Dược thiện cho người khí huyết hư
Chứng khí huyết đều hư là chỉ nguyên khí trong cơ thể bất túc, hóa nguyên thiếu thốn, khí không sinh huyết, khí và huyết bị hao tổn dẫn đến công năng của tạng phủ bị giảm sút.
Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống, mệt nhọc, nội thương hoặc ốm lâu không khỏi, hoặc mất huyết hao khí gây nên.
Người bệnh tinh thần mệt mỏi, đoản hơi, chóng mặt hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ, sắc mặt trắng xanh, chân tay tê dại, móng tay chân nhợt; phụ nữ kinh ít, nhợt loãng, chất lưỡi bệu, mạch tế vô lực. Xin giới thiệu một số món ăn bổ khí huyết, giảm bớt mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
Gà hầm thiên ma, sâm, kỳ: gà 1 con khoảng 500g làm sạch lông, bỏ nội tạng. Cho thiên ma 5g, đương quy 5g, đảng sâm 10g, hoàng kỳ 10g nhồi vào bụng gà, khâu lại, hầm cách thủy, chia ăn 2 lần. Tác dụng: bổ khí huyết, hoa mắt chóng mặt do khí huyết suy yếu.
Trứng gà nấu kỷ tử: kỷ tử 20g, táo tàu 20g, trứng gà 2 quả. Luộc chung tất cả; khi trứng chín bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút nữa. Hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần. Dùng tốt cho người khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt.
Trứng gà nấu kỷ tử ăn hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, rất tốt cho người khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt.
Bột sò biển, trần bì: sò biển khô 250g, trần bì sao khô 20g. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 5g pha với mật ong và với nước sôi, uống ngày 2 lần. Tác dụng: bổ âm, bổ thận. Trị hoa mắt chóng mặt.
Canh long nhãn hồ đào: long nhãn 30g, hồ đào 20g, đại táo 5 quả, đường trắng một ít, nước vừa đủ. Tất cả đun 30-40 phút, uống. Tác dụng: bổ khí dưỡng huyết. Trị hoa mắt chóng mặt do khí huyết hư nhược.
Video đang HOT
Chè trứng gà, hà thủ ô: hà thủ ô 80g, táo tàu 20 quả, trứng gà 2 quả, đường phèn vừa đủ. Các thứ rửa sạch, táo bỏ hạt, trứng luộc chín bóc bỏ vỏ. Tất cả cho vào bát, đổ nước quá mặt thức ăn, đậy nắp đem chưng cách thủy độ 1 giờ, cho đường phèn vào, đợi đường tan, nếm vừa ăn là được. Ăn chè khi còn nóng. Tác dụng: bổ khí huyết, trị hoa mắt chóng mặt.
Canh đậu đỏ, đại táo: đậu đỏ 250g, đại táo 20 quả, đường phèn vừa đủ. Đậu đỏ ngâm mềm rửa sạch, để ráo. Táo ngâm nước lạnh 5 phút rửa sạch bụi. Cho đậu đỏ vào nồi, đổ nước đủ dùng, đun nước sôi sau hạ nhỏ lửa, nấu đến khi hạt đậu nứt đôi thì cho táo vào nấu chung đến chín mềm, cho đường phèn vào nếm vừa ăn là được. Ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: bổ trung ích khí, hoạt huyết, bổ huyết. Trị hoa mắt chóng mặt, người bần thần, tứ chi mệt mỏi, lưng đau, kém ăn khó ngủ, đau nhức cơ khớp, gối mỏi, sưng thũng; phụ nữ sau kỳ kinh hay nhức đầu chóng mặt.
Đại táo trong món Canh đậu đỏ đại táo có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết, bổ huyết.
Gà nấu hoàng tinh: thịt gà mái tơ 600g, hoàng tinh 100g, trái câu kỷ tử 1 thìa canh, táo tàu 10 quả, hành tây 1 củ; muối, đường, nước tương, dầu ăn, tiêu bột đủ dùng. Gà làm sạch chặt miếng ướp với tiêu, muối độ 1 giờ. Hoàng tinh, kỷ tử rửa sạch để ráo. Táo ngâm nước cho nở, rửa sạch để ráo. Hành tây bóc vỏ bổ múi, gỡ tơi. Thịt gà xào với dầu thực vật cho săn, chế nước vào quá mặt thịt độ 3cm; cho hoàng tinh, kỷ tử, táo vào nấu đến khi thịt mềm, thêm 3 thìa canh nước tương, ít muối, đường, đun tiếp 20 phút nữa, nếm vừa ăn, cho hành tây vào trộn đều, múc ra bát, rắc tiêu bột, ăn nóng. Tác dụng: bổ tỳ nhuận phế sinh tân, mạnh gân, hoạt huyết. Chữa hoa mắt chóng mặt, ù tai, tóc bạc sớm, làm đen râu tóc, sáng mắt.
