Bác sĩ Nguyễn Ngọc Văn Khoa , Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết, đơn vị đang điều trị cho 10 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore.
Các bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore (còn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”) có độ tuổi từ 50 trở lên. Họ sinh sống chủ yếu ở các địa phương như Thăng Bình, Phước Sơn, Tiên Phước…
Hiện nay sức khỏe các bệnh nhân đang bắt đầu ổn định.
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đang điều trị cho 10 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore
Theo các bác sĩ Khoa Y học nhiệt đới, Whitmore là vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, cánh đồng lúa và các vùng nước tù đọng ô nhiễm.
Bệnh Whitmore thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa , chủ yếu ở các vùng nông thôn . Do điều kiện mưa lũ, nước dâng khiến vi khuẩn theo nguồn nước lan rộng ra nhiều nơi.
Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Cộng thêm thời gian ủ bệnh khá dài từ 1 tới 21 ngày nên việc phát hiện sớm bệnh này gặp rất nhiều khó khăn.
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu tất cả địa phương tuyên truyền đến người dân chủ động phòng bệnh Whitmore.
Bác sĩ thăm khám cho các bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore
Theo đó, người dân cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm; sử dụng giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, nước lụt. Đặc biệt khi có vết thương hở, vết loét… cần cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng.
Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei hay không để điều trị kịp thời.
Vì sao người mắc bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" ở miền Trung tăng đột biến?
Chưa đầy 2 tháng, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiếp nhận 29 ca bệnh Whitmore, trong đó có 2 trường hợp đã tử vong do bệnh nặng.
Một bệnh nhân Whitmore đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng
Ngày 25/11, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, 2 tháng gần đây, Bệnh viện tiếp nhận đến 29 ca bệnh Whitmore. Các bệnh nhân phần lớn đến từ các địa phương vừa trải qua mưa lũ như Quảng Nam, Nghệ An, Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Trước đó, từ ngày 1/1 đến hết tháng 9, bệnh viện chỉ tiếp nhận 4 ca bệnh Whitmore
"Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Loại khuẩn này còn gọi là "khuẩn ăn thịt người", thường sống ở đất và nước. Chúng xâm nhập qua những vết trầy xước của người tiếp xúc. Vi khuẩn có thể xâm nhập đến các cơ quan trong cơ thể con người."
Trong số 29 bệnh nhân nêu trên, có 3 bệnh nhân nặng được chuyển từ Khoa Y học nhiệt đới sang Khoa Hồi sức tích cực điều trị. Hiện, 2 trường hợp đã tử vong (một người ở Quảng Nam, một ở Quảng Ngãi).
Đang điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, bệnh nhân D.V.T. (sinh 1974, trú huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cho biết, đợt lụt vừa qua, nhà ông bị ngập lụt. Sau thời gian ngâm nước và lội bùn non dọn dẹp nhà cửa, ông T. bị sốt cao nhiều ngày nên được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Nam điều trị. Sau thời gian điều trị tại, ông T. được chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng.
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng), bệnh Whitmore thường gặp vào mùa mưa, tập trung tháng 7 - 11 hàng năm. Thời gian ủ bệnh thường 1-21 ngày, trung bình là 9 ngày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa vào tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính và ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm vi khuẩn này.
Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Whitmore đa dạng, phức tạp như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, thường chẩn đoán nhầm với bệnh khác như: bệnh viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, bệnh nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...
Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Do đó, để phòng bệnh Whitmore, bác sĩ Hàm khuyến cáo người dân cần chủ động hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất, nước, bùn lầy, đặc biệt là những nơi có ô nhiễm nặng.
"Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng băng chống thấm, găng tay cao su, ủng cao su... và cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch sẽ trước và ngay sau khi tiếp xúc", bác sĩ Hàm cho hay.
Bộ Y tế yêu cầu hạn chế thấp nhất tử vong do Whitmore Bệnh này tuy ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao. Theo báo cáo, từ đầu tháng 10/2020 đến nay, tại các tỉnh Miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis hay bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Sau...
Tin mới nhất
Cách lựa chọn ánh sáng phù hợp để phòng tránh cận thị hiệu quả
21:30:17 23/01/2021
Chiếu sáng không đúng cách có thể gây ra các bệnh như đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt... lâu dài có thể dẫn đến cận thị. Do đó, chỉ sáng thôi chưa đủ, để phòng tránh cận thị bạn cần lựa chọn ánh sáng phù hợp.
