Dùng tre để cắt dây rốn, bé sơ sinh ở Quảng Nam bị uốn ván nặng
Sau khi sinh tại nhà, người thân đã tự dùng tre để cắt dây rốn khiến bé sơ sinh bị uốn ván nặng.
Bệnh nhi nhiễm uốn ván rốn sau sinh được bác sĩ cứu chữa kịp thời. (Ảnh: Infonet)
Theo Infonet, chiều 5/7, bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thúy – Trưởng khoa Cấp cứu – hồi sức tích cực và bệnh lý sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Quảng Nam) cho biết, vừa kịp thời cứu sống một trẻ sơ sinh 6 ngày tuổi bị uốn ván nặng do sinh tại nhà.
Bệnh nhi là con một gia đình ở xã Trà Cang, huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau khi sinh tại nhà, người thân đã dùng tre để cắt dây rốn cho bé.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhi được bác sĩ xác định bị uốn ván rốn và được cách ly điều trị riêng với phòng kín, tránh ánh sáng, tiếng động tối đa, an thần sâu, thở máy và nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Bác sĩ Thúy cho biết, tại Khoa Cấp cứu – hồi sức tích cực và bệnh lý sơ sinh, trẻ được hỗ trợ thở máy xâm nhập 38 ngày, thở máy không xâm nhập 10 ngày.
Video đang HOT
Sau khi cai máy thở, trẻ vẫn còn từng cơn tăng trương lực cơ, tuy nhiên đã có thể tự nuốt sữa được. Tính đến thời điểm hiện tại, sau 2 tháng điều trị, trẻ tỉnh táo, tự thở và tự bú mẹ tốt. Mẹ bệnh nhi cũng được các bác sĩ hướng dẫn kỹ cách chăm sóc, theo dõi và tái khám.
Liên quan đến sự việc, báo điện tử VTV.VN cho biết, theo các bác sĩ, uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.
Để phòng uốn ván sơ sinh ngoài những biện pháp vô khuẩn trong điều trị, chăm sóc trẻ trong và sau sinh thì tiêm vaccine uốn ván là biện pháp hữu hiệu.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vaccine phòng uốn ván hoặc vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 35 tuổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản.
Kịp thời cứu sống bé sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp
5 giờ đồng hồ sau khi chào đời, bé Trần Thị B. (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) được cấp tốc chuyển đến Trung tâm Tim mạch Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương do mắc bệnh lý tim mạch đặc biệt phức tạp.
Nhờ chẩn đoán trước sinh và sự phối hợp điều trị bằng các phương pháp kỹ thuật cao, các bác sĩ đã kịp thời cứu tính mạng của trẻ.
Theo các bác sĩ, trước đó, tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bé Trần Thị B. được xác định mắc bệnh lý tim mạch phức tạp. Khi hội chẩn liên viện giữa Bệnh viện Nhi Trung Ương và Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, các bác sĩ đã có kế hoạch chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ và lên kế hoạch chuyển viện sau sinh.
TS Nguyễn Lý Thịnh Trường cùng đồng nghiệp trong ca phẫu thuật tim.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ đồng hồ sau khi chào đời, trẻ có biểu hiện suy hô hấp, phải thở máy. Các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã cho bệnh nhi sử dụng thuốc Prostaglandin E1 để duy trì ống động mạch rồi sau đó nhanh chóng chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Ngày 6/5, 5 giờ sau sinh, trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch: Thở máy, da tái, SpO2 95%, huyết áp 66/49 mmHg. Sau khi siêu âm tim, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch trẻ em chẩn đoán trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh: Chuyển gốc động mạch, vách liên thất nguyên vẹn, lỗ bầu dục kích thước hạn chế, ống động mạch lớn.
Mặc dù đã được tiến hành hồi sức tích cực nhưng tình trạng cháu bé diễn biến xấu nhanh: Da tím tái, chi lạnh, huyết áp tụt, nhịp tim xu hướng chậm dần, SpO2 giảm nhanh, tình trạng nội môi có toan chuyển hóa.