Óc lợn chưng thiên ma: óc lợn 1 bộ, hoàng kỳ 24g, thiên ma 8g, táo tàu 4 quả, muối vừa đủ. Ngâm óc lợn vào nước muối độ 15 phút, gỡ bỏ các sợi máu bám xung quanh óc, rửa lại, để ráo. Hoàng kỳ, thiên ma rửa sạch bụi. Táo ngâm nước rửa sạch, để ráo. Cho hoàng kỳ, thiên ma, táo vào bát, xếp óc lợn lên trên, đổ nước vào quá mặt thức ăn độ 1cm, đậy nắp, chưng cách thủy độ 2 giờ, nêm bột gia vị vừa ăn, chưng thêm độ 10 phút nữa. Ăn nóng. Tác dụng: bổ trung ích huyết, mạnh tỳ vị, nhuận phế, sinh tân dịch, tiêu hóa tốt, an thần, trí óc minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh.
Canh cá mè xuyên khung: đầu cá mè 1 con làm sạch bổ đôi, xuyên khung 60g, bạch chỉ 60g. Các vị rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín nhừ. Ăn cá uống canh. Tác dụng: bổ não tủy. Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt do khí huyết bất túc, ngoại cảm phong hàn.
Canh óc lợn táo tàu: óc lợn 1 cái, tiểu mạch 30g, táo tàu 20g, đường trắng vừa đủ. Óc lợn rửa sạch lọc bỏ máu, gân; tiểu mạch rửa để ráo; táo ngâm nước nóng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ đun sôi rồi nhỏ lửa đun 30 phút nữa. Chia 2 lần ăn trong ngày. Tác dụng: bổ não hòa huyết dưỡng tâm, trừ phiền. Trị hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, mồ hôi ra nhiều.
Cảnh báo thói quen sử dụng hoạt huyết dưỡng não gây chảy máu khi chấn thương
TS Trần Thị Ngọc Anh - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm Huyết học, BV Hữu nghị Việt Đức Hà Nội, cho biết các thuốc chứa ginkgo biloba đang được nhiều người dân sử dụng không theo kê đơn và nếu không kiểm soát có thể dẫn tới các biến chứng.
Khó cầm máu vì sử dụng ginkgo biloba
TS Ngọc Anh cho biết, gần đây BV Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 1 ca bệnh đặc biệt là anh N.V.H. (38 tuổi, trú tại Đan Phượng, Hà Nội). Anh H. làm thợ mộc, khi đang làm việc anh bị tai nạn lao động, máy cưa cắt vào 4 ngón của bàn tay trái.
Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện điều trị phẫu thuật nối vi mạch ngón số 3 và làm mỏm cụt ngón 1, 2, 4. Người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng heparin nhằm tránh tắc mạch máu khi nối. Tuy nhiên, trong quá trình hậu phẫu, bệnh nhân thiếu máu tăng dần. Bàn tay phẫu thuật có dấu hiệu chảy nhiều máu bất thường.
Xét nghiệm có nồng độ hemoglobin giảm từ 145g/L còn 75g/L nên phải truyền 2 khối hồng cầu. Các bác sĩ đánh giá mức độ thiếu máu không tương xứng với thương tổn nên hội chẩn bác sĩ khoa huyết học. Khi hỏi anh H, anh cho biết anh dùng hoạt huyết dưỡng não một thời gian dài hơn nửa năm.
Anh H. cho biết, anh thấy mẹ mình cũng dùng hoạt huyết dưỡng não thường xuyên nên anh nghĩ tốt và cùng uống thuốc này với mẹ nhưng sử dụng không cố định liều dùng. Tuy nhiên, vì làm nghề mộc nên hay bị đứt tay. Anh H tự thấy mỗi lần đứt tay khó cầm máu hơn ngày trước. Anh không hề biết do tác dụng phụ của thuốc hoạt huyết dưỡng não anh uống hàng ngày.
TS.BS Trần Thị Ngọc Anh, Phó Trưởng Khoa Xét nghiệm Huyết học cảnh báo sử dụng bừa bãi hoạt huyết dưỡng não.