Phụ nữ dễ mắc bệnh gì ở tuổi 40?
18:54:15 23/01/2021
Phụ nữ bước qua tuổi 40 là giai đoạn gắn liền với thời kỳ tiền mãn kinh. Mọi thứ thường đã đi vào quỹ đạo nhưng sức khỏe lại sang trang mới ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và nhan sắc.
Đột quỵ não sau chầu nhậu
17:26:36 23/01/2021
Sau chầu rượu với bạn bè, người đàn ông 54 tuổi, ở Cao Bằng, bị đột quỵ, được chuyển từ bệnh viện tuyến huyện đến Bệnh viện 103 cấp cứu.
Bệnh rối loạn chuyển hóa hiếm gặp khiến trẻ chết dần
17:24:32 23/01/2021
Bé được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám, được chẩn đoán viêm phổi nặng. Siêu âm tim phát hiện cơ tim phì đại - tình trạng rối loạn cơ tim, khiến tim giảm khả năng co bóp lưu thông máu, gây rối loạn nhịp tim.
Cấp cứu kịp thời bé gái 10 tuổi trong chuyến khám bệnh nhân đạo
17:19:58 23/01/2021
Trong chuyến khám chữa bệnh nhân đạo tại Quảng Nam, các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng kịp thời cấp cứu bé gái 10 tuổi bị viêm amidan cấp mủ.
Bị hô và cười hở lợi niềng răng có hết?
17:08:11 23/01/2021
Có hai dạng hô: hô do răng và hô do xương hàm. Hô do xương hàm thì niềng răng không có tác dụng chữa hết hô, mà phải phẫu thuật xương hàm.
Ai không nên chơi trò cảm giác mạnh?
17:03:57 23/01/2021
Vụ một học sinh tử vong và hai học sinh khác bị thương nặng khi văng khỏi tàu lượn siêu tốc ở Phú Thọ khiến nhiều phụ huynh hoang mang về sự an toàn của các trò chơi mạo hiểm tại Việt Nam.
Thuốc đông y có kéo dài 'sung mãn' như lời đồn?
16:20:34 23/01/2021
Cảm thấy mình ngày càng giảm ham muốn tình dục, anh Th. tìm đến nhiều loại thuốc giúp sung mãn, nhà tôi 3 đời chữa khỏi... nhưng sau 3 tháng, mọi thứ vũ như cẩn.
Cần làm gì đầu tiên ngay sau khi thức dậy vào mùa đông?
16:16:56 23/01/2021
Thức dậy vào mỗi sáng mùa đông thực sự là cơn ác mộng với nhiều người, đặc biệt là trong thời tiết lạnh, rét của Việt Nam hiện tại. Vậy, bạn đã biết điều đầu tiên cần làm sau khi mở mắt thức dậy trong thời tiết này chưa?
8 sai lầm khi nuôi con rất tai hại mà nhiều phụ huynh mắc phải
16:14:30 23/01/2021
Có một sự thật là chúng ta học được rất nhiều kiến thức từ trường học nhưng không ai dạy chúng ta cách làm cha mẹ. Đó là lý do tại sao các cặp vợ chồng trẻ thường loay hoay khi có em bé.
5 loại củ quả tuyệt đối không nên ăn cả vỏ
16:10:48 23/01/2021
Rau củ quả mọc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe vì chúng hấp thu tinh túy từ thiên nhiên. Không chỉ phần thịt mà phần vỏ cũng chứa dưỡng chất đa dạng không kém. Tuy nhiên, có một số loại rau củ nếu ăn cả vỏ có thể gây bệnh hoặc chứa độc tố...
Trà xanh và các loại thực phẩm làm chậm quá trình lão hóa giúp bạn trẻ lâu
16:08:47 23/01/2021
Ăn uống lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ, vẻ đẹp. Nhưng đâu là thực phẩm tốt? Dưới đây là những thực phẩm chống lão hóa hàng đầu được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng
Tuyệt chiêu tự chữa "nước ăn chân"
16:04:41 23/01/2021
Hiện tượng “nước ăn chân” gây không ít lo lắng cho những người có làn da mỏng và yếu. Dưới đây là những cách trị nước ăn chân đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.
Những loại thực phẩm người huyết áp thấp không nên ăn
16:02:39 23/01/2021
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị huyết áp thấp và duy trì huyết áp ở mức bình thường.