2 giờ sáng ngày 7/5, bác sĩ trực của khoa Hồi sức Tim mạch đã hội chẩn cùng TS Cao Việt Tùng - Trưởng khoa Điều trị tích cực Tim mạch ngoại khoa. Các bác sĩ nhận định, đây là trường hợp chuyển gốc động mạch đặc biệt hơn so với thông thường. Bệnh nhân có kèm theo ống động mạch lớn, lỗ bầu dục hạn chế nên có tình trạng tăng áp phổi nặng, sớm.
Ngay sau khi hội chẩn, TS Cao Việt Tùng quyết định phá vách liên nhĩ cấp cứu để mở rộng lỗ bầu dục. Sau khi can thiệp, bệnh nhân tiếp tục phải thở máy với oxy nồng độ cao, dùng thêm 2 loại thuốc vận mạch nhưng tình trạng tuần hoàn và hô hấp không đảm bảo do tình trạng chảy máu phổi nặng.
Ban lãnh đạo Trung tâm đã hội chẩn cấp cứu và quyết định sử dụng phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) nhằm hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn cho bệnh nhân.
Kịp thời cứu sống bé sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp.
Sau 25 giờ chạy ECMO kết hợp với các thuốc vận mạch và điều chỉnh nội môi, tình trạng hô hấp, tuần hoàn và toan chuyển hóa của bênh nhân đã được cải thiện. Nhận định đây là thời điểm tốt để can thiệp, sửa chữa bệnh lý tim bẩm sinh của trẻ, Trung tâm Tim mạch đã hội chẩn với Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương, do PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện chủ trì và đi đến quyết định tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi.
Ngày 8/5, ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ đồng hồ do TS Nguyễn Lý Thịnh Trường - Giám đốc Trung tâm Tim Mạch Trẻ em là phẫu thuật viên chính đã diễn ra suôn sẻ. Toàn bộ các thương tổn của quả tim được sửa chữa. Chức năng tim phổi của trẻ ổn định ngay sau phẫu thuật, các bác sĩ có thể rút máy ECMO ngay tại phòng mổ.
Qua 1 tuần được chăm sóc hồi sức, cách ly hoàn toàn người nhà, bệnh nhi đã ổn định, được về phòng điều trị cùng mẹ. Hiện tại, sau 19 ngày phẫu thuật, trẻ bú mẹ tốt, tăng cân, tình trạng tim mạch và hô hấp ổn định, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo TS Nguyễn Lý Thịnh Trường, từ năm 2010 đến nay, đã có hơn 700 em bé mắc chuyển gốc động mạch được cứu sống tại Trung tâm Tim mạch trẻ em - Bệnh viện Nhi trung ương. Tỉ lệ phẫu thuật thành công chung ở nhóm bệnh này là 95,7% và trong những năm gần đây là trên 97%, tương đương với tỷ lệ thành công tại những trung tâm tim mạch lớn trên thế giới.
"Số lượng bệnh nhân được phẫu thuật chuyển gốc động mạch tại Trung tâm cũng đưa Bệnh viện Nhi Trung ương trở thành một trong những đơn vị có số lượng bệnh nhân chuyển gốc động mạch lớn trên thế giới chỉ trong một thời gian ngắn. Hầu hết các bệnh nhi sau phẫu thuật đều có cuộc sống và sinh hoạt tương tự như những em bé bình thường khác" - TS Trường chia sẻ.
Chàng trai hết tật nguyền nhờ kỹ thuật lần đầu áp dụng tại Việt Nam Sau 6 đợt hóa trị vì ung thư xương, anh K. (33 tuổi, quê Quảng Nam) đã được các bác sĩ sử dụng mảnh ghép titan thay thế xương chày. Chiều 5/1, bác sĩ Le Anh Tuan, Truong khoa Chan thuong chinh hinh, Bệnh viện Cho Ray (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa ghép xương chày thành công cho anh H.V.K (33 tuổi,...