Dùng quạt điện khi ngủ hại sức khỏe
Mệt mỏi, chóng mặt, khô da, đau họng… là những triệu chứng mà người dùng quạt điện trong lúc ngủ thường mắc phải, theo một nghiên cứu mới đây ở Nhật Bản.
Nhằm tiết kiệm năng lượng, ngày càng nhiều gia đình sử dụng quạt điện thay vì máy điều hòa không khí để làm mát. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết oi bức nên mọi người thường đặt quạt thật gần mình trong lúc ngủ. Tuy nhiên nghiên cứu mới đây cảnh báo tình trạng này kéo dài có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe cho người sử dụng.
Dùng quạt điện suốt thời gian ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Ảnh minh họa: LS.
Phản ánh về việc này, một khách hàng 35 tuổi ở Tokyo (Nhật) cho biết, từ khi còn nhỏ chị đã dùng quạt máy khi ngủ. Các vấn đề sức khỏe bắt đầu vào mùa hè năm ngoái, sau một một đêm ngủ như vậy, lúc tỉnh dậy chị cảm thấy nửa thân dưới lạnh toát, nhất là bàn chân, kèm theo cảm giác mệt mỏi, khát nước, chóng mặt và chán ăn. Tình trạng này kéo dài trong khoảng 4 giờ liền.
“Năm nay tôi định sẽ tiếp tục dùng quạt để tiết kiệm điện, nhưng đã đến lúc tôi phải sử dụng nó một cách khôn ngoan hơn”, chị nói trên trang Yourhealth.
Có đến 53% trong số 1.000 người tham gia một cuộc thăm dò ý kiến cho biết họ từng gặp phải những vấn đề về sức khỏe mà nghi ngờ nguyên nhân là do sử dụng quạt điện. Tất cả những người này đều có dùng quạt điện, thậm chí dùng nhiều giờ liền khi ngủ. Trong số này, hơn một nửa nói là cảm thấy mệt mỏi, còn lại bị khô da, khô cổ họng và cảm giác cơ thể lạnh toát. Cuộc khảo sát trên được thực hiện bởi Realfleet Co, một công ty bán các thiết bị gia dụng có trụ sở tại Tokyo.
Bác sĩ Osamu Nishizaki, Giám đốc viện Nishizaki ở Chuo Ward, Tokyo lý giải: “Việc để cơ thể tiếp xúc với không khí thổi từ quạt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết nhiệt tự nhiên của cơ thể, từ đó gây ra những vấn đề về sức khỏe”.
Cụ thể ông chỉ ra, khi dùng quạt máy, sự bốc hơi nước trên da sẽ làm giảm nhiệt độ bề mặt, từ đó làm giảm nhiệt độ ở các nội tạng thông qua cơ chế tuần hoàn máu. Chính triệu chứng này gây ra cảm giác mệt mỏi và chán ăn.
Theo một nghiên cứu khác của Công ty Panasonic, khi cơ thể tiếp xúc với quạt trần ở tốc độ 1m/giây sẽ làm cho nhiệt độ trên da giảm khoảng 3 độ C. “Vì thế sẽ tốt hơn nếu chúng ta chỉ dùng quạt làm mát trong vòng 10 phút, sau đó đi tắm. Không nên phơi cơ thể trực tiếp dưới quạt điện lâu hơn khoảng thời gian đó”, bác sĩ Osamu nói.
Ngoài ra ông cũng khuyên, để hạn chế những triệu chứng khó chịu, mọi người nên đặt quạt hướng vào tường hoặc lên trần nhà để không khí được lưu thông tốt hơn thay vì thổi trực tiếp vào người.
Video đang HOT
Theo VNE
Vị thuốc từ cây bông gạo
Cây bông gạo còn có tên khác là cây Mộc miên, tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr thuộc họ Bông gạo (Bom bacaceae). Cây có nguồn gốc ở Ân Độ, được trồng ở Đông Nam Á( ở độ cao 1-900 met) như ở Việt Nam, Indonésia.
