Dừng ngay những cách giải nhiệt mùa Hè sai lầm nếu muốn bảo vệ sức khỏe
Đừng để những cách giải nhiệt tai hại này ảnh hưởng đến cơ thể trong mùa nóng.
Thời tiết oi bức vào mùa Hè là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Một số phương pháp giải nhiệt cơ thể được nhiều người chọn lựa để giúp cơ thể thư giãn thoải mái hơn. Tuy nhiên, tồn đọng xung quanh là những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng đến cơ thể. Đáng lo ngại hơn, đây đều là những việc quen thuộc mà ai cũng có thể mắc phải ít nhất là 1 lần. Cùng điểm qua xem bạn có mắc phải sai lầm nào sau đây.
UỐNG NƯỚC LẠNH KHI ĐI NẮNG VỀ
Thói quen uống nước đá sau khi đi nắng về khiến bạn dễ bị đau họng, cảm lạnh. Ảnh: Shutterstock.
Vừa trở về nhà sau khi đi ngoài nắng, nhiều người thường chọn uống ngay một cốc nước lạnh để giải nhiệt cơ thể. Quả thật, việc làm này giúp bạn cảm thấy mát mẻ và sảng khoái hơn. Tuy nhiên, uống nước lạnh vào thời điểm này khiến dạ dày và ruột bị co thắt dẫn đến tình trạng đau bụng. Hơn thế nữa, thói quen uống nước quá lạnh hoặc nước đá thường xuyên trong thời gian dài còn làm bạn dễ mắc phải các bệnh như viêm họng, cảm lạnh… Tốt hơn hết, hãy uống một ngụm nước lọc bình thường để cơ thể quen với nhiệt độ nước rồi mới thay đổi sang nước mát.
TẮM NƯỚC LẠNH KHI CÒN ƯỚT MỒ HÔI
Đây là cách giải nhiệt cơ thể tai hại mà hiện nay vẫn còn nhiều người áp dụng. Khi bạn vừa đi ngoài nắng về, cơ thể tiết nhiều mồ hôi khiến lỗ chân lông giãn nở. Lúc này, nếu vào phòng tắm và xả nước tắm ngay khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh như cảm lạnh, sốt, đau đầu, thậm chí là đột quỵ. Vì vậy, sau khi trở về từ trời nắng, hãy ngồi thư giãn để cơ thể ráo mồ hôi. Bạn có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng để các lỗ chân lông từ từ thu hẹp lại, cơ thể giảm nhiệt dần dần.
Tắm khi cơ thể vẫn còn mồ hôi dễ dẫn đến đột quỵ. Ảnh: picdeer.
Để an toàn hơn, hãy xối nước vào chân rồi từ từ di chuyển lên phần thân trên. Điều này giúp cơ thể thích ứng với nhiệt độ của nước, tránh tình trạng sốc nhiệt. Đặc biệt, khi tắm vào buổi tối, bạn cũng nên thực hiện các bước này để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
NẰM TRÊN NỀN NHÀ LẠNH
Tương tự như việc tắm nước lạnh, khi nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, mồ hôi nhễ nhại toàn thân thì bạn nên tránh nằm trên sàn nhà lạnh. Bởi lẽ, lúc này, các lỗ chân lông trên cơ thể dễ bị thu hẹp nhanh chóng dẫn đến chứng cảm lạnh do mồ hôi tồn đọng không thoát ra ngoài được. Do đó, nếu cảm thấy khí hậu quá nóng bức, hãy chọn cho mình chỗ nghỉ ngơi thoáng mát như giường hoặc chiếu trúc gần cửa số thay vì nằm trực tiếp trên nền nhà.
Video đang HOT
Sàn nhà mát lạnh không phải là cách giải nhiệt cơ thể tốt. Ảnh: stocksy.
CHỈNH ĐIỀU HÒA XUỐNG MỨC THẤP NHẤT
Chắc hẳn trong cái nóng gay gắt của mùa Hè như thế này thì máy điều hòa sẽ là “vị cứu tinh” hoàn hảo của bao người. Đúng là việc giải nhiệt cơ thể bằng máy điều hòa là phương pháp lý tưởng nhưng vẫn tồn tại nhiều lưu ý bạn cần ghi nhớ. Đầu tiên, bạn cần chú ý đến nhiệt độ của máy điều hòa.
Chỉnh điều hòa ở mức trung bình để tránh cơ thể bị sốc nhiệt. Ảnh: topsimages.
