Dùng gia vị trong bữa ăn giúp ngừa cúm và COVID-19
Mùa đông – xuân hàng năm là thời điểm bệnh cúm gia tăng nhanh. Hiện tại, đại dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp.
Các gia vị thực vật như tỏi, gừng được mọi người sử dụng trong bữa ăn hoặc chế biến thành đồ uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể với virus cúm và dịch COVID- 19.
Thực chất, tỏi hay gừng là những kháng sinh thực vật, khi dùng đúng cách thì sẽ chống nhiễm khuẩn (chống lại các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh). Hơn nữa, tỏi có thể làm gia vị trong các bữa ăn cho tác dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh cúm, phong hàn.
Tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu… Gừng có tác dụng chữa bệnh tốt trong các trường hợp cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, đau nhức đầu, nôn, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể.
Tỏi, gừng đều là những thực phẩm vàng để hỗ trợ điều trị cúm, cảm lạnh, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng.
Có thể kết hợp tỏi với mật ong để uống.
Dù chỉ là các loại gia vị nhưng cũng phải ăn uống thông minh. Bản thân những thực phẩm này là vị thuốc. Đã là thuốc thì không được dùng một cách tùy tiện, có thể gặp những tác dụng phụ đi kèm, để lại hậu quả đáng tiếc. Cụ thể ở đây nếu dùng nhiều nước ép tỏi, gừng tươi đậm đặc có thể ảnh hưởng niêm mạc họng miệng.
Gừng là một loại gia vị quen thuộc đối với mọi người, có tính kháng khuẩn cao. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, làm dịu cổ họng và bồi bổ cơ thể. Có thể uống trà gừng mật ong đúng cách vào mùa lạnh để ngừa bệnh. Trà gừng và mật ong giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp chữa các khó chịu ở đường hô hấp…
Video đang HOT
Trước tiên, bạn ép gừng lấy nước rồi trộn một thìa cà phê nước gừng với 1 thìa mật ong, trộn đều hỗn hợp, sau đó có thể ngậm khoảng 3-4 lần trong 1 ngày. Chế biến gừng rất đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho mỗi người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây hại. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, không chế biến tỏi ở nhiệt độ quá cao.
Có thể cho tỏi và nước chanh hòa thành hỗn dịch để uống. Cho tỏi vào hỗn hợp 2 thìa nước cốt chanh và 180-240ml nước rồi khuấy đều, uống ấm. Ngoài ra, tỏi sống cũng có thể kết hợp với nước mật ong. Mật ong có cả 2 đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Cho 1-2 thìa canh mật ong vào 180 -240ml nước ấm, cho vài tép tỏi đập dập và khuấy đều lên uống.
9 tác dụng của yến sào đối với sức khỏe
Yến sào tuy không phải là loại thần dược chữa trị bách bệnh, nhưng từ xa xưa ông bà ta đã phát hiện ra yến sào là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Yến sào hay còn gọi là tổ yến được xem như một loại cao lương mỹ vị có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được. Dưới đây là tác dụng của tổ yến, xứng đáng để nhiều người sẵn sàng rút hầu bao chi trả cho món ăn đắt đỏ này.
Tổ yến giúp làn da trẻ đẹp
Chất Threonine có trong yến sào giúp hỗ trợ hình thành collagen và elastin. Hai chất này rất quan trọng trong việc tái tạo lại cấu trúc da. Khi kết hợp với Glycine sẽ giúp ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, ngăn mụn, tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, mang đến làn da sáng mịn săn chắc. Đó là lý do vì sao chị em phụ nữ nên dùng yến sào để duy trì xuân sắc.
Tổ yến có tác dụng bổ phế
Theo Đông y, yến sào có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với hệ hô hấp. Tổ yến giúp dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho và định suyễn. Sử dụng yến sào chưng với gừng, ăn đều đặn (cách ngày hoặc 3 lần/ tuần, mỗi lần 3-5gr);giúp làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp; phòng ngừa bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng hiệu quả.
Tổ yến giúp cải thiện tiêu hóa
Thành phần yến sào chứa một số nguyên tố hiếm như Cr. Tuy với hàm lượng rất thấp nhưng cũng mang đến tác dụng kích thích sự tiêu hóa. Người có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là những người đang hồi phục bệnh và trẻ em có thể ăn yến sào để cải thiện hệ tiêu hóa. Những đối tượng này cần bồi bổ nhưng lại khó hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, yến sào là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa lại cung cấp nhiều dưỡng chất nên sẽ giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Yến sào chứa đến 18 loại acid amin thiết yếu và nhiều các nguyên tố vi lượng. Nhờ đó giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thực hiện thí nghiệm trên chuột cho thấy tổ yến có chứa một số loại protein nhất định có thể đẩy nhanh quá trình tạo tế bào B, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tế bào B chính là các tế bào khỏe mạnh chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Tổ yến có tác dụng bổ máu
Yến sào giàu Protein và Fe, rất quan trọng để tạo máu cho cơ thể. Trong đó Fe (Sắt) có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) - là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số men oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myoglobin (là sắc tố hô hấp của cơ). Phụ nữ mang thai ăn yến sào có thể phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, đồng thời giảm rụng tóc và sinh ra những đứa trẻ có làn da khỏe mạnh hơn.
Tác dụng của yến sào với hệ thần kinh
Các vi chất dinh dưỡng như Mn, Cu, Zn, Br trong yến sào có tác dụng ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ. Do đó, sử dụng tổ yến đúng cách sẽ giúp bồi bổ trí não, ổn định tinh thần; giúp ngủ ngon hơn, ghi nhớ tốt hơn. Đặc biệt kết hợp yến sào cùng hạt sen sẽ càng đem lại hiệu quả tuyệt vời.
Tổ yến giúp đôi mắt khỏe
Tổ yến có tác dụng gì? Kết quả nghiên cứu năm 2011 của Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia đã cho thấy những con thỏ được tiêm huyết thanh tổ yến có thể sản xuất nhiều tế bào sợi hơn những con còn lại. Chúng giữ cho giác mạc khỏe mạnh sau khi trải qua các tổn thương hoặc bệnh tật. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tác dụng của yến sào đối với thị lực.
Tổ yến có tác dụng giúp xương chắc khỏe
Trong yến sào chứa nhiều Canxi, ngoài ra còn có Phenylalanine,;dưới tác động của ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D (dẫn chất quan trọng giúp cơ thể hấp thu Canxi hiệu quả vào các phần xương.)
Tác dụng của yến sào trong việc cải thiện sức khỏe
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc được ghi chép trong quyển "shen non ben cao jing" ( ) từ năm 1695, yến sào có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong cuốn sách này, yến sào được nhắc đến là một món ăn lành tính, thuần khiết và nhẹ nhàng.
Với những người bị suy nhược, vừa mới ốm dậy, mới phẫu thuật, người bệnh ung thư vừa xạ trị,... ăn yến sào sẽ giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Lý do là trong tổ yến có các acid amin như Proline có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da; Tyrosine và acid Syalic giúp phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, Glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp...
Chưa kể, hiện nay yến sào còn đang được nghiên cứu trong việc điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể.
Chuẩn bị "hành trang" cho con trở lại trường thời Covid-19 Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện 61/63 tỉnh thành đã quyết định cho học sinh trở lại trường. Cha mẹ cũng chuẩn bị cho con đi học lại với các điều kiện đặc biệt hơn. Ảnh minh họa Chuẩn bị cho con đi học trở lại Chị Lan Anh (quận Long Biên, Hà Nội) không giấu...