Cây bông gạo là cây thân gỗ to, cao tới 15m, hoa có màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng, vỏ và thân cây chứa Tanin và sợi. Cây bông gạo ở Việt Nam mọc hoang ở vùng đồi núi và được trồng hai bên đường, cây lấy gỗ và làm thuốc.
Mô tả:
Cây gỗ to cao khoảng 15m hoặc hơn.Thân có gai, cành nằm ngang,lá sớm rụng,kép chân vịt gồm 5-6 chét,hoa mọc thành chùm ở đầu cành.Đài dày bao bọc lấy nụ hoa.Khi hoa nở thì rách ra thành 3-5 mảnh không đều nhau.Tràng 5 màu đỏ, nhị đa thể làm thành 6 bó,bầu thượng 5 ô,1 vòi trắng dài mang 5 đầu nhụy. Mùa hoa:tháng 3, mùa quả: tháng 5.
Bộ phận dùng:
Vỏ cây, hoa, dầu hạt, bông gạo
Công dụng: Hạt ép lấy dầu thay thế cho dầu hạt bông nhưạ thay thế gồm adragant.Gỗ làm bột giấy,sợi vỏ cây dùng làm bện thừng võ cây làm thuốc chữa chứng sốt,rễ chữa sốt thương hàn,viêm amidan,liệt dương.
Dùng vỏ cây gạo bỏ vỏ thô bên ngoài,rửa sạch, thái nhỏ,phơi khô, sắc uống hoặc dùng ngoài:Vỏ tươi ,giã nát đắp lên chỗ đau.
Hạt: Sao vàng sắc lấy nước để uống làm tăng sữa.Ngày dùng 18-20g.Dầu hạt chữa lở ngứa ngoài da.
Bông gạo: Đốt thành than uống chữa băng huyết,cầm máu vết thương.
Theo Đông Y:
Hoa bông gạo:
Tính vị quy kinh: Hoa gạo (Mộc miên hoa) Theo Trung Y dược đại từ điển 1993 cam, lương (ngọt,mát)
Công dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, chỉ huyết. Trị tiết tả (tiêu chảy), huyết băng, sang độc.
Cách dùng,liều lượng: Ngày dùng 8-12g, sắc để uống.
Rễ (mộc miên căn).
Tính vị: Cam,lương( ngọt, mát).
Công dụng: Thanh nhiệt, chỉ huyết,lợi thấp, thu liễm
Chủ trị : Điều trị viêm mạn tính,loét dạ dày,sau khi sinh đẻ bị phù thũng xích lỵ tràng nhạc bị đánh ngã tổn thương.
Cách dùng, liều lượng:
- Uống ngày dùng 20-40g dạng thuốc sắc.
- Dùng ngoài:Giã nát, bôi đắp chỗ đau hoặc ngâm rượu xoa bóp.
Vỏ cây bông gạo
Tính vị: Cam, lương (ngọt,mát).
Công dụng: Thống huyết, tán ứ, Sát trùng.
Cách dùng, liều lượng:
- Chữa gãy xương: giã vỏ tươi bó.
- Chữa đau răng: Sắc nước vỏ để ngậm, hoặc giã vỏ để ngậm.
- Trị quai bị: 10-12 g sắc uống, đồng thời giã đắp.
- Trị ỉa chảy, kiết lỵ: Vỏ hoặc hoa sắc uống ngày 10 - 40 g (theo sách Dược liệu Việt Nam,Bộ Y tế 1978)
Theo VNE
5 lý do chị em không nên đi dép xỏ ngón Bên cạnh lợi ích khoe chân xinh, dép xỏ ngón cũng là "hung thủ" khiên chân xinh trở thành chân xâu và thâm chí còn đe dọa sức khỏe trâm trọng. Mùa hè cũng như mùa thu, dép xỏ ngón luôn là lựa chọn hàng đâu của nhiêu chị em. Không phải chỉ bởi nó tiên dụng, thoáng chân mà nó còn phô...