Thông thường, sau khi đi nắng về, nhiều người có thói quen chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa về mức thấp nhất để làm mát nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này khiến mồ hôi tích tụ trong cơ thể, không thể thoát hơi ra ngoài gây ra chứng cảm lạnh, sốc nhiệt, thậm chí dễ dẫn đến đột quỵ. Thay vì giảm xuống nhiệt độ thấp, trước tiên hãy chỉnh điều hòa ở mức trung bình để cơ thể từ từ thích ứng với môi trường.
ĐỂ QUẠT CHĨA THẲNG VÀO MẶT
Không nên để quạt chĩa thẳng vào người khiến bạn dễ mắc phải chứng cảm lạnh, đau đầu. Ảnh: thesun.
Nếu không có máy điều hòa, quạt máy chính là cách giải nhiệt cơ thể hữu hiệu được nhiều người chọn lựa. Thói quen cho quạt chĩa thẳng vào người để làm mát và hong khô mồ hôi không phải là việc tốt. Bởi lẽ, điều này khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, đau đầu và ảnh hưởng đến vùng xoang trong mũi. Cụ thể hơn, khi luồng gió từ quạt tiếp xúc mạnh vào cơ thể gây ra sự mất cân bằng về hệ bài tiết, rối loạn tuần hoàn làm bạn dễ bị chóng mặt. Vì vậy, dù cho có nóng đến cỡ nào, hãy chú ý đặt quạt cách cơ thể từ 1-3 mét để gió mát thổi đều quanh cơ thể.
Theo elle.vn
Cách phòng tránh sốc nhiệt vào mùa hè
Những ngày gần đây, nhiệt độ ban ngày ngoài trời có lên rất cao, có thời điểm lên tới 41 độ.
Mùa hè đã đến, chúng ta sẽ phải đối diện thường xuyên hơn với chứng sốc nhiệt vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng.
Vì vậy, khi ra đường, bạn cần hạn chế tối đa nhiệt lượng và ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể.
Sốc nhiệt vào mùa hè có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt được dùng để mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, như từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh, hoặc từ nóng tới nóng đột ngột, từ lạnh tới lạnh đột ngột... và đây là trạng trái cực kỳ nguy hiểm có khả năng dẫn tới tử vong.
Khi nhiệt độ xuống thấp, máu bị ảnh hưởng và khi đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm giao cảm ở đó bị kích thích khiến mạch máu ngoại biên co lại, cơ thể xảy ra phản ứng tạo ra nhiệt, làm thân nhiệt tăng lên.
Ngược lại, khi nhiệt độ quá cao, máu sẽ nóng và các trung tâm giao cảm bị kích thích khiến mạch máu giãn nở, kích thích để ra nhiều mồ hôi giúp hạ thân nhiệt.
Cách phòng ngừa sốc nhiệt trong mùa hè
1. Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểm
Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10h - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì thế, bạn nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này.
Tránh những hoạt động gắng sức khi ở ngoài trời hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như sáng sớm hoặc chiều tối.
Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang... chống nóng.
2. Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải
Bạn nên bổ sung những loại đồ uống giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh, nước trái cây..., tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
3. Thoa kem chống nắng
Nắng nóng gay gắt không những khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt mà còn có thể làm da bạn bị cháy nắng, phồng rộp và có thể bị ung thư da.
Do đó, trước khi ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi những nguy cơ tiềm ẩn này.
Để bảo vệ hiệu quả, bạn nên dùng các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp với làn da của mình.
4. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Bạn cần nhớ rằng cơ thể con người có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ nhất định. Vào những ngày nắng nóng bạn nên tăng cường nghỉ ngơi nhiều hơn.
Thêm vào đó, bạn không di chuyển dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng râm để nghỉ.
Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV có hại cho da và mắt.
5. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả
Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại nắng nóng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo....
Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm chiên nướng, nhiều dầu mỡ. Ăn quá nhiều dầu mỡ không chỉ khiến bạn đầy bụng mà còn gây ra chứng khó tiêu.
Theo phunusuckhoe
Uống nước đá lạnh mùa nắng nóng có thể làm chậm nhịp tim Uống nước lạnh có thể làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa, gây co các mạch máu, làm cho hệ miễn dịch yếu đi. Vào mùa nắng, nhiều người thích uống nước đá, để giảm cơn khát và cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, đó là một thói quen không lành mạnh có thể gây ra thiệt hại nhất định đến...