng, trung tâm dinh dưỡng TP.HCM: Tốt nhất nên ăn muối iốt Ăn mặn, nghĩa là ăn nhiều muối (natri) sẽ làm tăng gánh nặng cho thận do phải làm việc nhiều hơn để điều hoà lượng natri trong cơ thể. Ăn nhiều muối trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và có thể bị đột quỵ. Một số nghiên cứu còn cho thấy chế độ ăn mặn có liên quan đến ung thư dạ dày. Cách ăn uống tốt cho sức khoẻ là nên giảm muối (kể cả các thực phẩm chứa nhiều muối như khô, mắm, rau cải muối chua...) vì cơ thể chỉ cần một lượng muối rất nhỏ (3 - 5g/ngày). Tốt nhất nên dùng muối iốt trong chế biến thức ăn hàng ngày (không nêm mặn). Nhu cầu iốt thay đổi theo các nhóm tuổi khác nhau. Mức iốt tối đa chấp nhận được là 1mg/ngày đối với người trưởng thành và thấp hơn một cách tương ứng đối với các nhóm tuổi nhỏ hơn. Hàm lượng iốt bổ sung trong muối iốt như hiện nay là 40 phần triệu, tức 400mcg iốt trong 10g muối, là lượng muối ăn trung bình hàng ngày của một người. Đây là mức dự phòng an toàn cho người dân sử dụng. Như vậy, chỉ cần sử dụng muối iốt như bình thường (ướp và nêm thức ăn như muối thường) là sẽ đủ iốt. Lượng iốt dư sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu mà không tích luỹ trong cơ thể. Do đó, dùng muối iốt lâu dài, liên tục và suốt đời vẫn không có tác hại. T. Nguyên ghi
Theo SG&TT
Trồng rau muống siêu tốc Để tăng tốc cho rau muống người trồng rau sử dụng viên thuốc siêu vượt phun vào rau. Còn giảm chi phí cho việc đánh bọ rầy, người trồng rau mua nhớt thải pha chung với nước rửa chén để tưới vào gốc rau muống mới thu hoạch. Đáng chú ý, rau muống là một trong mười loại cây hút kim loại nặng...