TS Ngọc Anh cho biết thuốc hoạt huyết dưỡng não có chứa ginkgo biloba chính là nguyên nhân gây chảy máu khó cầm ở bệnh nhân này khi sử dụng đồng thời với thuốc chống đông heparin.
Ngoài cộng đồng người dân sử dụng thuốc chứa ginkgo biloba rất nhiều không cần kê đơn như một số loại thực phẩm chức năng, hoạt huyết dưỡng não. Thuốc được quảng cáo nhiều, giá tiền lại rẻ phù hợp với tất cả những người từ nông thôn tới thành thị.
Hoạt huyết dưỡng não được xem như "thần dược" điều trị các bệnh từ hoa mắt chóng mặt, bổ não, thiếu máu não, tăng cường trí nhớ... Trong khi đó, thuốc lại có nhiều tác dụng phụ liên quan tới vấn đề cầm máu.
Hoạt huyết dưỡng não có thành phần gì?
Tiến sĩ Ngọc Anh cho biết, hoạt huyết dưỡng não chứa rất nhiều thành phần khác nhau tùy từng hãng sản xuất nhưng đều chứa ginkgo biloba, ngoài ra có thể có thêm cao lá đinh lăng, Magne, vitamin B1, B2, B12, Coenzym Q10...
Đáng chú ý đó là thành phần ginkgo biloba gây chảy máu nhiều khi có chấn thương. Ginkgo biloba chiết xuất từ cao lá bạch quả chứa 24 % Flavonoid và 6 % Ginkgoid biloba có tác dụng chống oxy hoá, chống gốc tự do, tăng khả năng chịu đựng của các mô khi bị thiếu oxy và tăng tuần hoàn não.
Ginkgo biloba được kê đơn cho người bệnh có tổn thương hệ thống thần kinh như chấn thương sọ não, và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, ginkgo biloba có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu với collagen nên khi tổn thương mạch máu thì tiểu cầu giảm ngưng tập vào vị trí mạch máu tổn thương gây chảy máu kéo dài hơn bình thường.
TS Ngọc Anh cho biết, trên thị trường hiện nay, ginkgo biloba đã xuất hiện với nhiều tên thương mại khác nhau được sản xuất trong hay ngoài nước từ thuốc đến thực phẩm chức năng đều có. Do tính chất dược lý liên quan tuần hoàn não và được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, nhiều người đã chọn và sử dụng ginkgo biloba khi có các triệu chứng liên quan tuần hoàn não.
Tuy nhiên, ngoài tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu với collagen, ginkgo biloba còn ngăn cản việc kết tụ các mảng amyloid - nguyên nhân gây bệnh Alzheimer nên được sử dụng cho người bệnh mới mắc căn bệnh này.
Nhiều người vừa dùng thuốc chống đông như Sintrom, Heparin, Aspirin vừa dùng thuốc chứa ginkgo biloba có thể làm tăng tác dụng các thuốc này và làm tăng nguy cơ chảy máu. Những người bị bệnh tim mạch thường được kê đơn sử dụng thuốc chống đông không nên tự ý sử dụng ginkgo biloba mà hết sức cẩn trọng chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ.
Khi bị chảy máu, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc chứa ginkgo biloba. Khi có chỉ định phẫu thuật thường quy, có lịch phẫu thuật thì người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc chứa ginkgo 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Ngoài ra, ginkgo biloba có thể gây ra đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, buồn nôn và tiêu chảy nếu người có cơ địa dị ứng với hoạt chất này.
TS Ngọc Anh khuyến cáo người dân khi sử dụng ginkgo biloba hoặc các loại thuốc, thực phẩm chức năng khi có bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, tuần hoàn ngoại vi, goutte, ung thư... nên gặp bác sĩ để được tư vấn một cách kỹ lưỡng, không nên tự ý sử dụng kéo dài mà cần được theo dõi tác dụng và tác dụng không mong muốn.
Cô gái thích ăn đu đủ nhưng mắc phải sai lầm cực lớn khiến da vàng khè Ăn đu đủ thì tốt nhưng ăn quá nhiều đu đủ lại là sai lầm cực lớn. Chẳng thế mà cô gái 22 tuổi khi thấy làn da toàn thân bỗng ngả màu vàng lại cứ nghĩ mình bị bệnh viêm gan. Đến khi đi khám, bác sĩ thông báo nguyên nhân khiến cô "ngã ngửa". BS. Hoàng Văn Tâm - Giảng viên...