Thực phẩm muối chua gây hại thế nào nếu ăn sai cách?
15:59:41 23/01/2021
Dưa muối không chỉ giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn mà nó đã trở thành một món ăn kèm quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt, giải ngán cho những món ăn nhiều dầu mỡ.
Mùa đông ngứa ngáy cào xước da, dễ nhiễm khuẩn: Chuyên gia chỉ 6 cách đơn giản để hết ngứa
15:56:39 23/01/2021
Tình trạng ngứa ngáy vào mùa đông rất hay gặp ở nhiều người, nếu cố gãi mạnh làm xước da thì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn là rất lớn.
Các loại nước tốt nhưng uống nhiều giảm tuổi thọ
15:40:47 23/01/2021
Nước trái cây, sữa, sinh tố protein đều đem lại lợi ích cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây hại.
Vì sao sữa đậu nành là ‘khắc tinh’ của đàn ông?
15:20:13 23/01/2021
Hiện nay có nhiều quan điểm đàn ông không nên uống sữa đậu nành vì sữa đậu nành gây suy giảm chức năng sinh lý của nam giới.
Những sai lầm khi ăn rau cải chíp cần được sửa chữa ngay
15:18:18 23/01/2021
Quả thực đáng ngạc nhiên trước những công dụng siêu tuyệt vời của rau cải chíp tuy nhiên nếu sử dụng sai cách, cải chíp có thể hủy hoại sức khỏe của bạn.
Không nên tự ý dùng thuốc trị hói đầu
15:15:11 23/01/2021
Hói đầu là một tình trạng rất phổ biến ở nam giới, xảy ra khi nồng độ hormon thay đổi khi có tuổi (là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa), do thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm trùng, di truyền...
Dùng thuốc trị viêm họng cấp: Một số sai lầm hay gặp
15:13:20 23/01/2021
Viêm họng cấp khởi phát đột ngột với các triệu chứng đau rát họng, sốt 39-40 độ C, ho, nghẹt mũi khiến người bệnh khó chịu.
Uống nước trà xanh thế nào để có lợi cho sức khỏe
15:07:10 23/01/2021
Một tách trà xanh mỗi ngày không những giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sinh lực mà còn ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều lại gây phản tác dụng.
Các món ngon, bài thuốc từ hạt sen
15:05:28 23/01/2021
Hạt sen là thực phẩm cao cấp dùng cho người già yếu, trẻ em hoặc dùng làm các món ăn có chất lượng cao: mứt, chè sen; là phụ liệu cho nhiều món ăn dân tộc: phồng tôm...
7 loại trái cây tốt để ăn nếu bạn bị tiểu đường
15:01:21 23/01/2021
Một số loại trái cây chứa hàm lượng chất xơ cao như táo, lê, dâu tây, đào… rất tốt cho bệnh tiểu đường.
Sáng dậy làm 5 việc này trong 2 phút chống đột quỵ và ung thư
15:00:04 23/01/2021
Theo các bác sĩ, buổi sáng là thời điểm vàng để chúng ta chăm sóc sức khỏe cho một ngày mới. Chỉ dành 2 phút mỗi sáng với vài động tác đơn giản, các bạn đã nắm trong tay bí kíp chữa bách bệnh.
Trẻ bị ốm thường xuyên vào mùa đông có nguy hiểm?
14:56:33 23/01/2021
Không ít bậc phụ huynh đều có cảm giác bất lực khi con mình giống như thỏi nam châm hút tất cả virus trên trái đất.
Thuốc trị rối loạn mỡ máu làm tăng đường huyết?
14:55:05 23/01/2021
Thuốc có chứa atorvastatin là thuốc hạ lipid máu tổng hợp, thuộc nhóm statin - một nhóm thuốc được kê đơn phổ biến nhằm làm giảm lượng LDL-cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Bé trai 11 tuổi bị cành cây đâm xuyên đùi
13:20:27 23/01/2021
Ngày 23/1, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ (BVNĐCT) cho biết, các bác sỹ (BS) của BV vừa tiếp nhận cấp cứu, phẫu thuật thành công cho bé trai 11 tuổi bị cành chanh đâm xuyên đùi, từ sau ra trước.
Vì sao tập thể dục ngoài trời lạnh lại giảm cân nhanh hơn?
10:52:01 23/01/2021
Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đã tăng vài ký trong mùa đông, đó không chỉ là tưởng tượng của bạn.